Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 3
1.1.Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1.Khái niệm Ngân hàng thương mại 3
1.1.2.Các hoạt động cơ bản của NHTM 4
1.1.2.1.Hoạt động huy động vốn 4
1.1.2.2.Hoạt động sử dụng vốn 5
1.1.2.3.Hoạt động trung gian khác 6
1.2.Hoạt động huy động vốn của NHTM 6
1.2.1.Sự cần thiết của huy động vốn đối với NHTM 6
1.2.2.Các hình thức huy động vốn của NHTM 8
1.2.2.1.Căn cứ theo thời gian 8
1.2.2.2.Căn cứ theo đối tượng huy động 9
1.2.2.3.Căn cứ theo hình thức huy động 10
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 14
1.3.1.Nhân tố thuộc NHTM 14
1.3.1.1.Công nghệ Ngân hàng 14
1.3.1.2.Uy tín của Ngân hàng 15
1.3.1.3.Phương hướng và chiến lược kinh doanh từng thời kỳ 15
1.3.1.4.Chính sách lãi suất 16
1.3.1.5.Chính sách sản phẩm và khách hàng 17
1.3.1.6.Trình độ năng lực của nhân viên NH 17
1.3.2.Nhân tố ngoài NHTM 18
1.3.2.1.Các chính sách quy định của nhà nước 18
1.3.2.2 Môi trường kinh tế , chính trị , xã hội 19
1.3.2.3 .Tâm lý thói quen người dân 20
1.3.2.4.Đối thủ cạnh tranh 21
1.4.Tăng cường nguồn vốn trong các NHTM 21
1.4.1.Xác định chi phí huy động vốn 21
1.4.1.1.Chi phí huy động vốn 21
1.4.1.2. Phương pháp xác định chi phí huy động vốn: 22
1.4.2.Xây dựng qui mô và cơ cấu vốn phù hợp 23
Chương 2 : Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 25
2.1.Tổng quan về chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 25
2.1.1.Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Sở giao dịch 1 25
2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của CN SGD 1 25
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của CN SGD 1 26
2.1.2.Hoạt động kinh doanh những năm gần đây của CN SGD 1 29
2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn 29
2.1.2.2.Hoạt động cho vay 30
2.1.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của CN SGD 1 32
2.2.Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 33
2.2.1. Tình hình huy động vốn bình quân chung tại CN SGD 1 33
2.2.2.Vốn huy động phân theo các hình thức 34
2.2.2.1.Huy động vốn qua tiền gửi của dân cư 34
2.2.2.2.Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 35
2.2.2.3.Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế 37
2.2.3.Vốn huy động phân theo cơ cấu 38
2.2.3.1.Cơ cấu vốn theo loại tiền 38
2.2.3.2.Cơ cấu theo kì hạn 39
2.2.3.3.Cơ cấu vốn theo nguồn huy động 41
2.2.4 Khả năng cân đối giữa huy động và sử dụng vốn của chi nhánh Sở giao dịch 1 NHĐT&PTVN 42
2.2.4.1. Về quy mô 42
2.2.4.2.Về cơ cấu 44
2.3.Đánh giá hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 45
2.3.1.Kết quả đạt được 45
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân: 46
2.3.2.1. Hạn chế: 46
2.3.2.1.Nguyên nhân 47
Chương 3 : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 49
3.1.Phương hướng phát triển tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 49
3.1.1.Phương hướng chung 49
3.1.2.Phương hướng huy động vốn 50
3.2.Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 51
3.2.1.Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 51
3.2.2. Thiết lập chính sách lãi suất huy động hợp lý 55
3.2.3. Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả 56
3.2.4. Đẩy mạnh chiến lược Marketing cho toàn bộ hoạt động Ngân hàng. 57
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ và đổi mới công tác quản lý 59
3.2.6. Đổi mới công nghệ Ngân hàng. 60
3.3.Kiến nghị 61
3.3.1.Kiến nghị với NHĐT&PTVN 61
3.3.2 Kiến nghị với NHNN VN 62
3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước 63
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n hàng thương mại nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước giao phó. Vì vậy, cùng với đà phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng đã có những thay đổi gắn với những mốc giai đoạn nhằm đáp ứng những nhiệm vụ được giao đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Chi nhánh Sở giao dịch 1 thành lập ngày 28/03/1991, từ ý tưởng của ban lãnh đạo Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: xây dựng Sở giao dịch là đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, từng bước trở thành đơn vị chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam về quy mô và doanh số hoạt động. Đồng thời Chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới, triển khai công nghệ mới, thực hiện những nhiệm vụ phục vụ khách hàng đặc biệt, là môi trường đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ cho Hội sở chính.
Chi nhánh Sở giao dịch 1 tập trung vào 3 mục tiêu chính: huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành; phục vụ các khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu; phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại, tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt.. Hiện nay với gần 300 cán bộ nhân viên công tác tại 15 phòng nghiệp vụ và mạng lưới 15 điểm giao dịch bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại hóa hệ thống thanh toán Ngân hàng và quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, SGD đã đạt quy mô tổng tài sản 13976 tỷ đồng, huy động vốn 10652 tỷ đồng, dư nợ 5674 tỷ đồng, thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 20% năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đóng góp đáng kể vào kết quả chung của toàn hệ thống. Kết quả phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên SGD đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cho giai đoạn 2002-2005.
Nhìn lại chặng đường 19 năm qua, cán bộ nhân viên Chi nhánh Sở giao dịch 1 tự hào với những kết quả đã đạt được và càng quyết tâm vượt qua những thách thức, khó khăn thực hiện thắng lơi kế hoạch kinh doanh 2006-2010, góp phần xây dựng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của khách hàng
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của CN SGD 1
Ban giám đốc
Khối QHKH
Khối QLRR
Khối tác nghiệp
Khối quản lý nội bộ
Phòng QHKH 1
Phòng QHKH 2
Phòng QLRR 1
Phòng QLRR 2
Phòng QTTD
Phòng DVKHCN
Phòng QL&DVKQ
Phòng TTQT
Phòng TCKT
Phòng KHTH
Phòng TC-NS
Phòng điện toán
Phòng văn phòng
Khối trực thuộc
Các phòng giao dịch
Các quỹ tiết kiệm
Phòng QHKH 3
Phòng QHKH 4
Phòng tài trợ dự án
Phòng DVKHDN 1
Phòng DVKHDN 2
*Mô hình cơ cấu tổ chức của CN SGD 1 :
Để phù hợp và đáp ứng ngày càng cao quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 ngày 4/9/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PTVN đã được đưa ra nhằm ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh Sở Giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN. Theo quyết định này, số lượng các phòng ban cũng như tên gọi, chức năng một số phòng ban có sự thay đổi. Sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động của Sở Giao dịch, đảm bảo cho các phòng thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
*Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Phòng quan hệ khách hàng: hiện nay Chi nhánh Sở giao dịch 1 có 4 phòng quan hệ khách hàng 1, 2, 3,4 và 1 phòng tài trợ dự án trong đó phòng quan hệ khách hàng 1, 2 ,4 được triển khai với khách hàng doanh nghiệp và phòng quan hệ khách hàng 3: được triển khai với khách hàng là cá nhân với nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm , dịch vụ Ngân hàngvà phát triển khách hàng ,tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và thực hiện các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng …phòng tài trợ dự án thực hiện nhiệm vụ tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng trong lĩnh vực tài trợ dự án; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm tín dụng tài trợ dự án. trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế- kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng theo phân cấp, uỷ quyền; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động đầu tư dự án của khách hàng; phân loại hay phối hợp với phòng quan hệ khách hàng phân loại rà soát rủi ro..
Phòng quản lý rủi ro: hiện nay Chi nhánh Sở giao dịch 1 có 2 phòng quản lý rủi ro 1, 2 trong đó:
- Phòng quản lý rủi ro 1 thực hiện quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Sở Giao dịch, nghiên cứu áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục tín dụng , hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của CN Sở giao dịch 1…
- Phòng quản lý rủi ro 2: thực hiện quản lý các rủi ro khác bao gồm công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: đề xuất, hướng dẫn các chương trình biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 ; áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Sở Giao dịch; đầu mối quản lý, tổng hợp thông tin về rủi ro tác nghiệp.
Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của CN Sở giao dịch 1 ; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại rủi ro của phòng quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro 1 để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định…
Phòng dịch vụ khách hàng : có 3 phòng dịch vụ khách hàng : phòng dịch vụ khách hàng cá nhân phục vụ khách hàng là cá nhân , phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1 phục vụ khách hàng doanh nghiệp và phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2 cũng phục vụ KH là DN nhưng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mà thực hiện các bút toán chuyển tiền , nhận điện ...
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc Sở Giao dịch về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, triển khai thực hiện các dịch vụ Ngânquỹ, chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng và của khách hàng.
Phòng thanh toán quốc tế: trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tác nghiệp và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh Sở giao dịch 1 ; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách hàng, gi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status