Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3
1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7
1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 11
1.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 11
1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 11
1.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.2.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 14
1.2.2.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 14
1.2.2.2. Các cách cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 15
1.2.2.3. Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 19
1.2.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 23
1.2.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 23
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 23
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 26
1.3.1. Nhân tố chủ quan 26
1.3.2. Nhân tố khách quan 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 33
2.1. Khái quát về chi nhánh VPBank Hà Nội 33
2.1.1. Giới thiệu chung về VPBank 33
2.1.2. Khái quát về chi nhánh VPBank Hà Nội 34
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức 35
2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh VPBank Hà Nội 36
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 36
2.1.3.2. Hoạt động cho vay 38
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ 40
2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 42
2.2.1. Khái quát về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh VPBank Hà Nội 42
2.2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 43
2.2.2.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 43
2.2.2.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 46
2.2.2.3. Tỷ trọng dư nợ 47
2.2.2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN 49
2.2.2.5.Tỷ lệ nợ quá hạn 53
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 55
2.3.1. Thành tựu 55
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 58
2.3.2.1. Hạn chế 58
2.3.2.2. Nguyên nhân 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 64
3.1. Định hướng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 64
3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 64
3.1.2. Định hướng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 65
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội 66
3.2.1. Xây dựng quy trình cho vay hợp lý 66
3.2.2. Phát triển chính sách khách hàng 68
3.2.3. Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại 69
3.2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng 70
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác 70
3.3. Kiến nghị 72
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 72
3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 72
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 73
3.3.4. Kiến nghị với Hiệp hội DNVVN 75
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

in được đánh giá là yếu tố quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng. Công nghệ sẽ góp phần giảm bớt các thủ tục vay vốn phiền hà, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Do đó, một hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng thuận lợi hơn khi tiến hành cho vay, từ đó mở rộng quá trình cho vay. Các ngân hàng phải luôn nắm bắt sự thay đổi của môi trường kỹ thuật, khoa học công nghệ, tạo điều kiện áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất vào hoạt động cho vay đối với khách hàng.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Môi trường chính trị: tình hình chính trị của một quốc gia luôn có những tác động nhất định không chỉ đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại mà còn tác động đến cả hệ thống tài chính tiền tệ. Những sự kiện như chiến tranh, thay đổi cơ chế bộ máy của một quốc gia hay biểu tình… đều có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh. Sự ổn định về chính trị mới là nền tảng vững chắc nhất cho các ngân hàng thương mại khi tiến hành mở rộng các hoạt động cho vay, trong đó có cho vay DNVVN.
Môi trường kinh tế : Ngành ngân hàng là ngành có chu kỳ phát triển phù hợp với chu kỳ kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đầu tư và tín dụng sẽ tăng cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và doanh thu của toàn ngành ngân hàng. Khi đó, hoạt động cho vay DNVVN sẽ có cơ sở để mở rộng và phát triển. Ngược lại, trong thời kì suy thoái, ngân hàng sẽ cần xem xét lại quy mô các khoản cho vay nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Môi trường pháp lý: Bên cạnh môi trường chính trị và môi trường kinh tế, môi trường pháp lý cũng là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến việc mở rộng cho vay DNVVN. Những quy định đối với hoạt động của ngân hàng, các chính sách tài chính - ngân sách, chính sách tiền tệ của Chính phủ đều có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng. Các khung pháp lý về cho vay DNVVN được nới lỏng hay thắt chặt cũng sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Bên cạnh đó, nếu việc truyền tải các văn bản luật được sửa đổi bổ sung đến với ngân hàng còn chậm sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt các văn bản luật mới để hoạch định chính sách tín dụng cho phù hợp, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Nhân tố từ phía khách hàng: quá trình mở rộng cho vay có thực hiện tốt được hay không cũng phụ thuộc nhiều vào chính các DNVVN. Hiện nay, sự phát triển của DNVVN ngày càng tăng, tuy nhiên vấn đề vay vốn ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nếu như các doanh nghiệp luôn đảm bảo tính xác thực về thông tin dự án, phương án vay vốn cũng như khả năng trả nợ thì hoạt động cho vay sẽ đảm bảo đạt được hiệu quả cao hơn. Sự tuân thủ theo nguyên tắc cho vay chính là cơ sở để tạo lập mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực tài chính cũng như năng lực quản lý của DNVVN cũng có tác động đến khả năng vay vốn. Bởi vì điều đó sẽ quyết định đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh tốt sẽ có khả năng vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác. Bất kì ngân hàng nào khi tiến hành cho vay cũng mong muốn khoản vay có hiệu quả và an toàn.
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNVVN của NHTM. Mỗi nhân tố đều thể hiện những tác động khác nhau đối với hoạt động cho vay. Việc xác định các nhân tố tác động sẽ giúp ngân hàng định hướng tốt hơn chiến lược mở rộng cho vay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI
2.1. Khái quát về chi nhánh VPBank Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu chung về VPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của ngân hàng Nhà nước cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC - một mgân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tính đến ngày 25/12/2008, vốn điều lệ của ngân hàng là 2117 tỷ đồng.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có 3200 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Bảng 2.1. Vị trí của VPBank trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần
Số liệu của 10 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị lớn (30/06/2007)
Đơn vị: tỷ đồng
Tên ngân hàng
Vốn điều lệ
Tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế
Mạng lưới giao dịch
ACB
2,539
58,378
880
89
Sacombank
2,340
38,391
611
184
Eximbank
1,212
20,025
317
-
Techcombank
1,500
24,000
315
111
VIBank
1,000
20,000
150
70
Quân đội
1,045
18,276
318
43
Đông Á
1,400
16,000
-
83
VPBank
750
12,000
140
86
Phương Nam
1,291
9,186
-
58
Phương Đông
1,000
7,699
109
-
Nguồn: Tài liệu đào tạo nhân viên VPBank
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Tính đến tháng 8 năm 2006, hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn của đất nước và hai công ty trực thuộc. Hiện tại VPBank đã có 136 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động trên phạm vi cả nước, trong đó có chi nhánh VPBank Hà Nội.
2.1.2. Khái quát về chi nhánh VPBank Hà Nội
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 4/1/2005, VPBank - Chi nhánh Hà Nội (trụ sở đóng tại số 4 Dã Tượng - Hà Nội) chính thức được tách khỏi Hội sở VPBank để hoạt động độc lập với tư cách một chi nhánh cấp I. Sau một năm hoạt động, chi nhánh Hà Nội đã khẳng định được vị trí đứng đầu với tổng lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro chung chiếm gần 26% tổng lợi nhuận toàn hệ thống. Tổng số dư huy động chiếm trên 36% số dư huy động từ thị trường I của toàn hệ thống; tổng dư nợ chiếm 34% dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Chất lượng tín dụng luôn được bảo đảm với tỷ lệ nợ xấu thấp dưới quy định của NHNN rất nhiều (luôn nhỏ hơn 1%).
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản của chi nhánh VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
200...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status