Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng chứng từ và chất lượng
của việc thực hiện cách thanh toán tín dụng chứng từ . . 3
I> Những vấn đề cơ bản về cách thanh toán tín dụng chứng từ 3
I. Khái niệm, tính chất và vai trò của tín dụng chứng từ. 3
1.1 KHÁI NIỆM 3 1.2 TÍNH CHẤT CỦA TÍN DỤNG CHỨNG TỪ . . . .3
1.3 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5
2. Nội dung của cách thanh toán tín dụng chứng từ 6
2.1 Các bên tham gia và quy trình thanh toán 6
a) Các bên tham gia 6
b) Quy trình thanh toán 7
2.2 NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG PHƯƠNG THỨC TDCT 8
2.3 Các loại thư tín dụng thương mại 11
II> Chất lượng của việc thực hiện cách thanh toán TDCT.16
1. Khái niệm về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 16
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán TDCT. 16
2.1 Về phía ngân hàng 17
2.2 Về phía các doanh nghiệp.17
III> Nhận xét chung về cách thanh toán tín dụng chứng từ .18
1. Ưu điểm 19
2. Nhược điểm 20
 
CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng NHCT Hai Bà Trưng 21
I> Khái quát chung về ngân hàng NHCT Hai Bà Trưng 21
1. Quá trình hình thành và phát triển 21
2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng NHCT Hai Bà Trưng 22
3. Tóm lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng 24
3.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2002 24
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 27
a) Về công tác huy động vốn 27
b) Về công tác sử dụng vốn 29
c) Kết quả hoạt động TTQT 31
II> THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NHCT HAI BÀ TRƯNG 34
1. VỊ TRÍ CỦA TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHCT HAI BÀ TRƯNG .34
2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MỞ VÀ THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU 36
3. Kết quả hoạt động thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu 38
4. Đánh giá về. Đánh giá chất lượng việc thực hiện cách thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưnng.41
4.1 Những mặt đạt được 41
a) Về quy trình nghiệp vụ thanh toán 41
b) Sự tín nhiệm của khách hàng trong thanh toán L/C 41
c) Công tác tham mưu cho ban lãnh đạo 41
d) Phí dịch vụ thu từ cách TDCT.42
4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 43
a) Những khó khăn tồn tại. .43
b) Nguyên nhân 45
Chương III: Một số giải phát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo cách TDCT tại NHCT Hai Bà Trưng 50
I> Định hướng phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trong thời gian tới của ngân hàng . 50
1. Định hướng chung 50
1.1 Mục tiêu.50
1.2 Những nhiệm vụ chủ yếu.51
2. Định hướng phát triển cụ thể đối với thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 51
 
II> Một số giải pháp và kiến nghị 53
1. Giải pháp đối với NHCT Hai Bà Trưng 53
1.1 Nâng cao chất lượng quy trình nghiệp vụ thanh toán 53
1.2 Phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ cho cách thanh toán tín dụng chúng từ 54
1.3 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 56
1.4 Đảm bảo an toàn trong thanh toán L/C 56
1.5 Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách hàng 57
1.6 Không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ TTQT 61
2 Một số kiến nghị 62
2.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô Nhà nước 62 a) Cần có những văn bản pháp lý trong giao dịch 62
b) Cải thiện cán cân thương mại quốc tế 65
c) Hoàn thiện và phát triển thị trường hối đoái 66 2.2 Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam 67
a) Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ 67
b) Củng cố và phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý 67
c) Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho các cán bô ngân hàng 68
2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh TMQT 70
 
Kết luận .72
Tài liệu tham khảo 73
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

02)
Khu vực kinh tế quốc doanh được ghi nhận ở mức tăng trưởng cao, nếu như năm 2001 cho vay đối với kinh tế quốc doanh đạt 553 tỷ đồng chiếm 91,5% tổng dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế thì đến năm 2002, con số này đã tăng lên 735 tỷ đồng, tốc độ tăng 32,9%. Trong khi đó dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tốc độ tăng trưởng còn chậm chỉ chiếm 18,7%. Khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa hai con số cho thấy ngân hàng vẫn chưa thu hút được thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đây chính là sự mất cân đối mà Ban lãnh đạo ngân hàng cần có biện pháp khắc phục.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thì cơ cấu vốn cho vay của ngân hàng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù có nhiều chuyển biến vậy nhưng không thể phủ nhận là tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở các NHTM còn nhiều bất hợp lý nên nguồn vốn này chưa phát huy được hết vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Cho đến nay, tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn còn quá thấp mà đây lại là nguồn vốn quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Do đó giải pháp quan trọng để khơi tăng nguồn vốn này là Chi nhánh cần chú trọng đến những dự án có quy mô vốn lớn, những công trình trọng điểm đồng thời kết hợp với chính sách cho vay với lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng... có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách chênh lệch giữa hai nguồn vốn này.
Dư nợ phân theo thời hạn cho vay
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001-2002)
c) Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh trong những năm gần đây.
Năm 1996, phòng Kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng được thành lập với hai chức năng chính là kinh doanh đối ngoại và thực hiện các nghiệp vụ về TTQT. Do còn những khó khăn trong những năm đầu như đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, trình độ đào tạo chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường, trình độ công nghệ ngân hàng còn thấp kém, uy tín của NHCT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng nói riêng chưa cao trên thị trường thêm vào đó là thị trường thanh toán quốc tế đã hình thành với vị trí độc tôn của NHNT, thời điểm ra đời hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh cũng là lúc mà tất cả các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, các ngân hàng cổ phần, ngân hàng nước ngoài cũng bắt đầu đẩy mạnh cung cấp dịch vụ TTQT ra thị trường với những lợi thế và cách tiếp cận khác nhau nên việc tìm kiếm và giữ khách hàng hết sức khó khăn. Hoàn cảnh đó càng thấy được sự nỗ lực của tập thể cán bộ làm công tác TTQT tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động TTQT của Chi nhánh đã không ngừng tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KDĐN năm 1999 - 2002)
Hoạt động TTQT tại NHCT Hai Bà Trưng được thực hiện thông qua các cách sau:
- cách chuyển tiền
- cách thanh toán nhờ thu
- cách thanh toán tín dụng chứng từ.
Đơn vị: USD
Bảng 4: Kết quả hoạt động TTQT tại NHCT Hai Bà Trưng
Năm
Tổng kim ngạch thanh toán TTR
Tổng kim ngạch thanh toán
Nhờ thu
Tổng kim ngạch L/C
Tổng kim ngạch TTQT
2000
12.540.324
4.128.874
39.150.533
55.819.731
2001
17.040.214
2.516.000
40.621.972
60.178.186
2002
43.998.684
1.171.688
55.002.504
100.172.576
Tổng
73.579.222
7.816.562
134.775.009
216.170.493
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KDĐN năm 2000 - 2002)
* cách chuyển tiền
Kể từ ngày 6/3/1995 hoạt động TTQT của NHCT Việt Nam thực sự đã biến đổi về chất với quy mô lớn trên lĩnh vực xử lý thông tin truyền thông. Thông tin được truyền đi thông qua mạng viễn thông của Hiệp hội viễn thông tài chính liên hàng thế giới (SWIFT). Là Chi nhánh loại một của NHCT Việt Nam, chính vì vậy dịch vụ chuyển tiền tại NHCT Hai Bà Trưng trong năm qua tăng rõ rệt đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo thanh toán an toàn và thuận lợi cho khách hàng. Cụ thể: Tổng số tiền chuyển qua ngân hàng nếu như năm 2000 là 12.540.324USD chiếm 22,5% trong tổng kim ngạch TTQT thì đến năm 2001 tăng lên 17.040.214USD và năm 2002 con số này đã tăng lên gấp nhiều lần 43.998.684USD.
* cách thanh toán nhờ thu
cách thanh toán nhờ thu có nhược điểm là không đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người bán (người xuất khẩu) chẳng hạn như:
- Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Do đó, người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hay có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất lợi đối với họ.
- Thứ hai, việc trả tiền còn quá chập chạp từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có thể kéo dài vài tháng hay nửa năm.
- Thứ ba, trong cách này, ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua.
Với những bất lợi như vậy nên cách này không được áp dụng nhiều trong thanh toán. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thực hiện thanh toán nhờ thu qua ngân hàng nhưng số lượng ngày càng giảm chỉ chiếm khoảng 3,4% trong tổng số khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Năm 2002, số tiền thanh toán nhờ thu qua ngân hàng đạt 1.171.688USD giảm 1.344.312USD so với cùng kỳ năm ngoái.
* cách thanh toán tín dụng chứng từ
So với hai cách thanh toán trên thì cách tín dụng chứng từ là cách có nhiều ưu điểm nhất, do đó thường chiếm tỷ tọng lớn trong các nghiệp vụ TTQT. Tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT phần lớn là thu từ cách này. Vì sử dụng cách thanh toán L/C thì quyền lợi của các bên được bảo đảm nhất là đối với người xuất khẩu khi sử dụng cách này, họ sẽ được ngân hàng đảm bảo nhận được tiền hàng đầy đủ, đúng hạn. Việt Nam chủ yếu là nước nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu chiếm trên 80%) do vậy, phía nước ngoài họ thường yêu cầu phía nhập khẩu mở L/C để đảm bảo quyền lợi cho họ. Chính vì vậy, không chỉ có NHCT Hai Bà Trưng mà hầu hết các NHTM khác đều hết sức chú trọng vào nghiệp vụ này và coi đó là nghiệp vụ nền tảng của hoạt động TTQT.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KDĐN năm 2000 - 2002)
Qua bảng biểu ta thấy trong những năm gần đây, nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ có sự biến động nhưng nhìn chung hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế nhiều hơn so hàng xuất khẩu. Cụ thể, tỷ trọng thanh toán hàng nhập khẩu của 3 năm cộng lại đạt 108.898.506USD trong khi đó tỷ trọng thanh toán hàng xuất khẩu chỉ đạt 25.876.503USD. Ta thấy rằng tỷ trọng giữa thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu có sự chênh lệch rất với nhau. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này, ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở phần sau.
II> Thực trạng sử dụng cách tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại NHCT Hai Bà Trưng
1 Vị trí của cách thanh toán tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Hai Bà Trưng
cách thanh toán tín dụng chứng từ là ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status