Lập dự án xây dựng điểm trung chuyển ga Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Lập dự án xây dựng điểm trung chuyển ga Hà Nội



MỤC LỤC
Chương 1. Cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng công trình giao thông: 7
1.1. Cơ sở lý luận. 7
1.1.1. Tổng quan về dự án đầu tư. 7
1.1.1.1. Khái niệm. 7
1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản và phân loại dự án đầu tư. 8
Bảng (1.1): Phân loại dự án đầu tư. 9
1.1.1.3. Vai trò và yêu cầu đối với dự án đầu tư. 9
1.1.1.4. Các giai đoạn của một dự án đầu tư. 11
1.1.1.5. Trình tự, nội dung của quá trình lập dự án đầu tư. 13
1.1.2. Dự toán xây dựng công trình. 27
1.1.2.1. Khái niệm dự toán xây dựng công trình. 27
1.1.2.2. Các thành phần chi phí của dự toán công trình. 27
1.1.2.3. Phương pháp xác định dự toán công trình. 28
1.1.3. Sơ lược về điểm trung chuyển. 32
1.1.3.1. Khái niệm điểm trung chuyển: 32
1.1.3.2. Cơ cấu điểm trung chuyển. 32
1.1.3.3. Phân loại điểm trung chuyển. 33
1.2. Các tiêu chỉ đánh giá tính hiệu quả dự án xây dựng công trình. 34
1.2.1. Khái niệm hiệu quả, các nguyên tắc xác định và sự cần thiết đánh giá tính hiệu quả của dự án : 34
1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả: 34
1.2.1.2. Sự cần thiết đánh giá hiệu quả KT – XH của dự án đầu tư: 35
1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả KT - XH của dự án. 35
1.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu số thu chi. 35
1.2.2.2. Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR. 36
1.2.2.3. Chỉ tiêu tỷ số thu chi. 37
1.2.2.4. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn tính bằng phương pháp hiện giá. 37
Chương 2. Phân tích cơ hội đầu tư. 39
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội. 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội. 39
2.1.1.1. Vị trí. 39
2.1.1.2. Địa hình. 39
2.1.1.3. Khí Hậu. 40
2.1.1.4. Sông ngòi. 40
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội thành phố Hà Nội. 41
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế. 41
2.1.2.2. Dân số, y tế, giao dục. 41
2.2. Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội và khu vực nghiên cứu. 42
2.2.1. Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội. 42
2.2.1.1. Hiện trạng giao thông nói chung. 42
2.2.1.2. Hiện trạng giao điểm trung chuyển. 47
2.2.1.3. Định hướng quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020. 48
2.2.2. Hiện trạng giao thông khu vực Ga Hà Nội. 49
2.2.2.1. Mặt bằng khu vực nghiên cứu. 49
2.2.2.2. Lưu lượng giao thông 50
2.2.3. Điều tra nhu cầu đối với vận tải buýt khu vực ga Hà Nội dự báo cho năm tương lai. 55
2.2.3.1. cách điều tra, dự báo. 55
2.2.3.2. Kết quả điều tra. 56
2.2.3.3. Kết quả dự báo. 58
2.3. Các dự án quy hoạch có liên quan. 59
2.4. Kết luận và đưa ra quyết định. 59
2.4.1. Những bất cập cần được giải quyết. 59
2.4.2. Những điều kiện thuận lợi. 59
2.4.3. Đưa ra quyết định. 60
Chương 3. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo. 61
3.1. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (báo cáo đầu tư). 61
3.1.1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. 61
3.1.1.1. Căn cứ pháp lý. 61
3.1.1.2. Căn cứ kinh tế kỹ thuật. 61
3.1.2. Lựa chọn quy mô đầu tư, hình thức đầu tư. 62
3.1.3. Các phương án vị trí, địa điểm xây dựng công trình. 64
3.1.3.1. Đề xuất phương án vị trí xây dựng: 64
3.1.3.2. Lựa chọn phương án: 65
3.1.4. Phân tích phương án thiết kế các hạng mục công trình. 67
3.1.4.1. Các hạng mục thuộc công trình điểm trung chuyển ga Hà Nội. 67
3.1.4.2. Phương án thiết kế các hạng mục công trình phần xây dựng. 67
3.1.5. Phân tích kế hoạch thực hiện xây dựng dự án. 73
3.1.6. Tính toán tổng mức đầu tư và phân tích kế hoạch đầu tư. 75
3.2. Phân tích lợi ích. 75
3.2.1. Lợi ích của chủ đầu tư. 75
3.2.1.1. Lợi ích do giảm chi phí khai thác vận hành. 75
3.2.1.2. Lợi ích do gia tăng hành khách. 75
3.2.1.3. Lợi ích tăng thêm do các dịch vụ kèm theo (quảng cáo, bán hàng.) 77
3.2.2. Lợi ích xã hội. 77
3.2.2.1. Lợi ích do tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách. 78
3.2.2.2. Lợi ích do giảm chi phí đi lại. 79
3.2.2.3. Lợi ích do bảo vệ môi trường. 80
3.2.2.4. Lợi ích giảm tai nạn và ùn tắc giao thông. 81
3.2.2.5. Các lợi ích khác. 82
3.3. Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng điểm trung chuyển ga Hà Nội. 82
3.3.1. Phân tích các khoản thu, khoản chi đầu tư xây dựng và khai thác dự án. 82
3.3.1.1. Các khoản thu: 82
3.3.1.2. Các khoản chi: 83
3.3.1.3. Tổng hợp dòng thu chi. 83
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của dự án bằng các chỉ tiêu. 83
3.3.2.1. Chỉ tiêu hiệu số thu chi. 83
3.3.2.2. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. 84
3.3.2.3. Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại. 85
3.3.2.4. Chỉ tiêu tỷ số thu chi. 85
3.4. Đề xuất giải pháp kèm theo. 86
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i với toàn bộ mạng lưới nếu điểm trung chuyển được bố trí ở vị trí hợp lý sẽ có tác dụng làm giảm tải cho toàn bộ hệ thống đặc biệt vào giờ cao điểm tránh tình trạng các phương tiện phải nối đuôi nhau gây tắc nghẽn giao thông, bên cạnh đó tác dụng thiết lập và hoàn thiện các tuyến vận tải. Đối với hành khách, việc bố trí hợp lý các điểm trung chuyển sẽ tạo điều kiện thực hiện các chuyến đi giảm thời gian chờ đợi và thời gian chuyển tuyển.
Mục tiêu của việc xây dựng điểm trung chuyển cho xe buýt đó là:
Cải thiện chất lượng vận hành, tao sự liên thông cho các tuyến xe buýt, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho hành khách tiếp cận xe buýt tại điểm trung chuyển.
Nâng cao năng lực hoạt động của xe buýt và tổ chức hợp lý các tuyến xe buýt tại các điểm trung chuyển.
Sử dụng không gian hợp lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông.
Tổ chức cho xe buýt vận hành trong không gian nhất định, tách dòng xe buýt tránh tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm khi xe buýt dừng đón, trả khách.
1.1.3.3. Phân loại điểm trung chuyển.
Có cách phân loại điểm trung chuyển sau:
a, Phân loại theo đối tượng phục vụ:
- Điểm trung chuyển hành hóa: Nơi chuyển tải hàng hóa từ phương tiện này sang phương tiện khác của cùng 1 cách vận tải hay phương tiện của cách vận tải khách. Ví dụ như bãi container, cảng hàng hóa.
- Điểm trung chuyển hành khách: Nơi chuyển tải hành khách từ phương tiện này sang phương tiện khác của cùng 1 loại cách vận tải hay phương tiện của cách khác. Ví dụ: điểm trung chuyển Cầu giấy, điểm trung chuyển Long Biên.
- Điểm trung chuyển kết hợp giữa hàng hóa và hành khách: Phục vụ cho cả đôi tượng hàng hóa và hành khách.
b, phân loại theo cách vận tải:
- Điểm trung chuyển 1 cách: là điểm trung chuyển phục vụ cho 1 loại cách nhất định. Ví dụ điểm trung chuyển Cầu Giấy chỉ phục vụ cho xe buýt.
- Điểm trung chuyển đa cách: Phục vụ cho 2 cách trở lên.
c, Loại theo khu vực xây dựng:
- Điểm trung chuyển nội đô.
- Điểm trung chuyển kết nối ngoại thành và nội đô.
- Điểm trung chuyển ngoại thành.
d, Phân loại theo quy mô kiến trúc:
- Điểm trung chuyển đầy đủ: Điểm trung chuyển có đầy đủ các khu chức năng như khu thương mại, dịch vụ và thông tin khách hàng, bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa phương tiện và cung cấp nhiên liệu, quản lý hàng hóa (đối với điểm trung chuyển có dịch vụ hàng hóa).
- Điểm trung chuyển nhỏ: Chỉ phục vụ luân chuyển hàng hóa hay hành khách, khu đỗ xe, xưởng sử chữa và cung cấp nhiên liệu.
1.2. Các tiêu chỉ đánh giá tính hiệu quả dự án xây dựng công trình.
1.2.1. Khái niệm hiệu quả, các nguyên tắc xác định và sự cần thiết đánh giá tính hiệu quả của dự án :
1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả:
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa lợi ích mà chủ thể nhận được và chi phí mà chủ thể bỏ ra để nhận được lợi ích đó trong những điều kiện nhất định.
Xét theo góc độ chủ thể nhận được lợi ích và bỏ chi phí để nhận được lợi ích đó thì có khái niệm hiệu quả tài chính và hiệu quả KT - XH.
Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí kinh tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để nhận được lợi ích đó. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, những nhà đầu tư. Hiệu quả tài chính chỉ liên quan đến những lợi ích, chi phí trực tiếp.
Hiệu quả KT - XH là hiệu quả tổng hợp được xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, nó mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế xã hội mà toàn bộ xã hội nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích đó. Chủ thể của hiệu quả KT - XH là toàn bộ xã hội (Nhà nước, doanh nghiệp, người sử dụng) mà người thay mặt cho nó là Nhà nước. Vì vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ xã hội, bao gồm những lợi ích, chi phí trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội (kinh tế, xã hội, môi trường, …) của tất cả các chủ thể trong xã hội.
1.2.1.2. Sự cần thiết đánh giá hiệu quả KT – XH của dự án đầu tư:
Đánh giá hiệu quả KT - XH của DAĐT là một nội dung cực kỳ quan trọng trong lập và thẩm định DAĐT. Việc đánh giá này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và các định chế tài chính
- Đối với chủ đầu tư: đánh giá hiệu quả KT - XH là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục các định chế tài chính (ngân hàng, các cơ quan việc trợ) cho vay vốn. Nếu DAĐT không mang lại lợi ích cho xã hội thì dự án đó sẽ khó có thể được thực hiện.
- Đối với Nhà nước: đây là căn cứ chủ yếu để quyết định có cấp giấy phép đầu tư hay không. Đối với các nhà đầu tư, mục tiêu chủ yếu của họ là lợi nhuận. Khả năng sinh lợi do một dự án nào đó mang lại chính là thước đo chủ yếu và là động lực thúc đẩy bỏ vốn của nhà đầu tư. Song đối với Nhà nước, trên phương diện của một quốc gia thì lợi ích kinh tế xã hội mà dự án mang lại chính là căn cứ chủ yếu để xem xét và cấp giấy cho các nhà đầu tư. Một dự án chỉ được cấp giấy phép khi nó thực sự có đóng góp cho nền kinh tế xã hội cũng như nó đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Đối với các định chế tài chính: đánh giá hiệu quả KT - XH cũng là căn cứ chủ yếu để các định chế tài chính quyết định có tài trợ vốn hay không. Bất cứ một DAĐT phát triển nào muốn tìm đến sự tài trợ của các định chế tài chính quốc gia cũng như quốc tế (như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á,…) thì đòi hỏi đầu tiên là phải chứng minh được một cách chắc chắn dự án sẽ mang lại lợi ích cho nền KT-XH.
1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả KT - XH của dự án.
Đồ án chỉ đưa ra phương pháp đánh giá dự án với nhóm chỉ tiêu động trong trường hợp thị trường vốn hoàn hảo.
Thị trường vốn được coi là hoàn hảo khi nó đảm bảo được các điều kiện sau đây:
- Nhu cầu về vốn luôn luôn được thoả mãn, không bị một hạn chế nào về khả năng vấp vốn.
- Lãi suất phải trả khi vay vốn và lãi suất nhận được khi cho vay vốn là bằng nhau.
- Tính thông suốt của thị trường về mọi mặt được đảm bảo.
1.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu số thu chi.
Chỉ tiêu hiệu số thu chi có thể quy về thời điểm hiện tại (NPW), quy về thời điểm tương lai (NFW) hay quy san đề hàng năm (NAW).
Sau đây là phương pháp xác định hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại (NPW).
- Công thức:
Trong đó:
Bt :Khoản thu năm t.
Ct: Chi phí bỏ ra ở năm t, đây là chi phí vận hành chưa kể khấu hao.
n: Tuổi thọ quy định của dự án.
i: Suất chiết khấu.
Trong công thức trên ta thấy rằng th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status