Đánh giá tác động môi trường của khai thác tài nguyên than đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - pdf 18

Tải miễn phí Luận văn dài 127 trang:

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 1994, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (sửa đổi), Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên, hệ thống chính sách, thể chế từng bước được hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường.
Nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Uông Bí được biết đến là một thị xã công nghiệp của than, nhiệt điện và du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh. Lịch sử phát triển của thị xã Uông Bí nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung gắn liền với sự phát triển của công nghiệp than, bắt đầu từ thời Pháp thuộc và phát triển đột biến vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay.
Bên cạnh sự tích cực về bộ mặt kinh tế, giai đoạn này cũng đánh dấu một loạt những vấn đề môi trường và xã hội nghiêm trọng, nhất là tại các khu vực khai thác than. Những năm gần đây, các dấu hiệu khủng hoảng trong phát triển kinh tế-xã hội và môi trường ngày càng rõ nét, đặt ra cho thị xã Uông Bí nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Câu hỏi đặt ra là: hoạt động khai thác than ảnh hưởng như thế nào đền môi trường của thị xã Uông Bí, tác động môi trường của việc khai thác than tới sản xuất nông nghiệp? cần có những giải pháp gì nhằm hạn chế những tác động trên? Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:
[center:1wna2x6g]“Đánh giá tác động môi trường của khai thác tài nguyên than đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”[/center:1wna2x6g]
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tác động môi trường của khai thác than đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã Uông Bí, đề xuất các giải pháp và biện pháp cụ thể cho việc quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên than và bảo vệ môi trường tại Thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về môi trường, ô nhiễm môi trường, đánh giá tác động môi trường của việc khai thác than.
- Tìm hiểu các tác động đến môi trường của việc khai thác than đến sản xuất nông nghiệp tại Thị xã Uông Bí.
- Ước tính các thiệt hại về kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, các tác động xấu của quá trình khai thác than đến sản xuất nông nghiệp.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng ô nhiễm môi trường do khai thác than,hoạt động sản xuất nông nghiệp trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm tại Thị xã Uông Bí và một số ảnh hưởng khác do ô nhiễm môi trường.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian:
Phạm vinghiên cứu được giới hạn chủ yếu trong vị trí địa lý và ranh giới hành chính của thị xã Uông Bí, bao gồm 11 phường, xã. Và một số địa phương tương đồng về điều kiện tự nhiên nhưng không có hoạt động khai thác than làm cơ sở so sánh, đối chứng.
* Phạm vi thời gian:
Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá tác môi trường của việc khai thác tài nguyên than ở địa phương được thu thập chủ yếu trong 3 năm 2006 – 2008. Các giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn áp dụng đến năm 2020.



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về môi trường
Khái niệm:
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tại Điều 1 thì môi trường được định nghĩa như sau:
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” .
Như vậy, môi trường là tổng hoà các mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong đó bao gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thống nhất tác động trực tiếp tới đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Vai trò của môi trường:
Môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để tồn tại, sinh sống và phát triển. Vai trò của môi trường thể hiện trên các mặt sau:
- Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống;
- Môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người;
- Môi trường là nơi chứa chất thải;
- Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan.
Môi trường là không gian sống của con người:
Môi trường là không gian sống của con người được biểu hiện thông qua số lượng và chất lượng của cuộc sống khi không gian đó không đầy đủ cho nhu cầu cuộc sồng thì chất lượng cuộc sống bị đe doạ. Từ môi trường con người khai thác tài nguyên để tiến hành quá trình sản xuất ra các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu cho cuộc sống của mình. Ngoài ra môi trường còn lại cho con người những gì tinh thần nâng cao thẩm mỹ, hiểu biết.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên hệ thống kinh tế:
Tài nguyên được khai thác từ hệ thống môi trường: đá, gỗ, than, dầu . tài nguyên sau khi được khai thác qua chế biến, sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ con người. Các sản phẩm này được phân phối lưu thông trên thị trường và được người tiêu dùng tiêu thụ. Như vậy ta thấy rằng việc khai thác tài nguyên từ hệ thống môi trường phục vụ hệ thống kinh tế dẫn đến hậu quả cần xem xét. Trong khi khai thác tài nguyên và trong quá trình tiêu dùng các chất thải cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu khả năng phục hồi của môi trường lớn hơn khai thác thì môi trường được cải thiện còn ngược lại khả năng phục hồi của tài nguyên nhỏ hơn khai thác thì môi trường bị suy giảm.
Môi trường là nơi chứa chất thải:
Trong quá trình khai thác vật liệu, sản xuất và sử dụng con người đã thải một lượng lớn chất thải vào môi trường. Và việc sử dụng lại phụ thuộc vào chất thải và khả năng của con người cụ thể hơn là công nghệ taí sử dụng. Nếu chi phi để sử dung lại chất thải ít hơn việc khai thác tài nguyên mới thì con người sẵn sàng làm ngược lại con người có thể sử dụng tài nguyên mới. Nhưng xét về ý nghĩa môi trường thì con người tìm mọi cách sử dụng lại chất thải dù hiệu quả môi trường không lớn lắm.
Phần lớn chất thải tồn tại trong môi trường xong môi trường có khả năng đặc biệt là đồng hoá các chất thải độc hại thành chất thải ít độc hại hay không độc hại nữa. Nếu như khả năng đồng hoá của môi trường lớn hơn lượng thải thì chất lượng môi trương luôn đảm bảo, tài nguyên được cải thiện. Nếu khả năng đồng hoá của môi trường nhỏ hơn lượng thải thì chất lượng môi trường bị suy giảm và gây tác động xấu đến môi trường.
Như vậy, môi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa con người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua lại với nhau. Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng là tác nhân thúc đẩy môi trường phát triển. Để phát huy vai trò của môi trường, làm cho môi trường có tác động tích cực đến con người thì con người với tư cách là chủ thể tác động phải có trách nhiệm và ý thức BVMT, làm cho môi trường cân bằng và trong sạch.
2.1.1.2 Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lý, hoá học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng.
Hay nói cách khác: Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hay năng lượng ra môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển của sinh vật hay làm giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hay tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
a. Khái niệm ô nhiễm môi trường khu vực khai thác than
Ô nhiễm môi trường ở khu vực khai thác than là sự ô nhiễm môi trường do quá trình khai thác than gây ra.
b. Khái niệm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc khai thác than
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc khai thác than là những việc làm trực tiếp hay gián tiếp nhằm giảm sự ô nhiễm môi trường xuống giới hạn cho phép được quy định trong tiêu chuẩn môi trường.
c. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Cơ cấu của hệ thống TCMT bao gồm các nhóm chính sau:
+ Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải; Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải; Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp; Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
+ Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá và Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển
Hiện nay, ở nước ta đã có trên 200 TCMT quy định về chất lượng môi trường, đây là cơ sở để chúng ta đo mức độ chuẩn của môi trường, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá mức độ vi phạm môi trường có liên quan.
2.1.1.3 Khái niệm đánh giá tác động môi trường
a. Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường thường được viết tắt là ĐMT. Tiếng Anh của ĐMT là Environmental Impact Assessment và thường được viết tắt là EIA.
Theo chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, ĐMT “là một quá trình nghiên cứu được sử dụng để dự báo những hậu quả môi trường có thể gây ra từ một dự án phát triển quan trọng được dự kiến thực thi”.
Những định nghĩa khác nhau nên quy trình thực hiện ở các nước cũng khác nhau. Tuy nhiên ĐMT ở các quốc gia đều là quá trình nghiên cứu nhằm:
- đoán những tác động môi trường có thể gây ra từ dự án
- Tìm cách hạn chế những tác động không thể chấp nhận và định hướng để dự án có thể chấp nhận được về mặt môi trường địa phương.
- Chỉ ra những đoán cụ thể và chọn lựa những quyết định.

LInk donwload cho anh em
5NSiQ1O3F4RxdMS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status