Phân tích trang bị điện cần trục tukan của Công ty Viconship, đi sâu nghiên cứu quá trình di chuyển và bảo vệ quá tải - pdf 18

Download miễn phí Phân tích trang bị điện cần trục tukan của Công ty Viconship, đi sâu nghiên cứu quá trình di chuyển và bảo vệ quá tải



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẦN TRỤC TUKAN 2
1.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CẦN TRỤC 2
1.2. ỨNG DỤNG, VAI TRÒ, CẤU TẠO CHUNG CỦA CẦN TRỤC 5
CHƯƠNG 2: TRANG BỊ ĐIỆN CẦN TRỤC TUKAN. 8
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ CỦA CẦN TRỤC TUKAN 8
2.1.1. Các thông số kỹ thuật 8
2.1.1.1. Đặc tính của cần trục TUKAN 8
2.1.1.2. Các bộ phận máy móc: 9
2.1.2. Thông số phần điện 10
2.2. CƠ CẤU CẤP NGUỒN CHO HỆ THỐNG CẦN TRỤC TUKAN 11
2.2.1. Chức năng các phần tử 20
2.2.2. Nguyên lý hoạt động 21
2.2.3. Các bảo vệ trong sơ đồ cấp nguồn 23
2.3. TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU THAY ĐỔI TẦM VỚI 24
2.3.1. Chức năng các phần tử 29
2.3.2. Nguyên lý hoạt động 30
2.3.3. Thực hiện hành trình thu vươn cần 31
2.3.4. Quá trình phanh hãm 32
2.3.5. Các bảo vệ trong cơ cấu thay đổi tầm với 34
2.4. TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU QUAY 35
2.4.1. Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu quay. 35
2.4.2. Chức năng các phần tử 41
2.4.2. Nguyên lý hoạt động 42
2.4.3. Các bảo vệ của hệ thống quay 44
2.5. TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU NÂNG HẠ 45
2.5.1. Sơ đồ nguyên lý cơ cấu nâng hạ hàng 45
2.5.2. Chức năng các phần tử 53
2.5.3. Nguyên lý hoạt động 54
2.5.4. Bảo vệ 55
2.6. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT CỦA CẦN TRỤC TU KAN 56
2.7. TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU DI CHUYỂN 59
CHƯƠNG 3: ĐI SÂU NGHIÊN CỨU CƠ CẤU DI CHUYỂN CẦN TRỤC TU KAN 60
3.1. CHỨC NĂNG CÁC PHẦN TỬ 79
3.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 81
3.2.1. Chuẩn bị đưa hệ thống vào hoạt động 81
3.2.2. Tay điều khiển ở vị trí 0 82
3.2.3. Thực hiện di chuyển: 83
3.3. QUÁ TRÌNH PHANH HÃM 85
3.4. DỪNG KHẨN CẤP 86
3.5. CÁC BẢO VỆ 86
3.6. CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ LAI TANG CÁP 87
3.6.1. Chức năng các phần tử 92
3.6.2. Hoạt động của động cơ lai tang cáp 92
3.7. CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI KẸP RAY 93
3.7.1. Chức năng 93
3.7.2. Hoạt động khối kẹp ray 93
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU BẢO VỆ QUÁ TẢI CẦN TRỤC TUKAN 97
4.1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BẢO VỆ QUÁ TẢI 97
4.1.1. Các sơ đồ nguyên lý 97
4.2. PHÂN TÍCH KHỐI BẢO VỆ CẦN TRỤC TUKAN. 104
4.2.1. Chức năng các phần tử khối bảo vệ PSV3. 104
4.2.2. Hoạt động khối bảo vệ PSV3. 105
4.3. CÁC BẢO VỆ CƠ CẤU CẤP NGUỒN 106
4.4. CÁC BẢO VỆ CƠ CẤU THAY ĐỔI TẦM VỚI 108
4.5. CÁC BẢO VỆ CƠ CẤU DI CHUYỂN 109
4.6. CÁC BẢO VỆ CƠ CẤU QUAY 111
4.7. CÁC BẢO VỆ CƠ CẤU NÂNG HẠ HÀNG 111
4.8. CÁC BẢO VỆ CƠ CẤU ĐÓNG MỞ GẦU NGOẠM 113
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cần chỉ khác là lúc này các bit xác định chiều đưa đến các đầu vào E3.6 và E3.7 sẽ thay đổi trạng thái để xác định chiều chuyển động của cần. Trong quá trình điều khiển PLC luôn thu thập các tín hiệu về trạng thái các phần tử trong hệ thống để từ đó dựa vào chương trình phần mềm được thiết kế sẵn để quyết định lệnh điều khiển. Các tín hiệu PLC thu thập gồm thông tin trạng thái các phần tử, tín hiệu tốc độ, độ vươn cần, tải trọng, tốc độ gió… Trong quá trình hoạt động. Biến tần cũng nhận phản hồi tốc độ động cơ do B01 gửi về để thực hiện điều chỉnh tốc độ động cơ theo yêu cầu.
2.3.4. Quá trình phanh hãm
Trong quá trình hoạt động, Các cơ cấu của cần trục nói riêng và cơ cấu thay đổi tầm với nói chung luôn thực hiện các quá trình tăng tốc, giảm tốc, dừng. Khi cần dừng nhanh hay ngừng làm việc người vận hành sử dụng phanh điện từ hay phanh thuỷ lực để dừng hệ thống. Với cơ cấu thay đổi tầm với việc điều khiển phanh thuỷ lực được thực hiện thông qua công tắc tơ K5, khi công tắc tơ K5 được cấp nguồn thì tiếp điểm động lực của K5 mở ra và động cơ lai bơm thuỷ lực của phanh không được cấp nguồn nên guốc phanh hạ xuống kẹp chặt trục động cơ lại. Kiểu phanh này còn được gọi là phanh cơ khí. Khi giảm tốc, trong hệ thống sẽ xảy ra quá trình hãm. Để phục vụ cho quá trình hãm hệ thông được trang bị khối phanh A30 và các điện trở phanh kèm theo biến tần để thực hiện hãm điện. Sự khác nhau giữa phanh hãm cơ khí và phanh hãm điện là hãm cơ khí sử dụng lực ma sát để giữ chặt trục động cơ, hãm điện sử dụng mômem từ để làm giảm tốc độ động cơ, hãm cơ khí có thể dùng để giảm tốc hay giữ chặt trục động cơ khi dừng máy còn hãm điện chỉ sử dụng giảm tốc động cơ.
Trong quá trình hoạt động của cần trục nảy sinh yêu cầu giảm tốc độ. Khi thực hiện giảm tốc trong hệ thống sẽ xảy ra quá trình hãm. Trong cần trục TUKAN quá trình hãm này được thực hiện theo kiểu hãm động năng, năng lượng do động cơ trả về trong quá trình hãm được tiêu tán trên điện trở hãm R1. Nguyên lý của quá trình phanh hãm này như sau: khi có yêu cầu giảm tốc độ, biến tần so sánh tín hiệu đặt tốc độ với tốc độ thực của động cơ, nếu thấy tín hiệu đặt nhỏ hơn tín hiệu thực biến tần sẽ chuyển sang thực hiện hãm. Đầu tiên biến tần sẽ ngừng cung cấp xung điều khiển cho chỉnh lưu CL và không cho phép khối này hoạt động nữa. đồng thời biến tần cho phép khối phanh A30 làm việc, phát xung điều khiển khối nghịch lưu NL bằng IGBT để biến khối này thành khối chỉnh lưu. Sức điện động 3 pha do dộng cơ trả về khi thực hiện hãm được đưa về IGBT qua đường cấp nguồn của động cơ, tại đây nó chỉnh lưu để thành dòng một chiều qua khối A30 và tiêu tán trên điện trở phanh R1. Như vậy năng lượng dư của động cơ đã tiêu tán trên điện trở phanh R1 dưới dạng nhiệt làm giảm từ từ tốc độ xuống. Trong quá trình hoạt động, tốc độ động cơ luôn được cập nhập về biến tần và về khối PLC để thực hiện chỉnh và tính toán tín hiệu điều khiển. Khi tốc độ động cơ giảm xuống bằng tín hiệu đặt, biến tần cắt xung điều khiển chỉnh lưu khối IGBT, cắt khối A30, cho phép chỉnh lưu tiristor làm việc và phát xung điều khiển khối chỉnh lưu tiristor. Lúc này năng lượng 3 pha từ nguồn được chỉnh lưu nhờ khối CL thành nguồn 1 chiều đưa lên DC bus, sau đó nguồn 1 chiều này được khối nghịch lưu NL chuyển thành nguồn 3 pha có biên độ và tần số phù hợp với tốc độ đặt để đưa tới nguồn cấp cho động cơ. Hệ thống trở lại hoạt động bình thường và ổn định ở tốc độ mới.
2.3.5. Các bảo vệ trong cơ cấu thay đổi tầm với
- Bảo vệ quá tải cho cơ cấu tầm với. Cơ cấu tầm với bị quá tải khi nâng tải trọng lớn hơn định mức, sử dụng hạn chế tải trọng. Khi có hiện tượng quá tải tín hiệu báo bằng đèn và đưa tín hiệu đến PLC để ngắt cơ cấu nâng hạ hàng bằng tiếp điểm +K60+KE1-K61. Công tắc tơ mạch động lực động cơ đó mất điện.
- Bảo vệ ngắn mạch bằng các cầu chì, aptomat. Nếu các cơ cấu bị ngắn mạch thì cầu chì =0-F4 tác động với I = 250A, toàn bộ nhóm cơ cấu nâng hạ bị K0 mất điện làm cho công tắc tơ K1 mất điện cần không vươn ra được mà chỉ có thể thu vào.
- Bảo vệ quá nhiệt cho động cơ thực hiện. Khi động cơ +D-M1 bị quá nhiệt thì rơle F511tác động nhả tiếp điểm thường đóng F511(3.3) gửi tín hiệu đến PLC qua khối ET200. PLC xử lý và gửi tín hiệu đến cắt công tắc tơ K1 làm toàn bộ hệ thống mất điện đồng thời báo hiệu đèn ở buồng điều khiển.
- Bảo vệ quá tải cho động cơ điện phanh thuỷ lực. Nếu động cơ điện phanh thuỷ lực của cơ cấu bị quá tải do rơle nhiệt =4-F51 hay =4-F52sẽ tác động cắt aptomat F5(10A) tác động làm toàn bộ mạch động lực động cơ đó mất điện.
- Bảo vệ quá tốc cho động cơ bằng công tắc ly tâm M1-B03 gắn trên trục đông cơ. Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số có thể làm cho tốc độ động cơ vượt quá tốc độ định mức nên phải bảo vệ quá tốc cho động cơ.
- Bảo vệ hành trình tầm với bằng các công tắc hạn vị hành trình loại cam có 2 mức báo:
+ Mức 1: thông báo trước tầm hoạt động trong khoảng từ 8 đến 27m gần đến mức này máy tính sễ thông báo lỗi và cơ cấu tầm với lại có thể hoạt động.
+ Mức2: khi ra ngoài khoảng giới hạn từ 8 dến 27m thì hạn vị mức 2 tác động, cơ cấu tầm với sẽ bị khoá cứng ngay lập tức hay dừng lại toàn bộ hệ thống.
- Bảo vệ an toàn cho tầm với bằng chốt khoá an toàn 508 khi cơ cấu tầm với ngừng hoạt động.
- Bảo vệ sự cố bằng các nút dừng khẩn cấp đưa tới K005.
- Bảo vệ quá trọng tải khi nâng cần nhờ tiếp điểm K060.
- Bảo vệ không chơ cơ cấu tầm với bằng K81, K1.
2.4. TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU QUAY
Cơ cấu quay của cần trục gồm 2 động cơ truyền động chính là động cơ dị bộ roto lồng sóc +D-M1 và +D-M2. Hai động cơ truyền động trụ quay và đối xứng qua tâm. Trong lúc quay phía trên trụ chính được định tâm nhờ con lăn và lò xo ép. Hai động cơ làm việc song song và được điều khiển bởi tay điều khiển trong bộ điều khiển, điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi thứ tự mở các van IGBT để thay đổi thứ tự các pha. Mỗi động cơ hãm sẽ được hãm bằng một phanh điện thuỷ lực dẫn động bộ hãm cơ khí.
2.4.1. Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu quay.
Cơ cấu quay của họ cần trục chân đế TUKAN được giới thiệu trong các bản vẽ trên các hình 2.11, 2.12, 2.13, 2.14, 2.15:
Hình 2.4.1. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực cơ cấu quay
Hình 2.4.2. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực cơ cấu quay
Hình 2.4.3. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển cơ cấu quay
Hình 2.4.4. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển cơ cấu quay
2.4.2. Chức năng các phần tử
- +D-M1, +D-M2: động cơ truyền động chính.
- +D-Y1, +D-Y2: Phanh thuỷ lực.
- K1(3.5): Công tắc tơ chính đóng cấp nguồn cho mạch động lực.
- K5(3.7): Công tắc tơ đóng cấp nguồn cho phanh thuỷ lực.
- 6SE70: bộ biến tần gián tiếp điều chỉnh độ rộng xung PWM.
- A30: Bộ điều chỉ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status