Nhà máy thủy điện nậm chiến hạng mục đập vòm – Cửa nhận nước mục cấp điện tự dùng cho đập vòm – Cửa nhận nước - pdf 18

Download miễn phí Nhà máy thủy điện nậm chiến hạng mục đập vòm – Cửa nhận nước mục cấp điện tự dùng cho đập vòm – Cửa nhận nước



Tại công trường có bố trí lực lượng bảo vệ trực 24/24 đảm bảo chỉ những người có nhiệm vụ thi công mới được ra vào công trường. xung quanh công trường có điện chiếu sáng bảo vệ vào ban đêm.
- Trước khi tiến hành khởi công chúng tôi sẽ làm biển báo cho nhân dân trong khu vực biết được tên công trình quy mô tính chất công trình và những tác động khi thi công có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

di chuyển.
- Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên: Do quy mô và diện tích của hạng mục thi công là hẹp nên trên công trường chỉ bố trí nơi nghỉ trưa cho công nhân ngay tại lán chỉ huy công trường nơi ăn ở sẽ được bố trí ở khu vực khác.
- Điện, nước phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư và Cơ quan chủ quản để làm thủ tục hợp đồng xin cấp điện, nước thi công. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí tại lán chỉ huy công trường có lắp aptômát để ngắt điện khi bị các sự cố như chập, quá tải…
IV. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH
THI CÔNG PHẦN XÂY DỰNG TRẠM:
1.Công tác chuẩn bị, xác nhận tim mốc, san lấp mặt bằng và lắp đặt hệ thống tiếp địa:
- Tiếp nhận và nghiên cứu các tài liệu bản vẽ thiết kế hạng mục công trình.
- Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
- Định vị vị trí, tiến hành đặt mốc quan trắc và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục dựa vào tổng mặt bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với các bên liên quan trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000. Định vị hạng mục công trình trong phạm vi đất theo thiết kế.
- Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, nhà thầu sẽ tiến hành san ủi mặt bằng thi công theo các tim mốc đã được xác định theo tài liệu thiết kế và thực tế thi công. Đất đá được đào san và xúc bắng máy xúc, vận chuyển đi đến vị trí cho phép đổ gần nhất bằng ô tô tự đổ.
- Do mặt bằng thi công nằm trên sườn núi có thể quá trình đào san mặt bằng gặp phải nền đá cứng nếu cần thiết đơn vị sẽ sử dụng biện pháp khoan nổ phá đá tạo mặt bằng. Khi đó, công tác khoan nổ nhà thầu sẽ thuê đơn vị có đủ điều kiện năng lực đảm nhiệm công tác này.
- Khi san lấp mặt bằng nếu gặp địa chất phía dưới là lớp đá cứng thì để lắp đặt hệ thống tiếp địa theo thiết kế, đơn vị sẽ sử biện pháp khoan nhồi các cọc tiếp địa và khoan nổ phá đá đào rãnh lắp đặt lưới tiếp địa. Sau đó lắp đặt hệ thống này đúng theo tiêu chuẩn TCXDVN 319:2004 - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung. 
- Sau khi mặt bằng được san lấp xong, nhà thầu sẽ tiến hành xác định kiểm tra lại tim mốc cốt cao ± 0,000 và tiến hành lắp dựng hàng dào bảo vệ xung quanh mặt bằng tránh rơi đất đá xuông dưới và bảo đảm an toàn cho người thi công các khâu tiếp theo (chi tiết hàng dào xem bản vẽ) sau đó tiến hành các phần thi công xây dựng tiếp theo: như đào móng, xây nhà trạm, tường dào…
- Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi móng xây và bê tông giằng móng đã được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công. Thi công lấp đất hố móng thủ công. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc Mikasa đến độ chặt thiết kế.
- Đất lấp móng và cát đôn nền được chia thành từng lớp dày từ 10-15cm, đầm chặt bằng máy đầm cóc đến đủ độ chặt theo thiết kế, kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh.
2. Biện pháp thi công xây tường.
2.1. Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây.
a. Vữa xây.
- Chiều rộng mạch vữa ngang : 15 – 20mm.
- Chiều rộng mạch vữa đứng : 5 – 10mm.
- Thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1h.
- Gạch được tưới đủ nước trước khi xây.
- Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.
b. Khối xây.
- Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm 2 thanh fi 10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5 hàng gạch).
- Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.
- Độ nghiêng cho phép đối với tường xây đảm bảo theo quy phạm.
2.2. Biện pháp thi công.
a. Chuẩn bị mặt bằng.
- Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.
- Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa xây.
- Chuẩn bị công cụ chứa vữa xây : hộc gỗ hay hộc tôn.
- Chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu ( kích thước 50 x 50 x 40 cm ).
- Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.
b. Phương pháp trộn vữa.
- Đong cát, xi măng theo cấp phối tỷ lệ theo mác vữa thiết kế.
- Trộn khô theo tỷ lệ quy định bằng thủ công sau đó mới trộn nước để xây.
c. Trình tự thi công.
- Làm sạch bề mặt.
- Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm .
- Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.
- Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô đến vị trí răng tường đổ dầm và mái.
- Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.
3. Biện pháp, yêu cầu cho công tác lắp dựng, tháo dỡ cốp pha.
- Giải pháp cốp pha, dàn giáo cho hạng mục là cốp pha gỗ, dàn giáo thép định hình kết hợp với cây chống gỗ để lắp dựng cho đổ bê tông .
- Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.
- Ván khuôn lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn.
- Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng phần cụ thể .
- Đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để tăng cường.
- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cừ .
- Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cốp pha.
- Cố định ván khuôn bằng các neo hay cây chống.
Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn
- Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác theo thiết kế. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hay va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.
4. Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác bê tông cốt thép.
a . Các yêu cầu của kỹ thuật cốt thép.
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo: Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ. Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch.
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng
- Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.
b . Gia công cốt thép .
- Nắn thẳng cốt thép bẳng phương pháp thủ công.
- Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.
- Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế bằng phương pháp thủ côn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status