Một số vấn đề về quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng ở cục thuế Vĩnh Phúc - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Một số vấn đề về quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng ở cục thuế Vĩnh Phúc



MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế giá trị gia tăng
1.1.2 Các phương pháp tính và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
1.1.3 Tính tất yếu của của việc áp dụng thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam
1.2 QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
1.2.1 Bản chất, vai trò và ý nghĩa của việc hoàn thuế giá trị gia tăng
1.2.2 Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng
1.2.3 Quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng
1.3 CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG HIỆN NAY TẠI CỤC THUẾ VĨNH PHÚC
2.1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ VĨNH PHÚC TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Cục thuế Vĩnh phúc
2.1.2 Kết quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế Vĩnh Phúc trong một số năm gần đây
2.1.3 Những điều kiện cơ bản để thực hiện luật thuế giá trị gia tăng
 
2.2 THỰC TRẠNG CỦA QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ VĨNH PHÚC
2.2.1 Những vướng mắc, tồn tại
2.2.2 Những nguyên nhân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.1 NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước
3.2.2 Giải pháp từ phía cơ quan thuế
3.2.3 Giải pháp từ phía đơn vị sản xuất-kinh doanh
 
KẾT LUẬN
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cơ quan thuế.
Ngoài hồ sơ gửi đến cơ quan thuế theo quy định, các tài liệu, hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, đối tượng được hoàn thuế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ sở. Đối tượng được hoàn thuế phải cung cấp các tài liệu liên quan đến việc hoàn thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Đối tượng đề nghị hoàn thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu đã kê khai với cơ quan thuế.
II- Trách nhiệm của cơ quan thuế
1- Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế:
Cơ quan thuế trực tiếp quản lý Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của đối tượng đề nghị hoàn thuế theo đúng quy trình, thủ tục hành chính. Khi nhận hồ sơ, bộ phận hành chính phải ghi rõ ngày nhận hồ sơ, đóng dấu công văn đến, chuyển hồ sơ cho bộ phận quản lý ngay trong ngày, hay chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo.
2- Kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế:
Khi nhận được hồ sơ do bộ phận hoàn thuế chuyển sang, bộ phận quản lý thực hiện kiểm tra thủ tục, hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo các nội dung:
Kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng;
Kiểm tra về đối tượng và trường hợp đề nghị hoàn thuế;
Kiểm tra các chỉ tiêu, số liệu tổng hợp và chi tiết liên quan đến số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn trên hồ sơ của đối tượng.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế thấy chưa lập đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 7 ngày (tính theo ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ), cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản yêu cầu đối tượng hoàn thuế bổ sung thêm các hồ sơ cong thiếu hay lập lại hồ sơ để gửi cho cơ quan thuế. Trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho đối tượng đề nghị hoàn thuế. Thông báo nêu rõ nội dung, tài liệu cần giải trình, bổ sung hay lý do không được hoàn.
3- Phân loại Đối tượng hoàn thuế:
a) Đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế:
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập có thời gian kinh doanh dưới 1 năm, đề nghị hoàn thuế lần đầu;
- Cơ sở kinh doanh đã có các hành vi vi phạm gian lận về thuế GTGT theo hướng dẫn tại Mục VI Thông tư 82/2002.
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa là nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản chưa qua chế biến theo đường biên giới đất liền;
- Cơ sở kinh doanh chia tách, giải thể, phá sản.
b) Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau: là các đối tượng không thuộc đối tượng quy định tại điểm a ở trên.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm gian lận về thuế giá trị gia tăng nêu trên thuộc đối tượng áp dụng kiểm tra trước khi hoàn thuế, sau 12 tháng kể từ khi phát hiện đối tượng có hành vi gian lận nếu đã chấp hành tốt các quy định của luật thuế, chế độ quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ sẽ được áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau. Cơ quan thuế xem xét cụ thể từng trường hợp này.
4- Kiểm tra xác định số thuế được hoàn:
a) Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau: bộ phận quản lý thu thực hiện kiểm tra xác định số thuế hoàn theo nội dung sau:
- Đối chiếu các số liệu liên quan giữa số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn, biểu kê khai tổng hợp thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa khấu trừ hết với tờ khai nộp thuế giá trị gia tăng tháng, quyết toán thuế của năm có liên quan, các bảng kê chi tiết hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra, tình hình nộp thuế, hoàn thuế các tháng trước, tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ;
- Kiểm tra thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trong trường hợp vừa kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, vừa kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu nhập khẩu.
Trường hợp qua kiểm tra hồ sơ phát hiện số liệu có sai lệch, bộ phận quản lý thu trình lãnh đạo cơ quan thuế ra thông báo bằng văn bản cho đối tượng biết để giải trình bổ sung.
Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu trên hồ sơ và số liệu liên quan đến hồ sơ hoàn thuế, bộ phận quản lý thu xác định số thuế giá trị gia tăng được hoàn để trình lãnh đạo Cục thuế quyết định hoàn thuế.
b) Đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế:
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm (nếu có), nếu Đối tượng đã thực hiện các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan thuế thì phòng quản lý thu trình lãnh đạo Cục thuế ra quyết định hoàn thuế theo số thuế được hoàn xác định lại qua kiểm tra, thanh tra.
c) Trình tự kiểm tra xác đinh số thuế được hoàn đối với đối tượng do Chi cục thuế quản lý như sau:
- Tại Chi cục thuế: bộ phận quản lý thu thực hiện kiểm tra xác định số thuế được hoàn như quy định đối với đối với đối tượng do Cục thuế quản lý nêu trên.
Qua kiểm tra, nếu hồ sơ hoàn thuế đã đầy đủ, đúng quy định, bộ phận quản lý thu trình lãnh đạo Chi cục thuế có công văn gửi Cục thuế kèm theo hồ sơ hoàn thuế của đối tượng. Công văn nêu rõ: kết quả kiểm tra hồ sơ; phần loại đối tượng hoàn thuế; số tiền được hoàn.
Đối với trường hợp kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế: căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm (nếu có), nếu đối tượng đã thực hiện các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan thuế thì bộ phận quản lý thu trình lãnh đạo Chi cục thuế có công văn gửi Cục thuế kèm theo số thuế được hoàn xác định lại qua kiểm tra, thanh tra kèm theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế và hồ sơ kiểm tra, thanh tra của Chi cục thuế.
- Tại Cục thuế: khi nhận được hồ sơ hoàn thuế do Chi cục thuế gửi lên, phòng nghiệp vụ thuế thực hiện thẩm định hồ sơ hoàn thuế và trình lãnh đạo Cục thuế ra quyết định hoàn thuế.
Đối với những trường hợp thuộc đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau, khi kiểm tra hồ sơ phát hiện có sai phạm tròn kê khai hoàn thuế hay có dấu hiệu nghi ngờ bất thường, bộ phận quản lý thu báo cáo lãnh đạo cơ quan thuế quyết định kiểm tra hay thanh tra tại cơ sở trước khi hoàn thuế.
5- Ra quyết định hoàn thuế:
Lãnh đạo Cục thuế căn cứ vào hồ sơ hoàn thuế của phòng quản lý thu, phòng nghiệp vụ thuế trình để ra quyết định hoàn thuế. Quyết định hoàn thuế được chuyển cho phòng Hành chính lưu hành.
Thời gian xử lý hoàn thuế là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định đến khi ra quyết định hoàn thuế; riêng với đối tượng sử dụng vốn ODA; tổ chức, cá nhân ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế là 03 ngày.
Trường hợp cần kiểm tra, thanh tra xác minh trước khi hoàn thuế, thời gian tối đa là 60 ngày.
6- Lưu hành quyết định hoàn thuế:
Quyết định hoàn thuế được gửi:
- 1 bản cho đối tượng được hoàn thuế.
- 1 bản cho phòng kế hoạch tổng hợp.
- 1 bản gử...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status