Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá



Công nghiệp của Tỉnh tập trung tại 4 khu Công nghiệp là: Khu Công nghiệp Lam Sơn-Mục Sơn; khu Công nghiệp Thanh Hoá - Sầm Sơn; khu Công nghiệp Tỉnh Gia - Nghi Sơn; khu Công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành. Giá trị sản xuất của Công nghiệp quốc doanh tăng thấp, chỉ tăng bình quân hàng năm 6,2%, Công nghiệp địa phương quản lý tăng 16,64% năm, trong đó ngoài quốc doanh tăng 30,31% năm. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ chỗ chưa có năm 1996 đến năm 2000 đã chiếm tỷ trọng 19,31% giá trị sản xuất toàn ngành. Vì vậy cơ cấu Công nghiệp theo các thành phần đã có sự thay đổi đáng kể.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n lợi cho phát triển Lâm nghiệp. Chương trình 327 chủ trương giao đất Lâm nghiệp, giao rừng đến các hộ gia đình và hiện nay đang thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng của cả nước đến năm 2010. Lâm nghiệp Thanh Hoá đã có bước phát triển mới, chuyển hẳn từ Lâm nghiệp Nhà nước sang phát triển theo hướng Lâm nghiệp xã hội, trồng rừng nhân dân. Do vậy rừng đã có chủ thực sự, nạn chặt phá rừng bừa bãi, buôn lậu gỗ lâm sản trái phép đã hạn chế, rừng đang được bảo tồn và phát triển theo hướng lấy trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng là chính. Cơ cấu cây trồng được đổi mới theo hướng kết hợp giữa mục đích phòng hộ môi trường và mục đích kinh tế, đã khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng hàng năm từ 70000 - 10.000 ha. Tổng vốn đầu tư cho Lâm nghiệp từ năm 1993 - 2000 đạt trên 100 tỷ đồng (dự án 327: 70 tỷ; dự án 661: 28 tỷ…) do vậy độ che phủ rừng từ 27 % năm 1990 đến nay đã tăng lên 35%. Song tỷ trọng Lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị Nông nghiệp vẫn nhỏ bé và ngày càng có xu hướng giảm: Năm 1991 là 11,1%, năm 1999 còn 7,4%. Đầu tư phát triển vốn rừng chẳng những góp phần chuyển dịch cơ cấu Lâm nghiệp theo hướng tích cực, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển Nông nghiệp và nhiều mặt của đời sống xã hội.
Về công nghiệp: Xây dựng và Công nghiệp ở Thanh Hoá có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với nền kinh tế của Tỉnh theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với tiềm năng dồi dào về tài nguyên, lao động, Công nghiệp Thanh Hoá đã có những đổi mới đáng phấn khởi. Thực tế cho ta thấy, từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt là từ năm 1991 đến nay, cơ cấu nội bộ ngành Công nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập.
Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hàng năm đóng góp 60 - 65% ngân sách của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1996 - 2000 đạt 13,5% cao hơn thời kỳ 1991 - 1995 (9,9%), trong thời gian 5 năm 1996 - 2000 là thời kỳ đầu tư theo quy hoạch vào Công nghiệp nhiều chưa từng có đã làm thay đổi cơ cấu theo hướng khai thác thế mạnh của địa phương đó là chế biến cây Công nghiệp và vật liệu xây dựng, đồng thời tạo được cơ sở vật chất đáng kể cho bước phát triển tiếp theo tăng nhanh một số sản phẩm lớn như xi măng, đường, quạt điện, bao bì, giấy xuất khẩu… Tuy nhiên, sản phẩm huy động trong thời kỳ còn ít do khó về thị trường tiêu thụ, chậm về tiến độ đầu tư và thi công. Đầu tư vào Công nghiệp chế biến chiếm đa số với tỷ trọng đầu tư bình quân thời kỳ 1996 - 2000 tới 94,5% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy trong cơ cấu giá trị Công nghiệp có xu hướng phát triển Công nghiệp chế biến theo sản phẩm, sản xuất vật liệu Xây dựng và Công nghiệp gia công hàng xuất khẩu. Trong đó Công nghiệp chế biến hàng thực phẩm và sản xuất vật liệu Xây dựng đang từng bước hình thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Công nghiệp của Tỉnh tập trung tại 4 khu Công nghiệp là: Khu Công nghiệp Lam Sơn-Mục Sơn; khu Công nghiệp Thanh Hoá - Sầm Sơn; khu Công nghiệp Tỉnh Gia - Nghi Sơn; khu Công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành. Giá trị sản xuất của Công nghiệp quốc doanh tăng thấp, chỉ tăng bình quân hàng năm 6,2%, Công nghiệp địa phương quản lý tăng 16,64% năm, trong đó ngoài quốc doanh tăng 30,31% năm. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ chỗ chưa có năm 1996 đến năm 2000 đã chiếm tỷ trọng 19,31% giá trị sản xuất toàn ngành. Vì vậy cơ cấu Công nghiệp theo các thành phần đã có sự thay đổi đáng kể.
Nhìn một cách tổng thể, chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp đã theo hướng tích cực, bước đầu khai thác lợi thế so sánh, tạo ra một số sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng tăng dần… Tuy nhiên cơ cấu cấu sản phẩm còn đơn điệu, chậm đôỉ mới, nhiều ngành hàng tiêu dùng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngành thu hút nhiều lao động như may, dệt, giầy da… chưa được sản xuất nhiều trong tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu ngay cả thị trường nội tỉnh. Công nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý có công nghệ lạc hậu, yếu kém về tài chính, tổ chức lao động do đó hoạt động kém hiệu quả, các doanh nghiệp mới đầu tư công suất còn thấp. Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy đã có bước phát triển khá hơn trước nhưng chưa mạnh, chưa phát huy hết nội lực trong nhân dân, các chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ và chưa được quan tâm tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Hiện tại Thanh Hoá có 2 nhà máy Xi măng lớn là Bỉm Sơn và Nghi Sơn với công suất 4,1 triệu tấn/năm và 3 nhà máy đường: Lam Sơn, Việt - Đài, và Nông Cống với tổng công suất 14.000 tấn mía/ ngày, lớn nhất cả nước.
Các hoạt động Dịch vụ thương mại phát triển nhanh và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nhất là hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tiền tệ, du lịch và các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Tổng sản phẩm GDP toàn ngành thương mại, khách sạn nhà hàng bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 là 8,8%; thời kỳ 1996 - 2000 là 7,3%. Tỷ trọng GDP của khối ngành Dịch vụ tăng từ 31% năm 1990 lên 33,6% năm 2000. Mặc dù hoạt động thương mại dịch vụ đã có bước phát triển đáng kể, cơ cấu nội bộ nhóm ngành Dịch vụ cũng đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực.
Bảng 2.5 Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Tỉnh Thanh Hoá
qua các năm
Đơn vị tính: 1000USD
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
8159
6784
9773
20234
14336
13509
26566
28356
25879
34500
Bq USD/ng
2,59
2,12
3,00
6,14
4,29
4,00
7,75
8,17
7,35
9,95
Nhập khẩu
12754
17131
25688
21405
28951
18751
36643
20000
28000
30000
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001- 2010
Thương mại đã được xây dựng và phát triển thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ thị trường xã hội đạt 4000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 7,5%. Diện mạo thị trường có nhiều khởi sắc, hàng hoá phong phú, cung ứng đầy đủ nhu cầu vật tư, hàng hoá cho sản xuất và đời sống. Song hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn là lĩnh vực còn nhiều yếu kém, trì trệ chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của Tỉnh. Xuất khẩu đạt 16% so với mục tiêu đề ra là do các mặt hàng lượng thực, xi măng, đường, hải sản, nông sản… không có xuất hay rất thấp. Ngành thương mại bước đầu biết gắn kết với sản xuất Nông nghiệp bằng việc đầu tư vốn, vật tư, giống và kỹ thuật để mua và chế biến hàng xuất khẩu cho người sản xuất. Giá trị xuất khẩu chính ngạch năm 2000 mới đạt 34.500.000 USD, bình quân đầu người của Tỉnh mới đạt 9,95USD/người/năm thấp xa so với bình quân chung của cả nước (180USD). Đây là một thách thức lớn đặt ra đối với Tỉnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi qua các thời kỳ, trong giai đoạn 1991 - 1995 là lạc vỏ, cà phê, chè, dầu tinh quế, xi măng, hải sản đông lạnh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status