Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển khoa học - công nghệ ngành Nông nghiệp - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển khoa học - công nghệ ngành Nông nghiệp



MỤC LỤC
 
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ cho ngành Nông nghiệp 4
I) Vai trò của Khoa học – Công nghệ trong Nông nghiệp 4
1) Khái niệm Khoa học – Công nghệ 4
1.1) Khoa học 4
1.2) Công nghệ 5
1.3) Mối quan hệ giữa Khoa học và Công nghệ 7
1.4) Nội dung Khoa học – Công nghệ trong Nông nghiệp 8
2) Đặc trưng của KH-CN trong ngành Nông nghiệp 12
2.1) Tiến bộ Khoa học – Công nghệ phải dựa vào tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học 12
2.2) Việc nghiên cứu ứng dụng KH – CN trong Nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao. 13
2.3)Tính đa dạng của các loại hình Công nghệ trong Nông nghiệp 14
2.4) Tính đồng bộ cân đối trong phát triển KH – CN trong Nông nghiệp 14
3) Vai trò của KH – CN đối với sự phát triển ngành Nông nghiệp 15
3.1) Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ngành Nông nghiệp 15
3.2) Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp 16
3.3) Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm ngành Nông nghiệp, thúc đẩy phát triển Nông nghiệp hàng hoá 17
4) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển KH – CN ngành Nông nghiệp 18
4.1) Sự phát triển của thị trường Khoa học – Công nghệ 18
4.2) Vốn đầu tư 19
4.3) Nguồn nhân lực 19
4.4) Cơ chế quản lí KH – CN 19
4.5) Quan hệ quốc tế về KH – CN 19
II) Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp 20
1) Khái niệm vốn đầu tư 20
2) Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển KH-CN 21
2.1)Nguồn vốn đầu tư trong nước 21
2.2)Nguồn vốn nước ngoài 23
3) Vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển KH-CN 26
4) Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN cho ngành Nông nghiệp 27
4.1) Môi trường đầu tư 27
4.2) Thị trường Khoa học – Công nghệ và thị trường vốn cho phát triển KH – CN. 28
4.3) Nguồn nhân lực 29
4.4) Các chính sách xúc tiến đầu tư nói chung và đầu tư vào KH – CN ngành Nông nghiệp nói riêng 29
4.5) Tình hình thế giới 30
Chương II. Thực trạng về vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành 31
Nông nghiệp 31
I) Tổng quan về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên 31
1) Điều kiện tự nhiên 31
1.1) Vị trí - địa lý 31
1.2) Khí hậu thời tiết 31
1.3) Tài nguyên thiên nhiên 32
1.3.1) Tài nguyên đất 32
1.3.2) Tài nguyên nước 32
1.3.3) Tài nguyên khoáng sản 32
2) Điều kiện kinh tế - xã hội 33
2.1) Dân số và nguồn nhân lực 33
2.2) Cơ sở hạ tầng 34
2.3) Đánh giá tổng quan những tiềm năng và khả năng phát huy các lợi thế so sánh vào mục tiêu phát triển của tỉnh. 36
II) Tình hình phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên 37
1) Trồng trọt 39
1.1)Cây lương thực 40
1.2)Cây rau đậu các loại 43
1.3)Cây CN ngắn ngày 43
2) Chăn nuôi 45
3) Thuỷ sản 48
4) Đánh giá chung về thực trạng ngành Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên 50
4.1) Thành tựu 50
4.2) Hạn chế và nguyên nhân 51
III) Thực trạng về KH-CN ngành Nông nghiệp tỉnh 51
1) Thuỷ lợi hoá Nông nghiệp 52
1.1)Về thuỷ lợi 52
1.2)Phục vụ tưới 53
1.3)Phục vụ tưới tiêu 54
2) Cơ giới hoá Nông nghiệp 55
3) Điện khí hoá Nông nghiệp 57
4) Hoá học hoá Nông nghiệp 57
5) Sinh học hoá Nông nghiệp 59
5.1)Về trồng trọt 59
5.2)Về chăn nuôi 60
IV) Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp tỉnh 61
1) Thực trạng 61
1.1) Quy mô 62
1.2) Cơ cấu 64
2) Đánh giá 67
Chương III. Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp 71
1) Định hướng phát triển KH – CN Nông nghiệp tỉnh đến năm 2015 71
1.1) Định hướng phát triển Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên 72
1.1.1) Định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2010 73
1.1.2) Định hướng phát triển ngành chăn nuôi 77
1.2) Định hướng phát triển KH-CN ngành Nông nghiệp của tỉnh 79
1.2.1)Thuỷ lợi hoá Nông nghiệp 79
1.2.2)Cơ giới hoá Nông nghiệp 79
1.2.3)Điện khí hoá Nông nghiệp 79
1.2.4)Hoá học hoá Nông nghiệp 79
1.2.5)Sinh học hoá Nông nghiệp 80
2) Các kiến nghị nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển KH-CN Nông nghiệp tỉnh 80
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ào khai thác tại bưu điện huyện để cùng các dịch vụ đại lý phân phối, bưu chính uỷ thác…tạo hướng phát triển mới cho ngành trên địa bàn tỉnh.
2.2.3) Cấp điện, nước
Thực hiện chủ trương điện khí hoá nông thôn, hệ thống lưới điện đã được đưa về thôn, xóm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong giai đoạn 2000-2008, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, hệ thống đường dây tải điện trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể. Tổng chiều dài đường dây cáp cấp điện áp khoảng trên 812,3km trong đó có 72,5km đường dây 110KV, 453,1km đường dây 35KV, 286,7km đường dây 6-10Kv và 86,7km đường dây 0,4Kv.
Trong giai đoạn qua , toàn tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển và cải tạo, nâng cấp lưới điện, xây mới các trạm biến áp, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện trên
địa bàn tỉnh đật 100%, đáp ứng cơ bản nhu cầu điện sản xuất và tiêu dùng trong nông dân.
Vấn đề cấp nước sinh hoạt được chính quyền và nhân dân tỉnh quan tâm. Trong tổng số các loại hình cấp nước, loại hình cấp nước bằng giếng khoan chiếm đa số, các loại hình cấp nước băng giếng đào, bể chứa nước mưa, loại hình cấp nước tập trung dẫn nước bằng đường ống rất ít.
2.3) Đánh giá tổng quan những tiềm năng và khả năng phát huy các lợi thế so sánh vào mục tiêu phát triển của tỉnh.
Các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên có những lợi thế và hạn chế cơ bản sau:
2.3.1)Lợi thế
Vị trí của tỉnh nằm ở trung tâm ĐB Bắc Bộ, gần thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh; là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đất đai của tỉnh bằng phẳng, màu mỡ, nắm trong vùng có điều kiện kinh tế tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, nhất là những cây đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra 1 khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong vùng và cả nước.
Hưng Yên có nguồn lao động dồi dào, giàu truyền thống, có khả năng tiếp thu nhanh Công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình phát triển CNH-HĐH của tỉnh cũng như của cả nước.
Có nhiều tuyến giao thông quan trọng của Hà Nội chạy qua
Có cơ sở hạ tầng đang từng bước được đổi mới phát triển.
Hưng Yên là một tỉnh thuần nông, có điều kiện, tiềm năng…thuận lợi
cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung cũng như phát triển Khoa học – Công nghệ ngành nông nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó Hưng Yên nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển nên cũng rát thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển KH – CN từ dân cư trong tỉnh và từ các trung tâm kinh tế lớn lân cận.
2.3.2) Những hạn chế
- Là tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân số lớn, tài nguyên đất đai chủ yếu là đất Nông nghiệp nhưng diện tích đất Nông nghiệp bình quân đầu người thấp so với cả nước và trong vùng, nền kinh tế còn nặng về sản xuất Nông nghiệp, Công nghiệp chưa phát triển mạnh, thu nhập bình quân đầu người thấp.
- Tài nguyên khoáng sản ít là một hạn chế đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Lao động có trình độ KHKT chiếm tỷ trọng thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
II) Tình hình phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBNd tỉnh, quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh nói chung, cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng. Tuy có những khó khăn nhất định (cả về vật chất, tinh thần, điều kiện sản xuất, kỹ thuật, thổ nhưỡng đất đai…) của tỉnh mới tái lập, nhưng với những nghiên cứu, đề xuất, tham mưu và chỉ đạo trực tiếp của cơ sở trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp về kỹ thuật, đầu tư và hỗ trợ nhân dân nên tiềm năng đất đai, kinh tế Nông nghiệp- Nông thôn phát huy hiệu quả ngày càng cao, năng suất cây trồng vật nuôi, năng suất lao động xã hội tăng hàng năm; sản phẩm Nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và chất lượng; nhiều ngành nghề truyền thống, tiểu thủ Công nghiệp và dịch vụ nông thôn được khôi phục phát triển.
Trong thời kỳ 1997-2001 giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,42%/năm, giai đoạn 2001-2008 giá trị sản xuất khối ngành tăng bình quân5,13%/năm. Giá trị sản xuất Nông Nghiệp (theo giá thực tế) năm 2008 đạt 7690,79 tỷ đồng, chiếm 27,95% GDP tỉnh.
Bảng 2.3 :Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp
2001
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Giá trị sản xuất Nông nghiệp
2283,1
2591,1
2747,5
2886,3
3009,7
3185,9
3329,9
Chỉ số phát triển (%)
112,73
104,7
106,03
105,05
104,3
105,86
104,52
Đơn vị: tỷ đồng (giá so sánh)
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên 2007, báo cáo kt-xh tỉnh Hưng Yên 2008
Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp cũng từng bước tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi - thuỷ sản và dịch vụ Nông nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt. Năm 2007 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 52,17%, ngành chăn nuôi là 46,15% và dịch vụ Nông nghiệp là 1,68%.
Bảng 2.4:Cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp
2001
2003
2004
2005
2006
2007
Trồng trọt
69,86
69,44
63,74
60,49
61,1
52,17
Chăn nuôi
28,62
29,14
34,87
37,94
36,62
46,15
Dịch vụ NN
1,52
1,42
1,43
1,57
2,28
1,68
Đơn vị: %, theo giá hiện hành
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên 2007
Kim ngạch XK nông sản của Hưng Yên năm 2007 đạt khoảng 5 triệu USD chiếm 25% tổng kim ngạch XK của địa phương. Các nông sản XK chính là: dưa chuột, cà chua, cải xa lát, nhãn, vải khô, long nhãn, thịt lợn…
Trồng trọt
Ngành trồng trọt của Hưng Yên trong những năm qua đã có những sự chuyển biến khá toàn diện về cây trồng, giống, mùa vụ và diện tích. Quá trình chuyển đổi này gắn liền với đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả và yêu cầu hoà nhập trong cơ chế thị trường.
Trong giai đoạn 2000-2008 giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 4,22%/năm, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp (khoảng 60%). Năm 2008 giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 4012290 triệu đồng (theo giá thực tế), chiếm 51,4% giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt
2001
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Giá trị sản xuất (theo giá thực tế) (tỷ đồng)
1885,4
2241,1
2488,6
2712,4
3198,6
3817,2
4012,29
Cơ cấu (%)
69,86
69,44
69,74
60,49
61,1
52,17
51,4
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên 2007; Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên 2008
Trong cơ cấu sản phẩm trồng trọt, một số sản phẩm chủ lực vẫn giữ vai trò quan trọng trong những năm qua. Cây lương thực vẫn là nhóm cây trồng đóng góp tỷ trọng giá trị lớn nhất chiếm hơn 50%, sau đó là cây ăn quả và cây rau đậu, cây CN hàng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status