Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
4. Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG I: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ LÀNG NGHỀ 4
1.1. Khái niệm và đặc điểm của làng nghề: 4
1.1.1. Khái niệm về làng nghề 4
1.1.2. Đặc điểm của làng nghề: 8
1.2. Vai trò của kinh tế làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn nước ta 10
1.2.1. Vai trò của làng nghề đói với phát triển kinh tế nói chung: 10
1.2.2. Vai trò của làng nghề đối với xã hội nói chung: 13
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế làng nghề 18
1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên: 18
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế 18
1.3.3. Nhóm nhân tố văn hoá- xã hội 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ LÀNG NGHỀ Ở HẢI PHÒNG 20
2.1. Khái quát các điều kiện phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng 20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của làng nghề ở Hải Phòng: 20
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Hải Phòng và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của làng nghề: 22
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng: 25
2.2.1.Vài nét về quá trình phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng: 25
2.2.2.Sự phát triển của làng nghề Hải Phòng giai đoạn từ năm 1996 đến nay: 30
a)Chủ trương chính sách phát triển làng nghề của thành phố .30
b) Thực trạng về hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề của Hải Phòng hiện nay: 31
c) Tình hình lao động ở các làng nghề Hải Phòng: 33
d) Về vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng của các làng nghề hiện nay của Hải Phòng 37
e) Cơ sở hạ tầng cho sản xuất của làng nghề ở Hải Phòng 39
f) Về nguồn nguyên liệu cho sản xuất ở các làng nghề 40
g) Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở Hải Phòng hiện nay: 41
h) Về thu nhập và mức sống của lao động làng nghề hiện nay 43
2.3. Kết quả và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế làng nghề của Hải Phòng 45
2.3.1.Những kết quả đạt được trong thời gian qua: 45
2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng hiện nay: 47
2.3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng: 50
CHUƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ Ở HẢI PHÒNG 53
3.1. Những yêu cầu cơ bản trong phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng: 53
3.1.1.Cần nhận thức đầy đủ vai trò và sự cần thiết phát triển kinh tế làng nghề: 53
3.1.2. Phát triển làng nghề phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn Hải Phòng 54
3.1.3. Phát triển sản xuất của làng nghề phải gắn với việc đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản phẩm làng nghề: 55
3.1.4. Cần phát huy tối đa nội lực và tận dụng các yếu tố ngoại lực để phát triển làng nghề: 56
3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng: 57
3.2.1. Hoàn thiện và thực hiện công tác quy hoạch sản xuất làng nghề ở Hải Phòng: 57
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu về tiêu thụ: 58
3.2.3. Đổi mới và tăng cướng áp dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm: 64
3.2.4. Phát triển các quan hệ tín dụng nhằm đảm bảo vốn sản xuất cho các làng nghề: 66
3.2.5. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất của các làng nghề: 68
3.2.6. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và môi trường của làng nghề: 69
3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sản xuất của các làng nghề 70
3.2.8. Phát triển đa dạng các mô hình hợp tác sản xuất trong các làng nghề 72
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đan tre, chế biến cói, thêu ren,... các ngành đòi hỏi sự cẩn thận kiên trì và khéo léo. Với cả hai giới đều có những ngành nghề phù hợp để tham gia lao động, tân dụng nguồn lực lao động ở địa phương.
Bảng 5: Số lượng lao động ở các làng nghề
(Đơn vị: người)
Số TT
Tên ngành nghề
Lao động (người)
Tổng số
Theo giới tính
Tính chất lao
động
Tình trạng
việc làm
Nam
Nữ
Thường xuyên
Thời vụ
Đủ việc
Thiếu việc
1
Đan tre
5.039
2.470
2.569
1.791
3.248
2.140
2.899
2
Thêu ren
844
06
838
552
292
500
344
3
Gột cá giống
850
820
30
250
600
720
130
4
Dệt chiếu cói
1.500
600
900
600
900
1.200
300
5
Sản xuất đồ gỗ
1.615
1.454
161
817
798
1.156
459
6
Chế biến nông sản
1.661
595
1.066
1.015
646
1.078
538
7
KD cây cảnh
2.262
973
1.289
1.606
656
1.855
407
8
Vật liệu xây dựng
4.867
3.441
1.426
3.203
1.664
3.803
1.064
9
Đúc, rèn kim loại
1.626
1.213
413
990
636
1.232
394
10
Vận tải
905
855
50
802
103
830
75
11
Đánh cá xa bờ
2.900
2.900
-
1.900
1.000
1.900
1.000
Tổng cộng
24.069
15.327
8.742
13.526
10.543
16.414
7.655
(Nguồn: Sở NN & PTNT Thành phố Hải Phòng)
Phân chia theo tính chất lao động, ta có thể thấy, hoạt động của làng nghề đã góp phần giải quyết được cho 13.526 lao động thường xuyên và 10.543 lao động thời vụ. Phân chia theo tình trạng việc làm cho thấy điều đáng quan tâm là lượng việc làm ở các làng nghề hiện không đủ cho lượng người có nhu cầu làm việc, biểu hiện qua con số 7.655 người thiếu việc làm của các làng nghề được điều tra. Tổng số lao động có việc làm là làng nghề mới chỉ là hơn 24.000 người, chưa phải là con số lớn đối với lượng lao động dồi dào ở nông thôn Hải Phòng. Một mặt nó cho thấy nguồn lực lao động của Hải Phòng hiện vẫn chưa được giải phóng hết. Mặt khác lại thấy rằng nông thôn Hải Phòng hiện có một nguồn lao động dồi dào sẵn sàng với việc làm. Đây là một nguồn lực đáng kể để khai thác trong thời gian tới.
*Về chất lượng lao động: đáng chú ý là hiện nay các lao động hầu hết chưa qua đào tạo, chủ yếu làm bằng kinh nghiệm và truyền nghề. Do đó, chất lượng lao động không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bảng 6: Trình độ lao động ở các làng nghề
Số TT
Tên ngành nghề
Tổng số lao động
Chưa qua đào tạo
Đã qua đào tạo
Tổng số
Trình độ
Sơ cấp
Thợ giỏi
Trung cấp
CĐ ĐH
1
Đan tre
5.039
4.930
109
10
99
-
-
2
Thêu ren
844
-
844
741
102
-
1
3
Gột cá giống
850
770
80
-
52
25
3
4
Dệt chiếu cói
1.500
1.380
120
-
120
-
-
5
Sản xuất đồ gỗ
1.615
1.376
239
125
94
20
-
6
Chế biến nông sản
1.661
1.661
-
-
-
-
-
7
KD cây cảnh
2.262
2.262
-
-
-
-
-
8
Vật liệu xây dựng
4.876
4.119
748
348
400
-
-
9
Đúc, rèn kim loại
1.626
1.404
222
50
130
40
2
10
Vận tải
905
509
396
304
-
56
36
11
Đánh cá xa bờ
2.900
2.378
522
410
-
103
9
Tổng cộng
24.069
20.789
3.280
1.988
997
244
51
(Nguồn: Sở NN & PTNT Thành phố Hải Phòng)
Có thể thấy rằng tỷ lệ lao động đã được qua đào tạo là rất ít, chỉ có 3.280 người, chiếm 14% tổng số lao động làng nghề. Trình độ đào tạo của người làm nghề cũng tỷ lệ nghịch với số lượng lao động tương ứng. Chủ yếu thợ làm nghề chỉ có trình độ sơ cấp, chiếm đến hơn 50% tổng số lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt, người làm nghề có trình độ cao đẳng hay đại học rất hiếm hoi, chỉ có 51 người trong 3.280 người được đào tạo và trong 24.069 người là lao động làng nghề. Lượng lao động có qua đào tạo chủ yếu tập trung ở các nghề thêu ren, vận tải , vật liệu xây dựng. Nhưng thợ có trình độ cao về chuyên môn thì chủ yếu ở các ngành đánh cá xa bờ, đúc rèn kim loại. Một điểm đáng lưu ý là nghề chế biến nông sản, sản xuất các loại thực phẩm, bún bánh,... hoàn toàn không được đào tạo qua một bậc nào cả. Việc sản xuất hoàn toàn dựa trên nghề cha truyền con nối hay nghề dạy nghề. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm và sức khoẻ người tiêu dùng. Cũng như vậy, đối với các nghề đòi hỏi trình độ nhất định như vận tải, khai thác vật liệu xây dựng hay đánh cá xa bờ thì mức đào tạo mà người dân được học chủ yếu là trình độ sơ cấp. Dễ thấy rằng mức độ đào tạo đối với các ngành này như vậy là chưa thoả đáng. Hậu quả của nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như của cải vật chất của chính người làm nghề, ảnh hưởng tới sản phẩm và môi trường sinh thái bền vững.
Một vấn đề nữa là trình độ quản lý của chủ các cơ sở sản xuất ở Hải Phòng hiện cũng chưa cao. Nguyên nhân do sản xuất nhỏ quy mô gia đình nên chủ hộ đồng thời là chủ cơ sở sản xuất, quyết định mọi vấn đề liên quan đến sản xuất. Đối với những hộ sản xuất lâu năm còn có thể bù lấp bằng kinh nghiệm và mối quan hệ trong sản xuất, tiêu thụ. Còn đối với hộ mới đi vào sản xuất thì sự thiếu hụt kiến thức chung về sản xuất và quản lý làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay, người quản lý cần có một lượng kiến thức nhất định trong sản xuất kinh doanh để có được những quyết định kinh doanh đúng đắn. Trong khi đó, Hải Phòng vốn được đánh giá là một trong những thành phố có trình độ dân trí cao, nguồn lao động có tay nghề và được đào tạo bài bản hơn so với một số tỉnh, địa phương trong khu vực. Vấn đề là ở chỗ thu hút lượng lao động này phục vụ cho hoạt động của các làng nghề, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tóm lại, trình độ lao động nói chung của các lao động làng nghề ở Hải Phòng hiện nay là chưa cao, 86% lao động chưa qua đào tạo, chỉ có 14% lao động được qua đào tạo. Để phát triển sản xuất và duy trì sự tồn tại, phát triển của làng nghề thì trong thời gian tới cần có những biện pháp thúc đẩy công tác dạy và học nghề, nâng cao trình độ của người làm nghề.
d) Về vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng của các làng nghề hiện nay của Hải Phòng
Vốn là điều kiện cần thiết và không thế thiếu được để thực hiện bất cứ quá trình sản xuất kinh doanh nào. Nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn đang là lĩnh vực có vai trò chủ chốt trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Đối với các ngành nghề nông thôn, vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để phát huy tiềm năng về các nguồn lực khác của làng nghề. Trong quá trình hoạt động và phát triển hiện nay, các làng nghề cũng từng bước tích luỹ vốn, đầu tư cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, mức đầu tư cho mỗi ngành nghề và tỷ lệ đầu tư vốn trong mỗi ngành nghề là khác nhau.
Bảng 8: Tình hình đầu tư cho sản xuất ở các làng nghề
Số TT
Ngành nghề
Giá trị tài sản (triệu đồng)
Tổng giá trị
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Giá trị máy móc
TSCĐ khác
1
Đan tre
2.947
246
1.100
1.601
2
Thêu ren
1.238
390
618
230
3
Gột cá giống
3.550
50
0
3.500
4
Dệt chiếu cói
1.870
270
0
1.600
5
Sx đồ gỗ
10.390
1.180
3.360
5...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status