Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 3
1.1. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT- TRUNG. 3
1.1.1. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập 4
1.1.2. Giai đoạn sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ 6
1.2. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ MỘT XU THẾ TẤT YẾU 8
1.2.1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực 8
1.2.2. Tình hình riêng của hai nước đầu những năm 90 8
1.3. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC. 11
1.3.1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới được mở là cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển. 11
1.3.2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nước. 12
1.3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc 12
1.3.2.2 Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt Nam 14
1.3.3. Chính sách mậu dịch biên giới ở Quảng Tây: 16
1.3.4. Chính sách về phát triển mậu dịch biên giới tỉnh Vân Nam. 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 19
I. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc. 19
1. Về xuất nhập khẩu chính ngạch. 19
1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu. 21
1.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu. 21
1.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu. 23
II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc 24
1. Kết quả và thuận lợi. 24
2. Những tồn tại và khó khăn. 25
III. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG. 31
1. Phát triển thương mại làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng biên giới. 31
2. Quan hệ thương mại Việt - Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển. 33
2.1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn. 33
2.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp. 34
2.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới. 35
2.4. Mở rộng hoạt động du lịch. 36
2.5. Góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và thúc đẩy sự ra đời một số trung tâm kinh tế quan trọng. 36
2.6. Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc. 37
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HAI NƯỚC 39
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển kinh tế các tỉnh biên giới phía Bắc. 39
2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới. 40
3. Hoàn thiện hệ thống chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. 41
4. Thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Trung Quốc. 44
5. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. 45
5.1. Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế. 45
5.2. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa. 46
5.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế. 47
5.4. Tăng cường công tác giáo dục, vận động quần chúng kết hợp với giải quyết các chính sách xã hội. 48
5.5. Tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chức năng quản lý biên giới cửa khẩu. 49
5.6. Đề cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp: 51
6. Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc. 52
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 56

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông “.
Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu là
một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao
lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những
biến động chính trị xã hội trong lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ
làm triệt tiêu được mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, quan hệ hai
nước đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai
nước nói chung và trên lĩnh vực thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh,
ngày càng bền vững và “đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam.”
Bước vào thế kỷ XXI, công cuộc đổi mới và cải cách ở cả hai nước Việt Nam –
Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới . Vì vậy, việc củng cố
và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng - hai nước
theo phương châm 16 chữ vàng: “Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn
Định Lâu Dài, Hướng tới tương lai ” không những đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ
bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù hợp vơí xu thế hoà bình và phát triển
khu vực cũng như trên thế giới .
Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 4, 540 tỷ
USD và Trung Quốc đã trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Con số
này sẽ tăng nhanh trong năm 2004 và dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 và
10 tỷ USD vào năm 2010.
Có được kết quả nêu trên là do sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp
cả hai nước trong hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, đặc biệt là trong hoạt
động thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong quá trình viết báo cáo là sự kết
hợp những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập
từ thực tế, kết hợp tổng hợp sách báo, các số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích
tình hình thực tế nhằm tạo ra một hướng đi hợp lý và thống nhất để giải quyết vấn đề
đặt ra trong báo cáo này .
Nội dung của báo cáo gồm ba chương :
Chương I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế .
Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc .
Chương III : Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai
nước .


Z8p1DF0oa8p7mC2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status