Phân tích tình hình tài chính và gải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty Trường Lộc Phát - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính và gải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty Trường Lộc Phát



MỤC LỤC
 
Danh sách các bảng sử dụng
Danh sách các biểu đđồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh
 
Lời mở đầu 01
1. Lý do chọn đề tài 01
2. Mục tiêu nghiên cứu 01
3. Nội dung nghiên cứu 01
4. Phương pháp nghiên cứu 02
5. Cấu trúc đề tài 02
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về phân tích tài chính
1.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị tài chính 03
1.1.1. Khái niệm quản trị tài chính 03
1.1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính 03
1.2. Khái niệm và ý nghĩa phân tích tài chính 03
1.2.1. Khái niệm 03
1.2.2.Ý nghĩa phân tích tài chính 03
1.3. Vai trò và mục đích của phân tích tài chính 04
1.3.1. Vai trò phân tích tài chính 04
1.3.2. Mục đích của phân tích tài chính 04
1.4. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính 05
1.4.1. Tài liệu phân tích 05
1.4.1.1. Bảng cân đối kế toán 05
1.4.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 05
1.4.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 05
1.4.2. Phương pháp phân tích tài chính 05
1.4.2.1. Phương pháp so sánh 05
1.4.2.2. Phương pháp chi tiết phân tổ 06
1.4.2.3. Phương pháp loại trừ 06
1.4.2.4. Phương pháp bảng cân đối 06
 
1.5. Nội dung và chỉ tiêu phân phân tích tài chính 06
 
1.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối
kế toán 06
1.5.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 07
1.5.2.1. Phân tích kết cấu tài sản 07
1.5.2.2. Phân tích nguồn vốn 08
1.5.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 09
1.5.4. Phân tích các tỷ số tài chính 10
1.5.4.1. Các tỷ số thanh toán 10
1.5.4.2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính 10
1.5.4.3. Các tỷ số về hoạt động của doanh nghiệp 11
1.5.4.4. Các tỷ số doanh lợi 11
1.5.5. Hiệu quả sử dụng vốn 11
1.5.5.1. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn 11
1.5.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh 12
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH TM-DV-XD Trường Lộc
Phát
2.1 . Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp 13
2.2. Nhiệm vụ và chức năng 13
2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý doanh nghiệp 14
2.4. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ 16
2.5. Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm 17
2.6. Định hướng phát triển trước mắt và lâu dài của DN 18
2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh 19
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH TM-DV-XD Trường Lộc Phát
Bảng cân đối kế toán năm 2009 20
3.1. Tình hình tài chính doanh nghiệp 23
3.2. Tình hình tài sản 24
3.2.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 24
3.2.1.1. Vốn bằng tiền 24
3.2.1.2. Các khoản phải thu 24
3.2.1.3. Hàng tồn kho 25
3.2.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 25
3.2.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư 25
3.2.2 2. Tài sản cố định 25
3.2.2.3. Tài sản dài hạn khác 26
3.3. Tình hình nguồn vốn 26
3.3.1. Nợ phải trả 26
3.3.1.1. Nguồn vốn tín dụng 26
3.3.1.2. Các khoản vốn đi chiếm dụng 26
3.3.2. Nguồn vốn chủ sở hữu 27
3.4. Tình hình và khả năng thanh toán 27 3.4.1. Các khoản phải thu 27
3.4.2. Các khoản nợ phải trả 28
3.4.2.1. Tỷ số nợ phải trả 28
3.4.2.2. Cơ cấu nợ 28
3.4.2.3. Các tỷ số phản ánh mức độ đảm bảo nợ 29
3.4.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 29
3.4.3.1. Vốn luân chuyển 29
3.4.3.2. Khả năng thanh toán hiện hành 29
3.4.3.3. Khả năng thanh toán nhanh 30
3.4.3.4. Khả năng thanh toán bằng tiền 30
3.4.4. Tính toán số vòng quay 30
3.4.4.1. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày bình quân của
một vòng quay 31
3.4.4.2. Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu bình quân
31
3.4.4.3. Số vòng quay của nguyên vật liệu 31
3.4.5. Khả năng thanh toán nợ dài hạn 32
3.5. Hiệu quả sử dụng vốn 32
3.5.1. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn 32
3.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 33
3.6. Thuận lợi và khó khăn
3.6.1. Thuận lợi 33
3.6.2. Khó khăn 34
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp
4.1. Chi phí phát sinh bất thường 36
4.2. Giải quyết và đặt dự trữ hàng tồn 36
4.3. Vốn dự phòng 37
4.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ 37
4.5. Giải quyết vấn đề nhân sự và thành lập các phòng ban 37
4.6. Chuyển đổi hình thức hoạt động công ty sang cổ phần 39
Phần kết luận 41
Tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNHCHUNG VỀ
ÂN TÀ
I
1.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị tài chính
1.1.1. Khái niệm về quản trị tài chính
Quản trị tài chính là các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ quản lí tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính
Mục tiêu chính của quản trị tài chính là tạo ra tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu bao gồm :
- Tối đđa hóa lợi nhuận:
+ Lợi nhuận sau thuế (EAT: earnings after tax)
+ Lợi nhuận trước thuế (EBT: earnings before tax)
+ Lợi nhuận trước thuế & lãi vay/ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (EBIT: earnings before interest & tax)
- Tối đa hóa lợi nhuận/mỗi cổ phiếu (EPS: earings per share)
- Tối đđa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp
1.2. Khái niệm và ý nghĩa phân tích tài chính
1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của nghành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấyđđược thực trạng tài chính hiện tại và những đoán cho tương lai.
1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đđó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyếtđđịnh đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá vàđđiều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
1.3. Vai trò và mục đích của phân tích tài chính
1.3.1. Vai trò của tài chính đối với doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạtđđộng sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạtđđộng kinh doanh, là cơ sở đưa ra quyết định đúngđđắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá vàđđiều hành hoạt động kinh doanhđđểđđạt các mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.
1.3.2. Mục đích của phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính là giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định cho thích hợp.
1.4. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính
1.4.1. Tài liệu phân tích
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những bộ phận chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.4.1.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cânđđối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ, vào một thời điểm xác định (thời điểm lập báo cáo tài chính).
1.4.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết theo hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác và tình hình về thuế giá trị gia tăng.
1.4.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh đầy đủ các dòng thu và chi tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Nó cung cấp thông tin về những dòng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu, được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu, từ ba hoạt động của doanh nghiệp (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính)
1.4.2. Phương pháp phân tích
1.4.2.1. Phương pháp so sánh (phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tình hình tài chính)
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét sự biến động của chỉ tiêu (hay nhân tố) giữa thực hiện so với kế hoạch đề ra, hay giữa thực hiện năm này so với năm trước, hay giữa kế hoạch năm tới so với năm nay…
1.4.2.2. Phương pháp chi tiết phân tổ
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu (chi tiết theo nội dung) : phương pháp này thường đđi đôi với phương pháp tổng hợp (P = ∑Pi)
- Chi tiết theo thời gian (năm, quý, tháng, tuần): tùy theo yêu cầu công việc, dự án, quyết định đầu tư phát triển, cổ phần hóa doanh nghiệp… sẽ phân tích theo thời gian cụ thể.
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh (theo phân xưởng, tổ đội, hay trong sản xuất và ngoài sản xuất)
1.4.2.3. Phương pháp loại trừ (phân tích nhân tố):
- Phân tích nhân tố thuận: phân tích chỉ tiêu tổng hợp trước, phân tích các nhân tố hợp thành sau.
- Phân tích nhân tố nghịch: phân tích từng nhân tố của chỉ tiêu tổng hợp rồi phân tích các chỉ tiêu tổng hợp.
1.4.2.4. Phương pháp bảng cân đối
Quan hệ cân đối thu-chi, cân đối nguồn vốn-tài sản, cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng cung ứng vốn, nhập-xuất vật tư, cung ứng và sử dụng vật tư với các khoảng thời gian tương ứng như kỳ gốc-kỳ phân tích, đầu kỳ-cuối kỳ. Phương pháp này giúp ta nhận biết đâu là nhân tố làm tăng, giảm nguồn.
Ngoài ra còn có những phương pháp phân tích khác như: bảng tính, đồ thị, toán kinh tế, tương quan, xác xuất… chọn phương pháp nào để phân tích là tùy phụ thuộc vào hoàn cảnh, các nhân tố liên quan, thông tin thu thập, loại hình hoạt động doanh nghiệp, điều kiện phân tích…
Nguồn: Lưu Thanh Tâm (2005)
1.5. Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính
1.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán :
- Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ảnh tổng quát tình hình tài liệu hiện có và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Qua bảng cân đối kế toán ta ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status