Phân biệt những điểm chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế và quản ký kinh doanh của doanh nghiệp - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Phân biệt những điểm chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế và quản ký kinh doanh của doanh nghiệp



 
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I. Lý luận chung 2
1. Quản lý Nhà nước về kinh tế 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Đặc điểm 2
1.3. Phương pháp 3
1.4. Đối tượng 3
1.5. Nguyên tắc 4
2. Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp 4
2.1. Khái niệm 4
2.2. Nhà quản lý 5
2.3. Mục tiêu quản lý 5
2.4. Môi trường quản lý 5
3. So sánh 6
II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp 8
1. Về phía Nhà nước 8
1.1. Vấn đề đặt ra 8
1.2. Những giải pháp cơ bản 9
2. Về phía doanh nghiệp 9
2.1. Vấn đề đặt ra 9
2.2. Giải pháp cơ bản 10
Kết luận 11
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lời nói dầu
Có lẽ không một lĩnh vực hoạt động nào của con người lại quan trọng hơn là công việc quản lý bởi vì một nhà quản lý mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có những nhiệm vụ cơ bản là thiết kế, xây dựng và duy trì một môi trường mà trong đó có các cấp cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định. Nói cách khác, các nhà quản lý có nhiệm vụ duy trì hoạt động làm sao cho các cá nhân có thể có những đóng góp tốt nhất vào mục tiêu của nhóm.
Mặc dù chúng ta cần nhấn tới các nhiệm vụ của người quản lý trong công việc thiết kế một môi trường bên trong để thực hiện nhiệm vụ, song không bao giờ có thể quên rằng họ phải hoạt động cả ở môi trường bên ngoài của một cơ sở lẫn môi trường bên trong của các bộ phận khác nhau nằm trong một cơ sở. Đối với các quan hệ qua lại với môi trường bên ngoài, rõ ràng các nhà quản lý không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình nếu không có được sự am hiểu và nhạy bén với nhiều yếu tố của môi trường bên ngoài - như các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, xã hội, chính trị và địa lý - ảnh hưởng tới các lĩnh vực lao động của họ.
Nhận thức được vấn đề trên và được sự phân công của các thầy(cô) trong khoa Quản lý doanh nghiệp. Đề tài của em là: ”Phân biệt những điểm chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế và quản ký kinh doanh của doanh nghiệp”.Do thời gian và khả năng có hạn bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy (cô) để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
nội dung
I. Lý Luận Chung
Quản lý nhà nước về kinh tế(QLNN)
Khái niệm
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước với tư cách là tổng thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đặc điểm
QLNN về kinh tế là quản lý vĩ mô nền kinh tế
Nhiệm vụ chủ yếu quản lý vĩ mô nền kinh tế là đảm bảo cân đối cơ bản trên bình diện tổng thể nền kinh tế tạo ra môi trường tôa cho các chủ thể kinh tế trên thị trường đặc biệt là doanh nghiệp,dẫn dắt nền kinh tế quốc dân phát triển liên tục với tốc độ cao và lành mạnh.Chức năng chủ yếu của quản lý vĩ mô là vạch ra các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và các chính sách kinh tế đồng bộ. Trên bình diện tổng thể, Nhà nước vừa phải điều tiết vĩ mô đối với các doanh nghiệp, vừa phải phục vụ các doanh nghiệp trên nhiều mặt, thực hiện sự thống nhất hưu cơ giữa vi mô và vĩ mô.
QLNN về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước
QLNN về kinh tế là quản lý của Nhà nước đối với hệ thống kinh tế quốc dân, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, của chính quyền đối với nền kinh tế quốc dân. Quản lý Nhà nước về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước có nghĩa là một mặt, quản lý này lệ thuộc vào chính trị, xuất phát từ chỗ, Nhà nước là bộ phận trung tâm trong hệ thống chính trị xã hội, là công cụ đặc biệt để thực hiện quyền lực chính trị(lập pháp, hành pháp và tư pháp) của giai cấp thống trị đối với giai cấp khác và xã hội. Mặt khác, quản lý này mang tính pháp quyền và thực hiện theo nguyên tắc pháp chế.
QLNN về KT nhằm mục tiêu phát triển lấy hiệu quả KT-XH là chính.
Xuất phát từ hai đặc điểm trên, mục tiêu đặt ra trong QLNN về kinh tế là mục tiêu kinh tế-xã hội, mục tiêu này được thể hiện ở mục tiêu tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế-xã hội được xem như là tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu trên.
Phương pháp
Các phương pháp quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng. Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng và cơ hội của đất nước, đạt mục tiêu quản lý đề ra. Quản lý kinh tế có hiệu nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý. Đó chính là tài nghệ quản lý của nhà nước nói riêng, của các viên chức quản lý nói chung.
Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm:
Các phương pháp hành chính
Các phương pháp kinh tế
Các phương pháp giáo dục
Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản ký kinh tế của Nhà nước
Nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước
Đối tượng
Với ý nghĩa là một khoa học,QLNN về kinh tế có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý.Khác với quan hệ quản trị, các quan hệ trong phạm vi một đơn vị cơ sở, kể cả phân hệ quản trị cũng như phân hệ sản xuất và giữa hai phân hệ đó với nhau. Quan hệ quản lý là những quan hệ diễn ra trong hệ thống quản lý của nền kinh tế quốc dân (hệ điều tiết) và giữa các cơ quan nhà nước với các đơn vị cơ sở trong quá trình tái sản xuất xã hội. Nếu quan hệ quản trị là một nội dung của quan hệ săn xuất thì quan hệ quản lý mang tính quyền lực nhà nước, thuộc kiến trúc thượng tầng.
Nguyên tắc
Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế: Bảo đảm quan hệ đúng đắn giữa kinh tế và chính trị, tạo được động lực cùng chiều cho mọi người dân trong xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý kinh tế có căn cứ khoa học và trong phạm vi quốc gia.
Tập trung dân chủ (phân cấp): Điều 6, hiến pháp 1992 quy định”Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ ”.
Kết hợp hài hoà các loại lợi ích xã hội: Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đúng đắn; Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác; Thực hiện đầy đủ kế hoạch hạch toán kinh tế và vận dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế để quản lý một cách có hiệu quả mọi tiềm năng và cơ hội.
Tiết kiệm và hiệu quả: Rút từ luận điểm của C.Mác. Mọi thứ tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian; Tiết kiệm là quy luật của nền sản xuất xã hội dựa trên cơ sở phải sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội; Quy luật tiết kiệm gắn liền với quy luật phải phải tận dụng các thành quả của khoa học và công nghệ.
Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp (QLKD)
Khái niệm
Quản lý kinh doanh là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp. Sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
Nhà quản lý
Ngày nay, trong môi trường sống cạnh trang gay gắt, không có một ai có thể làm việc một mình, khôngcó một ai làm việc mà không chịu sự tác động t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status