Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Thanh Liêm-Tỉnh Hà Nam - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 4
I.Con người-mục tiêu và động lực của sự phát triển 4
II Các khái niệm về lao động-việc làm 6
1. Khái niệm về lao động 6
2. Khái niệm lao động, việc làm được vận dụng ở nước ta 7
III. Sự cần thiết tạo việc làm 10
1.Việc làm là nhu cầu của cuộc sống 10
2. Việc làm có mối quan hệ mâu thuẫn với sự phát triển kinh tế -xã hội 12
3. Việc làm là một "gánh nặng" của xã hội 13
4. Việc làm với đổi mới cơ cấu kinh tế 14
IV. Những nguyên nhân gây sức ép và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác tạo việc làm 15
1. Những nguyên nhân gây sức ép với vấn đề tạo việc làm 15
2.Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác tạo việc làm 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN THANH LIÊM TRONG NHỮNG NĂM QUA 19
I. Về điều kiện tự nhiên 19
II.Thực trạng lao động - việc làm ở huyện thanh liêm qua các số liệu tổng hợp 21
1. Quy mô nhân khẩu và lao động hộ gia đình ở Huyện Thanh Liêm những năm qua 21
1.1 Quy mô nhân khẩu hộ gia đình 21
1.2 Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong năm qua 22
2. Quy mô và cơ cấu lao động của lực lượng lao động có việc làm thường xuyên trong năm qua (2002) 26
2.1 Quy mô của lực lượng lao động có việc làm thường xuyên 26
2.2 Cơ cấu lao động của lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành kinh tế 3. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên ở Thanh Liêm 4. Tình hình thất nghiệp của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế 28
III . tình hình phát triển sản xuất và giải quyết việc làm , thu hút
lao động ở Thanh liêm trong những năm gần đây (1996-2002) .28

1-Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội 29
1.1. Về nông nghiệp 29
1.2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 30
1.3. Về dân số và giáo dục 30
1.4. Về đời sống nhân dân 31
2 . Tình hình giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế của Thanh Liêm trong những năm qua 32
2.1 Tạo việc làm với phát triển sản xuất nông thôn-nông nghiệp ở Thanh Liêm 34
2.2 Việc làm trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Thanh Liêm 38
2.3 Việc làm trong phát triển dịch vụ ở Thanh Liêm 41
2.4 Việc làm trong lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất 44
III . Những khó khăn và trở ngại của huyện . 47
1. Do điều kiện tự nhiên : 47
2. Điều kiện kinh tế-văn hoá-xã hội 47
CHƯƠNG III 49
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI 49
LAO ĐỘNGỞ THANH LIÊM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 49
I. Phương hướng tạo việc làm ở Thanh Liêm trong những năm tới. 49
II.Một số giải pháp cụ thể tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Thanh liêm 52
1. Tạo việc làm trong nông nghiệp 53
2. Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát huy thế mạnh của các làng nghề, dịch vụ và khu vực không kết cấu 55
3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề 56
4. Mở rộng các hình thức xuất khẩu lao động 58
5. Giảm sức ép về việc làm và chính sách dân số 59
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 65

chương I
Sự cần thiết của vấn đề tạo việc làm đối với người lao động
I.Con người-mục tiêu và động lực của sự phát triển
Những thành tựu của quá trình đổi mới đã đưa nước ta thoát ra khỏi khung kinh tế-xã hội kéo dài trong nhiều năm qua. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của sự phát triển, đó là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nhằm đưa nước ta thoát khỏi cùng kiệt nàn lạc hậu, dần thu hẹp khoảng cách về phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu vì mục tiêu cao cả là: "Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Để đạt được điều đó chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh, dựa trên những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước và trong một tình hình chính trị ổn định.
Nhận thức về sự phát triển kinh tế-xã hội trong thế giới hiện đại đã có những bước tiến đáng kể. Vấn đề trung tâm của thời đại chúng ta là vấn đề con người, là sự tham gia của con người vào sự phát triển, con người là yếu tố chủ thể quyết định sự phát triển bởi con người luôn là yếu tố cơ bản của bất cứ hình thái kinh tế-xã hội nào.
Một trong những vấn đề cơ bản nhất là phát triển nguồn nhân lực,coi đây là đỉnh cao,là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình phát triển. Tư tưởng chỉ đạo này đã được Đại hội Đảng VIII khẳng định : " Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững".
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là vì con người và do con người. Để phát triển con người toàn diện và phát huy tối đa năng lực của họ. Từ quan điểm, mục tiêu trên được thể hiện tư tưởng cơ bản như sau:
- Đặt con người vào mục tiêu phát triển hay gọi là chiến lược con người.
- Khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc trong việc làm giầu cho mình và cho đất nước.
- Coi lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp, gắn bó lợi ích mỗi người với từng tập thể và toàn xã hội.
- Mọi người được tự do sản xuất kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
- Nguồn nhân lực Việt Nam là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội.
Đây là một lợi thế và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội vì: Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào và tăng lên rất nhanh, đây vừa là lợi thế ( nếu chúng ta biết khai thác những mặt tích cực ) đồng thời cũng là những lực cản về đời sống và việc làm ( nếu chúng ta không biết khai thác sử dụng có hiệu quả sẽ gây nên những hậu quả khó lường ).
Về đặc điểm con người Việt Nam
*Ưu điểm:
- Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, có khả năng sáng tạo, nắm bắt nhanh khoa học tiến bộ và công nghệ mới.
- Con người Việt Nam có nhiều năng khiếu, nhanh nhạy với cơ chế thị trường.
- Con người Việt Nam chịu khó, chịu đựng gian khổ, ham học hỏi, có bản lĩnh, có lòng nhân ái vị tha, bao dung và sống tình cảm.
* Nhược điểm:
- Thể lực, tầm vóc con người Việt Nam bị hạn chế, vì thế độ dẻo dai trong lao động, học tập...yếu kém do chất lượng cuộc sống thấp.
- Kiến thức tay nghề còn mang nhiều thói quen lạc hậu ảnh hưởng của cơ chế cũ.
- Sự phối hợp, tính tập thể, đồng đội, tính nguyên tắc, kỷ luật của con người Việt Nam trong lao động sản xuất còn kém.
Phải phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thì nguồn lực con người Việt Nam mới trở thành thế mạnh của đất nước. Đó cũng chính là mục tiêu, động lực trong quá trình phát triển đất nước ta.
Muốn khai thác và phát huy đầy đủ khả năng to lớn nguồn nhân lực, tạo việc làm để phát triển kinh tế xã hội chúng ta cần làm rõ khái niệm liên quan đến lao động, việc làm.
II Các khái niệm về lao động-việc làm
1. Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người vì nó tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động với năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Do vậy, điều 55 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi nhận: "Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ”.
Việc làm cho lao động xã hội là một vấn đề kinh tế-xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tạo thêm việc làm cho lao động xã hội là một trong những nội dung cơ bản nhất của chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010, đã được toàn thế giới cam kết trong tuyên bố và chương trình hành động toàn cầu tại thủ đô Co-pen-ha-ghen của Đan Mạch vào tháng 3/1995. Đối với nước ta, tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước thường xuyên quan tâm thực hiện.
Để có thể đề ra được một chính sách việc làm đúng đắn, trước hết phải làm rõ khái niệm về việc làm. Điều 13 Bộ luật lao động quy định: " Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm ”. Như vậy để có việc làm không chỉ vào cơ quan Nhà nước,trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà còn tại gia đình, do chính bản thân người lao động tạo ra để có thu nhập. Nói chung, bất cứ nghề nàoviệc gì cần thiết cho xã hội, mang lại thu nhập cho người lao động và không bị pháp luật ngăn cấm thì đó là việc làm.
Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực. Quá trình đó diễn ra từ việc giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, chuẩn bị cho người lao động bước vào cuộc đời lao động, đến việc tự do lao động và hưởng thụ xứng đáng với giá trị lao động mà mình đã tạo ra.
Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hay thiếu việc làm nhằm tạo thêm chỗ làm việc cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.
2. Khái niệm lao động, việc làm được vận dụng ở nước ta
* Việc làm
- Điều 13 Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm ”.
Khái niệm về lao động và việc làm được vận dụng ở nước ta:
- Người có việc làm là những người làm việc trong những ngành nghề đang hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Theo đó, nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho mọi người.
+ Theo khái niệm này thì thị trường việc làm được mở rộng rất lớn bao gồm tất cả các hoạt động lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Người lao động được tự do liên doanh, liên kết, tự do thuê mướn sức lao động theo pháp luật và hướng dẫn của Nhà nước.
Khái niệm này được thể chế theo các chỉ tiêu quản lý Nhà nước và thống nhất trong các cuộc điều tra trong phạm vi toàn quốc.
- Việc làm là hoạt động được thể hiện ở một trong ba nội dung sau:
+ Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hay hiện vật cho công việc đó.
+ Làm công việc thu lợi nhuận cho bản thân.
+ Làm công việc cho gia đình mình.
- Việc làm chính, việc làm phụ:
+ Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác.
+ Việc làm phụ là công việc của người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.
* Dân số hoạt động kinh tế
- Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hay không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
- Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động (lực lượng lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến 60 tuổi , nữ từ đủ 15 đến 55 tuổi ) đang có việc làm hay không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.


M23NDTt3442zAh7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status