Báo cáo Cơ cấu tổ chức và hoạt đọng của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương - pdf 19

Download miễn phí Báo cáo Cơ cấu tổ chức và hoạt đọng của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương



Nhìn chung, QTDNDTW là một tổ chức đầu mối cấp quốc gia rất quan trọng của hệ thống QTDND, được Nhà nước hỗ trợ về nguồn vốn và con người. Những nhiệm vụ và chức năng thiết kế cho QTDNDTW là rất cần thiết, chuẩn đối với một Quỹ đầu mối nhằm phục vụ các nhu cầu của QTDND cơ sở. Tuy nhiên trên thực tiễn, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan mà mặc dù với sự nỗ lực cao của QTDNDTW, nhiều nhiệm vụ đề ra nhằm giúp cho các QTDND cơ sở như điều hoà vốn, tư vấn chăm sóc cho QTDND thành viên, phát triển sản phẩm vẫn chưa được QTDNDTW thực hiện một cách trọn vẹn trong trách nhiệm phục vụ toàn quốc của mình. Phần vì QTDNDTW chưa có điều kiện kinh tế vươn tới đáp ứng được nhu cầu cho các QTDND nằm rải rác khắp nơi, nhất là khi chưa được thành lập mới nhiều QTDND để tạo thành một mạng lưới đầy kín, phần vì cơ chế lãi suất có lúc, có nơi còn bất cập nhưng một phần phải kể đến là do nhận thức của các cán bộ QTDNDTW về nhiệm vụ của họ đối với hệ thống còn chưa đầy đủ nên khi triển khai hoạt động, lợi ích của các QTDND cơ sở thực ra không được quan tâm một cách sâu sắc vì có sự ngộ nhận rằng hoạt động kinh doanh đối với các QTDND cơ sở không đem lại nhiều lợi nhuận mà chỉ mang tính hỗ trợ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới từ những năm 1986, chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là sự chuyển đổi từ một nền kinh tế còn cùng kiệt nàn, lạc hậu, mang nhiều tính tự cung tự cấp sang một nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường.
Nhu cầu cần vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi theo đó gia tăng đáng kể và liên tục. Trong hoàn cảnh đó, người dân đã nhận thấy nhu cầu cấp bách cần hợp tác, liên kiết lại để tồn tại.
Đảng và Nhà nước đã sớm nhận ra được điều này và đã có chủ trương giúp cho người dân xây dựng các tổ chức tín dụng hợp tác từ năm 1993. Bằng quyết định 390/Ttg ban hành ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tín dụng hợp tác cần được thí điểm thành lập và tổ chức lại với tên gọi Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Theo đó, Nhà nước có thái độ và chính sách khuyến khích phát triển các QTDND.
Với nhu cầu của người dân xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với thái độ ủng hộ và khuyến khích của Đảng và Nhà nước cũng như với những cơ sở pháp lý nền tảng đã được ban hành thì việc phát triển các QTDND đã thực sự trở thành một tất yếu ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của QTDND, phải có sự hỗ trợ của các phần mềm để tin học hoá các nghiệp vụ đang ngày càng trở nên phức tạp trong Quỹ. Do vậy, việc phát triển phần mềm cho phù hợp với điều kiện hiện tại của Quỹ là nhu cầu thiết yếu.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG
1. Sự ra đời và phát triển các tổ chức tín dụng hợp tác
1.1 Sự hình thành và phát triển các nhóm tín dụng hợp tác
* Sự hình thành các nhóm tín dụng
Khi xã hội loài người chuyển từ một nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, các hàng hoá được sản xuất ra không phải để phục vụ cho chính bản thân người sản xuất mà nhằm để mua bán, trao đổi trên thị trường. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá trong sản xuất được hình thành rõ nét cộng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nhanh chóng thúc đẩy một nền kinh tế hàng hoá phát triển. Trong quá trình này, con người cũng dần được giải phóng khỏi chế độ nô lệ, cưỡng bức lao động ngày xưa. Họ được tự do hành nghề, tự do kinh doanhm sản xuất cho chính họ. Tuy thế không ít người đã gặp không ít khó khăn để có thể tự do hành nghề, tự do kinh doanh, sản xuất để duy trì sự tồn tại của họ. Đó là những người chưa có đủ kinh nghiệm kinh doanh, kết thúc chuyên môn hay vốn liếng. Họ là những người chưa có đủ kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức chuyên môn hay vốn liếng. Họ là những người thua thiệt tiềm năng, bắt buộc phải tham gia vào cuộc ganh đua không cân sức trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá và nhiều người trong số họ cũng thực sự trở thành kẻ thất bại, lâm vào tình trạng thua lỗ, thất bại, khốn cùng.
Để thoát khỏi tình cảnh trên, tốt hơn hết là hãy tự cứu lấy mình trước khi được “trời” cứu. Chính những người đã, đang hay sẽ thua thiệt tiềm năng này đã đoàn kết lại, liên kết và hợp tác lại với nhau để tạo ra sức mạnh chung lớn hơn giúp họ khắc phục và xoá bỏ những thua thiệt này để vươn lên, tự khẳng định mình. Nhóm những người cùng có chung cảnh ngộ, cùng muốn thực hiện một công việc chung nhất định nào đó vì chính những lợi ích, quyền lợi của họ vì thế đã ra đời các tổ, nhóm hợp tác. Các nhóm tín dụng hợp tác theo đó đã ra đời, giúp cho các thành viên tiếp cận được với đồng vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng của họ, khi mà từng thành viên riêng lẻ không thể tiếp cận hay tiếp cận một cách không thoả đáng với nguồn vốn do uy tín và khả năng vay vốn hạn chế của họ cũng như sự cung cấp dịch vụ tín dụng chưa hay không nhiệt tình, đầy đủ của hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động chính thức. Các nhóm tín dụng hợp tác này do tự nguyện, tự phát hình thành nên có thể 5 đến 7 thành viên, cũng có thể có tới hàng chục thành viên với các tên gọi khác nhau như nhóm tín dụng, hội tiết kiệm, hội cho vay, hội tiết kiệm và cho vay, hội tạm ứng, hội tín dụng và tạm ứng…
Ban đầu, các nhóm này huy động vốn từ chính trong nội bộ các thành viên của nhóm để cho chính các thành viên trong nhóm đó vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện với giá cả hợp lý cho thành viên. Sau này theo thời gian, các hoạt động và hình thức huy động, góp vốn hay cho vay được mở rộng, phát triển hơn cả về hình thức, quy mô, số lượng, địa bàn…, trở nên ngày càng đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, nhóm tín dụng hợp tác cũng có thể huy động vốn ở ngoài thành viên, cho thành viên…khi số lượng thành viên nhiều hơn, quy mô, địa bàn hoạt động, đối tượng phục vụ lớn hơn, các nhóm tín dụng hợp tác này trở thành các nhóm hoạt động có tổ chức hơn với bộ máy quản lý lớn hơn, chặt chẽ hơn.
* Sự phát triển của tổ chức tín dụng
Ngày nay, do tác động tích cực và lợi ích to lớn của các nhóm tín dụng hợp tác mà các nước trên thế giới đều muốn phát huy tích cực vai trò của các nhóm này. Nhiều nước định hướng hỗ trợ giúp cho các nhóm tín dụng hợp tác này phát triển trở thành các tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động công khai, chính thức như các tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
Sự ra đời và phát triển của các tổ chức tín dụng hợp tác
Hệ thống liên kết tín dụng hợp tác
Tổ chức tín dụng hợp tác
Nhóm tín dụng hợp tác
Nhu cầu
1.2 Khái niệm cơ bản về Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND là một tên gọi riêng của các tổ chức tín dụng hợp tác được thành lập và hoạt động ở Việt Nam từ năm 1993. QTDND chịu sự điều chỉnh cơ bản bởi Luật Hợp tác xã về tổ chức bộ máy và Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam về nội dung hoạt động. Theo Luật Hợp tác xã, QTDND là một hợp tác xã, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng nhằm mục tiêu hỗ trợ vì quyền lợi của mỗi thành viên. Theo Luật các tổ chức tín dụng, QTDND là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, nên nó cũng là tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
1.3. Mục tiêu hoạt động của QTDND
QTDND là một hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng nên mục tiêu của nó là hỗ trợ thành viên về các dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Điều đó có nghĩa, các QTDND không phải là tổ chức hoạt động vì mục đích tự thân, cũng không phải là tổ chức hoạt động vì mục đích công ích mà chỉ là phương tiện, công cụ của các thành viên để hỗ trợ trong các lĩnh vực như huy động, cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tổ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status