Hoạt động, phân đoạn thị trường mục tiêu, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Hoạt động, phân đoạn thị trường mục tiêu, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG PHÂN ĐOẠN THỊ, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG. 3
Phân đoạn thị trường. 3
1. Khái niệm Đoạn thị trường. 3
2. Khái niệm phân đoạn thị trường. 3
3. Cơ sở của phân đoạn thị trường. 3
a. Phân đoạn thị trường người tiêu dùng. 3
b. Phân đoạn thị trường TLSX. 3
c. Yêu cầu của phân đoạn thị trường. 3
II. Lựa chọn thị trường mục tiêu. 3
1. Khái niệm thị trường mục tiêu. 3
2. Đánh giá đoạn thị trường. 4
3. Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu. 5
4. Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu. 6
a. Chiến lược marketing không phân biệt. 6
b. Marketing phân biệt. 6
III. Định vị thị trường. 7
1. Khái niệm. 7
2. Lý do phải định vị thị trường. 7
3. Hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị. 7
4. Các bước tiến hành. 7
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG CỦA MOBIFONE. 8
I. Tổng quan về mạng thông tin di động Mobifone. 8
1. Lịch sử phát triển 8
2. Sơ đồ tổ chức. 10
1.2.1. Ban giám đốc 12
1.2.2. Phòng tổ chức hành chính. 13
1.2.3. Phòng chăm sóc khách hàng. 13
1.2.4. Phòng kỹ thuật - Khai thác 15
1.2.5. Phòng tin học - tính cước 16
1.2.6. Phòng kế toán thống kê tài chính 16
1.2.7. Phòng Quản lý đầu tư xây dựng 18
1.2.8. Phòng Công nghệ phát triển mạng. 18
1.2.9. Phòng thanh toán cước phí. 18
1.2.10. Phòng xuất nhập khẩu. 19
1.2.11. Phòng kế hoạch bán hàng. 19
1.2.12. Phòng giá cước tiếp thị. 20
2. Sản phẩm. 20
II. Chiến lược phân đoạn thị trường của Mobifone. 21
III. Chiến lược xác định thị trường mục tiêu và định vị của Mobifone. 24
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
LỜI MỞ ĐẦU
Marketing sản phẩm đa dạng nhằm cung ứng đủ loại sp cho cơ sở khách hàng rộng lớn . Xác định thị trường mục tiêu là quyết định phân biệt các nhóm khác nhau tạo nên thị trường và phát triển sản phẩm và marketing- mix tương ứng cho từng thị trường mục tiêu . Ngày này ngưới bán đang dần bỏ marketing đại trà và tạo điểm khác bịêt cho sản phẩm và chuyển sang marketing theo mục tiêu , bởi vì cách này có ích hơn trong công việc phát triển các cơ hội của thị trường phát triển theo sản phẩm và marketing mix đảm bảo thắng lợi.
Những bước then chốt trong việc marketing mục tiêu là phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.Phân khúc thị trường là việc phân chia thị trường thành những nhóm khách hàng mua khác nhau có những nhu cầu hay phản ứng khác nhau. Người làm marketing dùng thử các biến khác nhau để xem biến nào bộc lộ những cơ hội tốt nhất của khúc thị trường. Đối với mỗi khúc thị trường phải xác định được những đặc điểm riêng biệt của nhóm khách hàng đó. Hiệu quả của việc phân khúcthị trường phụ thuộc vào chỗ các khúc thị trường thu được có đo lường được , có cơ bản, có thể tiếp cận, có thể phân biệt và có thể hoạt động ở đó hay không.
Phải nhắm vào khúc thị trường tốt nhất, trước tiên phải đánh giá khả năng sinh lời của khúc thị trường đó, tiềm năng sinh lời của khúc thị trường là một hàm của quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của thị trường những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty. Sau đó người bán quyết định phục vụ bao nhiêu khúc thị trường ,người bán có thể bỏ những điểm khác bịêt của khúc thị trường ( marketing không phân biệt), hay theo đuổi một khúc thị trường mới ( marketing tập trung). Khi lựa chọn các khúc thị trường và các kế hoạch xâm chiếm những khúc thị trường tiềm năng.
Trong phạm vi bài tiểu luận chúng ta sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường của Mobifone hiện nay.
Bài làm trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Duyên (1987)
TIỂU LUẬN MARKETING
Đề tài: Hoạt động, phân đoạn thị trường mục tiêu, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG PHÂN ĐOẠN THỊ, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG.
Phân đoạn thị trường.
1. Khái niệm Đoạn thị trường.
Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có đòi hỏi, phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích marketing.
2. Khái niệm phân đoạn thị trường.
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia lại các nhóm thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi.
3. Cơ sở của phân đoạn thị trường.
a. Phân đoạn thị trường người tiêu dùng.
- Phân đoạn thị trường theo cơ sở địa lý.
- Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học.
- Phận đoạn thị trường theo tâm lý học.
- Phân đoạn thị trường theo hành vi.
b. Phân đoạn thị trường TLSX.
Gồm 2 bước cơ bản:
- bước 1: Phân đoạn vĩ mô: giúp doanh nghiệp xác định ở phạm vi ở cấp độ ngành.
- Bước 2: Phân đoạn vi mô: Giúp doanh nghiệp xác định một cách cụ thể các loại hình tổ chức – đối tượng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp.
c. Yêu cầu của phân đoạn thị trường.
- Đo lường được.
- Có quy mô đủ lớn.
- Có thể phân biệt được.
- Có tính khả thi.
II. Lựa chọn thị trường mục tiêu.
1. Khái niệm thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu là một hay vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
2 nhóm công việc mà lựa chọn thị trường cần thực hiện là:
- Đánh giá sức hấp dẫn của đoạn thị trường.
- Lựa chọn đoạn thị trường (thị trường mục tiêu) doanh nghiệp sẽ phục vụ.
2. Đánh giá đoạn thị trường.
Mục đích là nhận dạng được mức độ hấp dẫn của chúng trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Những tiêu chuẩn cơ bản:
- Quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường.
Đây là tiêu chuẩn có tính tương đối. Các doanh nghiệp lớn thường hướng đến các đoạn thị trường có quy mô lớn, ngược lại các doanh nghiệp nhỏ thường tiếp cận đoạn thị trường có quy mô nhỏ, bị đối thủ cạnh tranh bỏ qua và không đòi hỏi qua nhiều tài lực của họ. Cần nhận diện một cách khách quan trên cả hai phương diện: “cơ hội” và “rủi ro”.
Đoạn thị trường có quy mô và mức tăng trưởng cao luôn hứa hẹn mức tiêu thụ và tăng trưởng cao trong tương lai.
- Mức độ hấp dẫn của quy mô, cơ cấu thị trường.
Bên cạnh của một doanh nghiệp luôn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Do vậy một đoạn thị trường có quy mô và tốc độ tăng trưởng như mong muốn nhưng vẫn không cạnh tranh nếu cạnh tranh trong đoạn thị trường đó quá gay gắt hay quyền thương lượng giữa khách hàng và các nhóm khách hàng là quá cao.
Nhà nghiên cứu Michael Porter đã phát hiện ra 5 lực lượng cạnh tranh, có thể mô tả bằng mô hình như sau:

UuQj4plO4I8mLOu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status