Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hải Phòng



MỤC LỤC
 
1. Mở đầu1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài1
1.2. Mục đích - yêu cầu của đề tài2
2. Tổng quan nghiên cứu3
2.1. Khái niệm bất động sản và thị trường bất động sản3
2.2. Giá đất và cơ sở khoa học xác định giá đất4
2.3. Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam
2.4. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số địa phương
3. Đối tượng, nội dung và phương Pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
4.2. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Hải Phòng trong những năm qua
4.2.1. Các văn bản về đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hải Phòng
4.2.2. Qui chế đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hải Phòng
4.2.3. Công tác xác định giá sàn khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
4.3. Kết quả đấu giá tại một số dự án điều tra đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
4.3.1. Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại số 44 Lê Lai, Ngô Quyền
4.3.2. Dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu đất giám Công ty Sao vàng xã Trường Sơn - huyện An Lão
4.3.4. Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại số 16 - Mái tơ - Phường Mái Tơ, quận Ngô Quyền - Hải Phòng
4.4. Dự án đấu giá khu đất 36 Quang Trung - Quận Hồng Bàng
4.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua một số dự án
4.4.1. Hiệu quả kinh tế
4.4.2. Hiệu quả xã hội
4.4.3. Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai
4.5. Một số hạn chế của công tác đấu giá quyền sử dụng đất
4.5.1. Công tác tổ chức
4.5.2. Đối với người tham gia đấu giá
4.5.3. Đối với công tác quản lý đất đai và xây dựng đô thị
4.6. Một số đề xuất đối với công tác đấu giá đất
5. Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g. Để sử dụng nguồn thu đó thành phố đã quyết định dành một phần lớn tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất cho các quận, huyện nhằm khuyến khích khai thác giá trị từ đất. Cụ thể như sau: để lại địa phương( quận, huyện có dự án đấu giá 50%, 40% và 30% nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tương ứng với những khu đất trị giá dưới 50 tỷ đồng, 50- 100 tỷ đồng và 100-500 tỷ đồng. Các quận, huyện được tự tổ chức đấu giá với đất công có diện tích 500-1.000m2 (nội thành) và 1.500-2.000m2 (ngoại thành).
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đấu giá đất, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Giá đất trong giá đất giá sàn, bước giá, giá trúng đấu giá, giá tính thuế...
- Quy hoạch khu vực đấu giá đất (quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, tỷ lệ giữa các loại đất trong khu vực đấu giá đất).
- Trình tự thủ tục đấu giá đất (xin chủ trương, lập quy hoạch, thu hồi đất, xây dựng hạ tầng, tiến hành đấu giá...)
- Nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại các khu vực đấu giá đất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo này chúng tui chỉ giới hạn nghiên cứu, đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua một số dự án đã tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đi sâu phân tích, đánh giá một số dự án đấu giá đất:
- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại 44 Lê Lai, phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại số 16 Mái Tơ, Phường Mái Tơ, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại số 35 Quang Trung, Phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng.
- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Trường Sơn, huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, nguồn nước...
- Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội; Tăng trửơng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường.
3.3.2. Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Hải Phòng
- Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất cụ thể ở một số dự án.
- Tìm hiểu định hướng và kế hoạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất của Hải Phòng.
- Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của công tác đấu giá quyền sử dụng đất .
3.3.3. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua các mặt
- Hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả xã hội.
- Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai.
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất
- Về chính sách của Nhà nước
- Gíải pháp về kỹ thuật ( Giá đất, quy trình, cách thức tổ chức đấu giá...).
- Các giải pháp về cơ chế tài chính.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan
Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hay có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương, các cơ quan của thành phố, các cơ quan của các quận, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học.
3.4.2. Phương pháp điều tra thống kê
- Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn điều tra, thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án điều tra về nguồn gốc đất, quy hoạch, các bước xây dựng giá sàn...
- Phỏng vấn trực tiếp người tham gia đấu giá hay người sử dụng đất. Nắm bắt tình hình sử dụng đất và nguyện vọng của người dân, các đối tượng trúng đấu giá quyền sử dụng đất và đang sử dụng đất.
3.4.3. Phương pháp sử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính
Tổng hợp và phân tích số liệu, thuộc tính bằng phần mềm EXCEL
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
3.4.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về các lĩnh vực bất động sản, quy hoạch, xây dựng, tài chính và quản lý sử dụng đất:
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 20030’39” đến 21001’15” vĩ độ Bắc và từ 106023’39” đến 107008’39” kinh độ Đông; Ngoài ra còn có Huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007’35” đến 20008’35” vĩ độ Bắc và từ 107042’20” đến 107044’15” kinh độ Đông.
Về ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
Phái Tây giáp tỉnh Hải Dương
Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không với các tuyến trục quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, sân bay Cát Bi, cảng Hải Phòng...
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Hải Phòng có địa hình khá phức tạp, đa dạng, gồm cả lục địa và hải đảo, bị chia cắt bởi sông và kênh đào, có mật độ sông lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điểm cao nhất là đỉnh núi đá cao 331 m ở phía Tây đảo Cát Bà, thấp nhất là vùng đồng bằng ven biển có độ cao trung bình 0,8 - 1,2 m. Toàn bộ lãnh thổ Hải Phòng được phân thành 3 vùng chính sau: Vùng đá thấp chia cắt mạnh chiếm 10 % diện tích tự nhiên, vùng đồi chia cắt mạnh chiếm khoảng 5 % diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng chiếm 85 % diện tích tự nhiên.
4.1.1.3. Khí hậu
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0C, nóng nhất vào tháng 6 - 7 và đầu tháng 8. Nhiệt độ cao tuyệt đối tới 41,5 0C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và đầu tháng 2, tối thấp tuyệt đối 4,5 0C. Biên độ trung bình giữa ngày và đêm và giữa các mùa khoảng 6,2 - 6,3 0C. Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.500 0C.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.747 mm, nhưng trong mùa hè vũ lượng chiếm 85 % so với cả năm. Lượng mưa cực đại trong một ngày đêm (24h) ở mùa hè cũng lớn hơn nhiều so với mùa đông, cá biệt có ngày mưa tới 500 mm.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 82%, có sự chênh lệch theo vùng và theo mùa, dao động trong khoảng 78 - 91%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng 11, 12. Cao nhất vào tháng 3, 4.
- Thủy văn: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km2, là vùng có mật độ sông lớn nhất trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn chung nguồn nước của các con sông khá dồi dào, tuy nhiên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều, nên việc đáp ứng các nhu cầu sản xuất và đời sống còn hạn chế.[27]
4.1.2. Tình hình kinh tế xã h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status