Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030



Các phương án tăng trưởng ngành thương mại Vĩnh Phúc chủ yếu được căn cứ vào các chỉ tiêu dự báo phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; căn cứ vào định hướng phát triển ngành thương mại của cả nước; căn cứ vào những đánh giá về tác động bên trong và bên ngoài đến phát triển ngành thương mại của tỉnh trong thời gian tới và kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành trong các năm qua. Với cách tiếp cận như vậy, các số liệu dự báo sẽ đảm bảo tính khách quan và phù hợp với quan điểm phát triển bền vững.
Các phương án phát triển ngành được thể hiện bằng các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu của ngành thương mại như: tỉ trọng GDP thương mại trong GDP toàn tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội, kim ngạch và tốc độ tăng xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Đối với chỉ tiêu về GDP thương mại, các căn cứ để tính toán là giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong GDP toàn tỉnh trong giai đoạn 2001-2008, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ; trình độ phát triển sản xuất hàng hoá gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xu hướng áp dụng công nghệ kinh doanh và công nghệ quản lý thương mại tiên tiến, các điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện cho ngành thương mại nâng cao giá trị gia tăng. Do vậy, dự báo tỉ trọng GDP ngành thương mại trong GDP của toàn tỉnh sẽ tăng lên qua từng thời kỳ để theo kịp với mức chung của cả nước vào năm 2020.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dịch này phù hợp với quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, đa dạng hoá nguồn vốn của cả nước cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 9. Vốn của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại
Đơn vị tính: %
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng
100
100
100
100
100
100
100
- DN bán buôn
2.37
4.61
8.19
7.64
7.26
4.84
4.67
- DN bán lẻ
2.10
3.36
4.28
6.41
6.04
4.68
4.24
- Đại lý
95.53
92.03
87.53
85.95
86.70
90.47
91.09
Nguồn: Sở Công Thương Vĩnh Phúc
Tuy các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng vốn lớn và có nhịp độ tăng trưởng vốn khá nhanh nhưng qui mô vốn của các doanh nghiệp này còn nhỏ bé. Vốn bình quân của một doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ bằng 1/3 vốn bình quân của một doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, vốn của khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh chủ yếu là do tăng số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh thương mại trên địa bàn chứ không phải do tăng qui mô vốn của từng doanh nghiệp.
Vốn của các cơ sở đại lý năm 2008 chiếm 91,09% và dang có xu hướng giảm. Tổng số vốn của các cơ sở kinh doanh cá thể chỉ bằng 62,17% của các doanh nghiệp và qui mô vốn bình quân một cơ sở cũng rất thấp, khoảng gần 29 triệu đồng/cơ sở.
5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VĨNH PHÚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển thương mại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 1997-2008, có thể đưa ra một số nhận định về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh như sau:
- Những đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của ngành thương mại đối với phát triển kinh tế Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo đúng hướng.
Mức tăng trưởng liên tục về lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ trên địa Vĩnh Phúc cho thấy các hoạt động thương mại trên địa bàn đã có bước phát triển tốt, đảm bảo lưu thông hàng hoá kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu so sánh các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng, mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người của tỉnh với tình hình chung của cả nước và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì thương mại Vĩnh Phúc vẫn trong tình trạng kém phát triển hơn. Hơn nữa, với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, mật độ các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ quan, trường học lớn, mức sống dân cư đang được cải thiện .... thì có thể nói, trong thời gian qua ngành thương mại chưa khai thác được các cơ hội và tiềm năng để đạt được sự phát triển tốt hơn.
- Xuất nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh nên chỉ tiêu giá trị xuất khẩu bình quân đầu người được cải thiện nhanh chóng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với bình quân cả nước. Mặt khác, cũng cần thấy vai trò chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thành tích xuất khẩu. Đây là kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh nhưng cũng cần thấy sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài về mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục phát huy nội lực để mở rộng mặt hàng xuất khẩu và thực hiện các biện pháp giảm nhập siêu như ngoài vấn đề tăng cường quản lý nhập khẩu … còn phải chú ý đến việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng trong xuất khẩu.
- Kênh lưu thông hàng hoá: Các kênh, luồng hàng hoá vào, ra trên địa bàn tỉnh còn mờ nhạt, nhỏ lẻ. Những hàng hoá ra được khai thác từ tiềm năng sản xuất của tỉnh, những hàng hoá vào nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đều có dung lượng nhỏ và nhịp độ tiêu thụ thấp. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đó có ở cả hai yếu tố cung và cầu hàng hoá trên địa bàn tỉnh. Để thay đổi những đặc trưng đó của các kênh, luồng hàng hoá vào, ra trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới, cần có chuyển biến sâu sắc hơn về cơ cấu kinh tế, chuyển hướng đầu tư và đầu tư tập trung để đạt được mức độ cần thiết về quy mô, tăng cường quan hệ thị trường và tạo lập các mối quan hệ, liên kết sản xuất với các vùng, tỉnh khác.
- Hoạt động thương mại phát triển đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế về lao động, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm buôn bán từ lâu đời. Thương nghiệp ngoài quốc doanh đang là lực lượng chính trong việc tạo ra những thành tựu trong hoạt động thương mại của tỉnh. Mặc dù vậy, lực lượng thương mại ngoài quốc doanh vẫn chưa thực sự tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh doanh, trong việc tổ chức các kênh, luồng hàng hoá qui mô lớn để từ đó khơi dậy tiềm năng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng cho thị trường trên địa bàn tỉnh. Năng lực kinh doanh thực sự của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh hiện nay còn thấp. Phần lớn các cơ sở thương mại ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ với tổng giá trị vốn bình quân của 1 doanh nghiệp khoảng dưới 4 tỷ đồng và quy mô lao động bình quân doanh nghiệp dưới 15 người.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đang trong giai đoạn định hình và phát triển đan xen giữa các mô hình thương mại truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, các loại hình thương mại trên địa bàn tỉnh hiện nay còn đơn điệu, chủ yếu là loại hình chợ truyền thống, các loại hình mới đang manh nha phát triển nhưng còn manh mún, lẻ tẻ. Các mô hình thương mại hiện đại chưa phát triển một cách đồng bộ và tập trung. Ngay cả mạng lưới chợ hiện có cũng còn nhiều bất cập về tình trạng cơ sở vật chất, trình độ quản lý cũng như các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông...
- Việc mở rộng quy mô lao động trong ngành thương mại của Vĩnh Phúc đã phản ánh sự phát triển về nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động đang là thách thức đặt ra cho sự phát triển của ngành thương mại Vĩnh Phúc theo hướng văn minh, hiện đại phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
- Quản lý nhà nước về thương mại: Công tác quản lý nhà nước về thương mại từng bước được đổi mới. Các hành lang pháp lý cho hoạt động lưu thông hàng hoá đang dần được hoàn thiện theo hướng linh hoạt, hợp lý. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại đã được đổi mới trên cơ sở xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhằm thực hiện tốt vai trò tham mưu cho chính quyền các cấp, chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến thương mại cũng như tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành. Công tác quản lý thị trường được duy trì, củng cố góp phần bình ổn thị trường. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại giảm.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong quản lý Nhà nước về thương mại như: Cơ chế quản lý chưa đồng bộ giữa h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status