Đầu tư phát triển tại Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư phát triển tại Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội



Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 – 2009 2
1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 2
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng. 6
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất 8
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng 8
1.2.2 Quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh 10
1.3 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 11
a. Lĩnh vực kinh doanh 11
b. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và sự cần thiết tăng cường đầu tư phát triển tại công ty 12
2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 – 2009 14
2.1 Tình hình thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển của công ty 14
2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nguồn vốn đầu tư 16
2.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung đầu tư 19
2.3.1 Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ nâng cao năng lực sản xuất 21
2.3.2 Đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc 28
2.3.3 Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý 30
2.3.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 35
2.3.5 Đầu tư cho xây dựng thương hiệu ( quảng cáo) 42
3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 – 2009 44
3.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 44
3.1.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển 44
3.1.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển 48
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển tại công ty giai đoạn 2005 – 2009 52
3.2.1 Những hạn chế 52
3.2.1 Nguyên nhân 53
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 56
2.1 Phương hướng phát triển và các chỉ tiêu kế hoạch của công ty trong thời gian tới 56
2.1.1 Phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch của công ty 56
2.1.1.1 Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2010 56
2.1.1.2 Phương hướng sản xuất của công ty 56
2.1.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty trong giai đoạn tới 58
2.2 Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 60
2.2.1 Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển 60
2.2.2 Giải pháp sử dụng vốn đầu tư phát triển hiệu quả 61
a. Lập kế hoạch thực hiện hoạt động đầu tư 61
b. Giải pháp về đầu tư xây dựng nhà xưởng, công trình kiến trúc 62
c. Giải pháp đầu tư và máy móc thiết bị, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực công nghệ 63
d. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 64
e. Giải pháp cho hoạt động đầu tư marketing mở rộng thị trường 67
2.2.3 Giải pháp quản lý quá tình sử dụng vốn 68
a. Giải pháp cho quá trình chuẩn bị đầu tư 68
b. Giải pháp cho quá trình thực hiện đầu tư 69
2.2.4 Giải pháp khác 70
a. Xây dựng kỉ luật quyết toán vốn đầu tư 70
b. Chú trọng công tác thu hồi vốn 70
KẾT LUẬN 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quản lý kinh doanh một cách chặt chẽ hơn. Chính vì những lý do này mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm cũng ngày càng tăng lên.
Một năm hai lần, hay đột xuất giám đốc công ty chủ trì cuộc họp xem xét của lãnh đạo về tình trạng áp dụng và tính hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Và đây cũng là một yêu cầu bắt buộc trong hoạt động quản lý chất lượng của công ty. Hình thức này giúp ban giám đốc công ty nắm được thực trạng và sự phù hợp việc tuân thủ các yêu cầu của khách hàng và từ đó kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết đối với hệ thống chất lượng, các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tiêu biểu cho lĩnh vực đầu tư này là công ty đã đang hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Hệ thống quản lý chất lượng xây dựng dựa trên quy trình như sau:
Bảng 2.10: Quy trình quản lý chất lượng của công ty
Quy trình
Nội dung
Kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ
Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài và dữ liệu của công ty
Trách nhiệm của lãnh đạo
Cam kết của lãnh đạo
Định hướng của lãnh đạo
Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cho các phòng ban
Xác định trách nhiệm, quyền hạn cho từng chức danh
Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ
Tiến hành xem xét của lãnh đạo
Quản lý nguồn lực
Tuyển dụng, đào tạo
Phương tiện làm việc
Môi trường làm việc
Tạo sản phẩm
Hoạch định sản phẩm
Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng
Kiểm soát thiết kế
Kiểm tra mua hàng
Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
Kiểm soát thiết bị đo lường, thiết bị an toàn
Đo lường, phân tích, cải tiến
Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng
Đánh giá nội bộ
Theo dõi và đánh giá các quá trình
Theo dõi và đo lường sản phẩm
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Cải tiến thường xuyên
Hành động khắc phục
Hành động phòng ngừa
(Nguồn: phòng kế hoạch công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Trong quá trình thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã tiến hành biên soạn và ban hành hệ thống tài liệu mới, đề ra chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của công ty trong năm 2010, 2011, đảm bảo toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cơ quan nắm rõ, các phòng cơ quan công ty đề đặt ra mục tiêu chất lượng của phòng mình nhằm giúp cho công tác quản lý chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn.
Công ty đặc biệt chú ý đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở quy trình “tạo sản phẩm”. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chất lượng sản phẩm, công ty xác định các yếu tố tác động trực tiếp, các phương pháp để kiểm soát và đảm bảo tính hiệu quả của quá trình này:
Các yêu cầu về chất lượng kĩ thuật của sản phẩm.
Các công đoạn sản xuất để bố trí các nguồn lực chính: Thiết bị, con người, kho tàng, nhà xưởng, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, các nguồn lực phụ trợ: điện , nước, thiết bị vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động.
Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và hướng dẫn công việc của hệ thống quản lý chất lượng được tuân thủ trong các công đoạn sản xuất.
Vị trí kiểm tra, các mức yêu cầu kĩ thuật, phương pháp kiểm tra và tần suất kiểm tra đối với nguyên, nhiên liệu đầu vào, đối với từng công đoạn sản xuất, đối với sản phẩm sản xuất cuối cùng.
Hồ sơ kiểm tra, thử nghiệm làm bằng chứng cho tính khả thi của kế hoạch chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình.
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội xem xét mọi yêu cầu hay đơn đặt hàng của khách hàng để có thể hiểu rõ mọi yêu cầu của khách hàng và nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng trong quá trình cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Công ty còn đảm bảo lập và duy trì thủ tục để quá trình mua vật tư, nguyên liệu và các dịch vụ chủ yếu có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải phù hợp với các yêu cầu đề ra và đảm bảo rằng người cung ứng và nhà thầu phụ của mình có năng lực và khả năng được xác định để thỏa mãn những yêu cầu quy định một cách phù hợp. Công ty còn xây dựng các chính sách kiểm soát quá trình thực hiện sản xuất liên quan đến chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo toàn bộ công việc được tiến hành trong điều kiện được kiểm soát. Để có thể tạo ra được sản phẩm đạt được chất lượng yêu cầu, không những công ty đầu tư vào quá trình kiểm soát nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và quá trình sản xuất, mà công ty còn đầu tư vào kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm chỉ được xuất xưởng khi mọi hoạt động được kiểm tra được quy định trong kế hoạch chất lượng, hay các quy trình bằng văn bản đã hoàn thành và đã được phê duyệt. Khâu cuối cùng trong quy trình “tạo sản phẩm” là bảo toàn sản phẩm. Công ty đảm bảo xây dựng; duy trì thủ tục xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và vận chuyển để đạt được sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
2.3.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Người lao động được coi là tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển phải có sự đầu tư xứng đáng cho phát triển nguồn nhân lực. Ngay từ ngày đầu chuyển sang mô hình hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Đảng ủy ban giám đốc đã xác định khâu then chốt là ổn định tổ chức, quan tâm đến công tác cán bộ, đào tạo nhân lực, chú trọng đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao.
Hình thức đào tạo và chi phí đầu tư dành cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cán bộ công nhân viên hàng năm của công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng
Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
126.829
119.73
150.015
145.44
141.05
683.064
Vốn đầu tư đào tạo tại chỗ
84.975
80.219
100.510
97.445
94.504
457.653
Vốn đầu tư đào tạo bên ngoài
41.854
39.511
49.505
47.995
46.547
225.411
(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Bảng 2.12: Tốc độ tăng vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2005 – 2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
Triệu đồng
126.829
119.73
150.015
145.44
141.05
Lượng tăng liên hoàn
Triệu đồng
-
-7.099
30.285
-4.575
-4.390
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
-5.60
25.29
-3.05
-3.02
(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Trong 5 năm giai đoạn 2005 – 2009, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực là 683.064 triệu đồng chiếm 13.51% trong tổng vốn đầu tư phát triển. Qua các năm, khối lượng vốn đầu tư dành cho nội dung này không có sự chênh lệch lớn. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực được phân bổ 457.653 triệu đồng cho công tác đầu tư đào tạo tại chỗ và 225.411 triệu đồng cho đầu tư đào tạo bên ngoài.
Công ty thường áp dụng theo hai hình thức là đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo bên ngoài. Từ đó công ty đã thực hiện đào tạo lại một số cán bộ công nhân viên hiện có, trong đó tập trung đào tạo và đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status