Vận dụng phương pháp điều tra thống kê trong thu thập thông tin về tình hình làm thêm của sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Vận dụng phương pháp điều tra thống kê trong thu thập thông tin về tình hình làm thêm của sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân



III. Phương pháp phỏng vấn
1. Khái niệm chung
- Phương pháp phỏng vấn được coi là phương pháp thu thập thông tin điều tra thông qua viêc hỏi và trả lời giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin.
- Thông thường thì phiếu điều tra sẽ là một công cụ cầu nối rất quan trọng trong phương pháp này.
- Tuy nhiên phỏng vấn cần tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu ,theo đối tượng hay nội dung nghiên cứu đã được xác định rõ trong chương trình hay phương án điều tra
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

+ Chỉ được tổ chức khi cần bổ sung thông tin
+ Phục vụ những mục đích nhất định
Mỗi cuộc điều tra thường được tiến hành theo kế hoạch và phương pháp riêng.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
Thời gian và chi phí được giảm bớt
Tập trung vào những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu
Phục vụ được yêu cầu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
Nhược điểm
Cần xác định phương án điều tra tỉ mỉ ,toàn diện và chi tiết.
Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
Trong quá trình tiến hành điều tra một đối tượng nào đó ,ta cần xác định phạm vi của đối tượng để điều tra thực tế để lựa chọn phương pháp điều tra toàn bộ hay không toàn bộ.
Điều tra toàn bộ
Định nghĩa
Điều tra toàn bộ là qúa trình tiến hành thu thập thông tin ,số liệu ban đầu trên tất cả các đơn vị của đối tượng điêuf tra,không loại trừ bất kỳ đơn vị nào.
ví dụ : bảng số liệu về cuộc tổng hợp điều tra dân số ngày 1/4/1999 ở nước ta.
Đặc điểm
Tài liệu thu thập trên tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu nên vừa tính được các chỉ tiêu tổng hợp cho tổng thể ,vừa có thể phân tích chi tiết cho từng đơn vị.
Cung cấp thông tin đầy đủ ,toàn diện và trực tiếp.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
Do nguồn thông tin lớn ,đầy đủ nên đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khác nhau(đặc biệt là điều tra nắm bắt tình hình cơ bản về hiện tượng nghiên cứu.)
Nhược điểm
Mất nhiều thời gian,nguồn tài chính lớn
Số người tham gia đông,thời gian dài,không tập trung.
2. Điều tra không toàn bộ
2.1 Định nghĩa
- Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn trong tất cả các đơn vị tổng thể chung.
2.2 Đặc điểm
a. Ưu điểm
Rút ngắn thời gian ,tiết kiệm công sức và giảm chi phí.
Vừa có điều kiện mở rộng nội dung điều tra hay đi sâu vào 1vấn đề quan trọng không lan man.
Có thể kiểm tra ,đánh giá độ chính xác của số liệu thu được 1cách thuận lợi.
b.Khuyết điểm
- Phát sinh sai số (dựa trên 1số ít đơn vị để đánh giá ,kết luận cho toàn bộ hoạt động nghiên cứu).
2.3 Phân loại
Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra trong tổng thể ,người ta chia thành 3 loại phương pháp khác nhau.
Điều tra chọn mẫu
Đây là phương pháp điều tra không toàn bộ trong đó người ta chọn 1số đơn vị để điều tra thực tế và sẽ dựa vào kết quả điều tra để tính toán và suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.
Để tiến hành điều tra chọn mẫu cần chọn ra 1số lượng đơn vị đủ lớn để điều tra thực tế .Có 2cách chọn các đơn vị là chọn ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên
Ưu điểm:
+ Tiết kiệm về người và tiền của.
+ Có tính kịp thời cao và đảm bảo thông tin thu được có tính chính xác lớn.
+ Cho phép mở rộng nội dung điều tra,tài liệu cho điều tra chọn mẫu rất phong phú và đa dạng.
Ví dụ:Điều tra kiểm tra chất lượng độ bền một sản phẩm nào đó(có bảng số liệu đính kèm)
Điều tra trọng điểm
Người ta tiến hành điều tra ở bộ phận quan trọng nhất của tổng thể chung
Kết quả không được suy rộng thành đặc điểm chung của tổng thể nhưng vẫn giúp nắm được tình hình cơ bản của hiện tượng.
Loại điều tra này thích hợp với những đối tượng có bộ phận tương đối tập trung và chiếm tỷ trọng lớn.
Ví dụ nghiên cứu tình hình trồng chè ở Tây Nguyên( sẽ có bảng số liệu kèm theo sau)
Điều tra chuyên đề
Được tiến hành trên 1số rất ít ,thậm chí là 1đơn vị của tổng thể nhưng lại đi sâu vào nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó nhằm rút ra vấn đề cốt lõi ,tìm ra những baì học kinh nghiệm.
Không dùng để suy rộng hay làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh để nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến hay phân tích nguyên nhân của đơn vị yếu kém.
Ví dụ :Tìm thông tin về 1đơn vị đỉên hình tiên tiến.
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Trong điều tra thống kê là một vấn đề cốt lõi để đưa đến những phân tích ,kết luận chính xác trong nghiên cứu thống kê.Chính vì vậy ,phương pháp thu thập thông tin cũng rất cần được quan tâm.Nhưng khi tiếp xúc với một đối tượng hay 1cuộc điều tra thì tuỳ từng trường hợp vào điều kiện thực tế và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu ,khả năng về tài chính ,thời gian ,kinh nghiệm ,trình độ của nhân viên điều tra mà ta cần lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp để đạt được những thông tin tốt nhất.
I. Phương pháp đăng ký trực tiếp
1. Khái niệm chung
Nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra và ghi chép những thông tin thu được vào phiếu điều tra.
Phương pháp này thường gắn với quá trình phát sinh ,phát triển của hiện tượng.
Đặc điểm
Ưu điểm
Độ chính xác cao .
Nhược điểm
Phạm vi áp dụng rất hạn chế .
Có những hiện tượng không thể cân đong đo đếm trực tiếp được.
Đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian.
Phương pháp phỏng vấn
1. Khái niệm chung
Phương pháp phỏng vấn được coi là phương pháp thu thập thông tin điều tra thông qua viêc hỏi và trả lời giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin.
Thông thường thì phiếu điều tra sẽ là một công cụ cầu nối rất quan trọng trong phương pháp này.
Tuy nhiên phỏng vấn cần tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu ,theo đối tượng hay nội dung nghiên cứu đã được xác định rõ trong chương trình hay phương án điều tra.
Đặc điểm
Về nhân viên điều tra
Phải tuân thủ phương án điều tra nhất là nội dung điều tra được trình bày cụ thể trong phương án điều tra.
Phải chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng phỏng vấn ,về năng lực chuyên môn,sự am hiểu nội dung ,đối tượng điều tra.
Ghi chép : chính xác ,trung thực ,tuân theo hướng dẫn quy định của phiếu điều tra để tạo thuận lợi cho việc xử lý ,tổng hợp thông tin sau này.
Phạm vi áp dụng
Phù hợp với nhiều hoàn cảnh ,hiện tượng và đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Ưu điểm
Độ tin cậy cao, dễ tổng hợp ,tập trung vào những nội dung chủ yếu nhờ bảng hỏi hay phiếu điều tra.
Phân loại
Tuỳ theo đặc điểm của quá trình hỏi ,người ta chia ra làm 2loại phỏng vấn cơ bản:phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.Trong mỗi loại lại được chia nhỏ hơn như bảng sau.
d.1 Phỏng vấn trực tiếp
Theo phương pháp này ,thu thập tài liệu ban đầu dựa trên quá trình hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin.Những thông tin thu được sẽ được ghi chép vào bảng hỏi hay phiếu điều tra.
Ưu điểm:
+ Việc tiếp xúc trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi để điều tra viên tìm hiểu được tâm tư ,tình cảm của đối tượng nên dễ dẫn dắt câu chuyện 1cách chủ động nhằm tìm ra được những thông tin chính xác nhất.Đây là ưu điểm quan trọng mà các phương pháp khác không có.
+ Cũng do được tiếp xúc trực tiếp nên điều tra viên có thể quan sát để phát hiện những sai sót kịp thời để uốn nắn kịp thời.Hay cũng có thể giải thích cho đối tượng những câu hỏi,thuật ngữ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status