Những giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái tới năm 2005 - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Những giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái tới năm 2005



MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI
GIA ĐÌNH Ở TỈNH YÊN BÁI.
I. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại. 6
1. Quan niệm về trang trại và kinh tế trang trại. 6
2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại gia đình. 7
3. Những tiêu chuẩn để xác định thế nào là một trang trại gia đình. 10
4. Phân loại trang trại gia đình 11
5. Những điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình. 12
5.1. Môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa được tạo lập và không ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển. 12
5.2. Điều kiện của bản thân các hộ gia đình nông dân. 13
II. Sự tất yếu của phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 15
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái 15
1.1. Điều kiện tự nhiên. 15
1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. 18
1.3. Đánh giá tổng quan. 21
2. Sự tất yếu của phát triển kinh tế trang trị gia đình ở Yên Bái trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 24
2.1. Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa 24
2.2. Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn. 24
2.3. Phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái là đẩy lùi, xoá bỏ dần tình trạng lạc hậu, hướng tới nền nông nghiêp hiện đại. 25
2.4. Phát triển kinh tế trang trại gia đình là từng bước đưa nền nông nghiệp tỉnh Yên Bái tham gia hội nhập vào thị trường trong nước và quốc tế. 26
2.5. Phát triển kinh tế trang trại gia đình là khuyến khích nông dân vươn lên làm giàu, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, giữ gìn an ninh quốc phòng. 27
2.6. Phát triển kinh tế trang trại gia đình là phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. 28
III. Kinh tế trang trại gia đình ở một số nước Châu Á và Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Yên Bái. 29
1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở một số nước Châu Á. 29
1.1. Kinh tế trang trại gia đình ở một số nước công nghiệp phát triển. 29
1.2. Kinh tế trang trại gia đình ở một số nước đang phát triển.31
2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam. 32
2.1. Kinh tế trang trại gia đình của cả nước 32
2.2. Kinh tế trang trại gia đình của vùng Trung du miền núi phía Bắc. 32
3. Một số bài học về phát triển kinh tế trang trại gia đình đối với tỉnh Yên Bái. 34
3.1. Kinh tế trang trại gia đình - sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hóa. 34
3.2. Địa bàn và nội dung sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại gia đình. 35
3.3. Quy mô của kinh tế trang trại gia đình. 36
3.4. Kinh tế trang trại gia đình và mối quan hệ với tổ chức HTX, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 36
3.5. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế trang trại gia đình. 37
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH Ở YÊN BÁI
THỜI KỲ 1995-2000.
I. Đánh giá tình hình hoạt động và phát triển của kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái thời kỳ 1995-2000. 39
1. Quy mô đất đai. 39
2. Sử dụng lao động. 43
2.1. Chủ trang trại. 43
2.1. Lao động gia đình và lao động làm thuê. 45
3. Vốn và nguồn vốn. 46
4. Tổ chức hoạt động sản xuất của các trang trại. 49
4.1. Các loại hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 49
4.2. Đầu tư chi phí sản xuất 53
4.3. Cơ cấu sản xuất 54
5. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các trang trại. 54
5.1. Tổng thu của các trang trại. 54
5.2. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại. 55
5.3. Tổng thu nhập của các trang trại. 56
5.4. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 58
II. Đánh giá tác động của các chính sách đến phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái. 59
1. Chính sách đất đai. 59
2. Chính sách lao động 61
3. Chính sách đầu tư, tài chính, tín dụng. 63
3.1. Chính sách đầu tư. 63
3.2 Chính sách tài chính. 64
3.3. Chính sách tín dụng. 66
4. Chính sách thị trường. 68
5. Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường. 70
III. Đánh giá tổng quan. 72
1. Những thành tựu đã đạt được 72
2. Những hạn chế, tồn tại. 74
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
GIA ĐÌNH Ở YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2005.
I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái đến năm 2005. 76
1. Các quan điểm và định hướng phát triển. 76
2. Mục tiêu phát triển. 77
2.1. Mục tiêu chung. 77
2.2. Mục tiêu cụ thể. 77
II. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái đến năm 2005. 78
1. Về quy mô đất đai. 79
1.1 Đối với chính quyền tỉnh Yên Bái. 79
1.2. Đối với các trang trại. 81
2. Về vốn. 81
2.1. Giải pháp tín dụng. 81
2.2. Giải pháp đầu tư. 83
2.3. Giải pháp tài chính. 84
3. Về khoa học, công nghệ, môi trường. 85
4. Về lao động. 88
4.1. Sử dụng lao động. 88
4.2. Đào tạo lao động. 88
5. Về thu nhập. 89
6. Về thị trường. 90
6.1. Đối với các cơ quan chức năng. 90
6.2. Đối với các trang trại gia đình. 92
7. Đối mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và thực hiện quy chế dân chủ ở Yên Bái. 93
PHẦN KẾT LUẬN 95
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU. 96
PHỤ LỤC: NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 104
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hạn chế, bởi nếu các trang trại chỉ sử dụng lao động gia đình, ít thuê lao động ngoài thì quá trình tiến lên sản xuất lớn, chuyên môn hoá của các trang trại sẽ diễn ra chậm hơn.
Việc sử dụng lao động làm thuê thường được tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. Lao động được thuê thời vụ thường được trả công từ 10.000 đ đến 20.000đ một ngày tuỳ theo tính chất công việc. Lao động thuê thường xuyên được trả lương tháng từ 350.000 đ đến 500.000 đ một tháng theo doanh thu khi bán sản phẩm. ở Yên Bái, đầu tư cho chi phí lao động của các trang trại chiếm 36,71% tổng đầu tư cho chi phí sản xuất, cao hơn mức bình quân của cả nước (24,94%). Điều này có thể được lý giải bởi những nguyên nhân như: do địa hình phức tạp khó đưa máy nông cụ vào sản xuất, do vốn đầu tư thấp, do ít áp dụng khoa học kỹ thuật nên công việc trong các trang trại chủ yếu là lao động chân tay, cần thuê nhiều lao động. Vì vậy, chi phí đầu tư cho lao động chiếm tỷ lệ cao là điều tất yếu. Về trước mắt, việc sử dụng lao động nhiều hơn máy móc đang có lợi cho các trang trại tỉnh Yên Bái vì lao động ở đây có giá tương đối rẻ. Nhưng về lâu dài, khi giá lao động tăng lên tương đối so với giá máy móc, lợi thế về lao động không còn, nếu các trang trại ở Yên Bái không có sự chuẩn bị trước thì sẽ rơi vào tình trạng bị động khi không theo kịp trào lưu cơ khí hoá chung của các trang trại trong cả nước.
Về công việc của người làm thuê trong các trang trại. Nhìn chung các công việc thuê mướn lao động thường là lao động giản đơn, lao động nặng nhọc. Trình độ, kiến thức hiểu biết của người lao động rất hạn chế. Sự ràng buộc có tính pháp lý giữa chủ trang trại và người lao động làm thuê rất lỏng lẻo, dễ gây thiệt thòi, bất lợi cho người làm thuê. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu giải quyết để khắc phục, hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong thực tế.
3. Vốn và nguồn vốn.
Ngoài yếu tố đất đai và lao động, yếu tố có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường đó là vốn.
Tính chung cho cả nước đến ngày 30/4/1999, quy mô vốn bình quân cho một trang trại tương đối lớn, khoảng 291,43 triệu đồng, cơ cấu nguồn vốn khoảng 87,4% vốn tự có ; 5,6% là vốn vay người thân quen trong cộng đồng. Vốn vay từ các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, vay qua các dự án 327, 733... chiếm khoảng 7%. Đối với các trang trại trung du miền núi phía Bắc, mức vốn đầu tư bình quân chỉ khoảng 100 triệu đồng (Theo “Làm giàu bằng kinh tế trang trại. Mô hình trang trại trẻ” - Trần Kiện, Phúc Kỳ - NXB Thanh niên, Hà Nội 2000)
ở tỉnh Yên Bái quy mô vốn bình quân của một trang trại là 95,9 triệu đồng, thấp nhất trong cả nước (bằng 32,9% mức bình quân của cả nước, bằng 95,9% mức bình quân của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và bằng 15,5% mức bình quân của tỉnh Đăc Lăc - nơi có quy mô vốn bình quân một trang tại lớn nhất trong cả nước, 619,50 triệu đồng) trong đó 88,6% vốn tự có, 11,4% vốn đi vay. Phần lớn các trang trại ở Yên Bái có quy mô vốn dao động quanh mức bình quân. Nhưng cá biệt có những trang trại quy mô vốn cao cũng như có những trang trại quy mô vốn rất thấp. Quy mô vốn của các trang trại chủ yếu phụ thuộc vào dạng hình kinh doanh. Thường quy mô vốn lớn tập trung chủ yếu ở các trang trại có nhu cầu đầu tư ban đầu khá lớn như: dạng trang trại phát triển trồng cây công nghiệp như cà phê... trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Đối với các trang trại kinh doanh tổng hợp lấy ngắn nuôi dài từ trồng trọt, quy mô vốn chỉ trên dưới vài chục triệu đồng.
Nguồn vốn của các trang trại chủ yếu dựa vào vốn tự có, bình quân chiếm 88,6%, vốn vay chiếm 11,4%, trong đó vốn vay trực tiếp Ngân hàng: 48,08%, vốn đầu tư ứng trước: 10,19%, vay theo dự án: 37,37%, vay khác: 4,36%.
Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các trang trại được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau:
- Nguồn vốn tự có của trang trại: Bao gồm vốn tự có ban đầu cộng với vốn tích luỹ qua các năm để lại, từng bước đầu tư cho việc tái sản xuất mở rộng thông qua các cách kinh doanh tổng hợp, “lấy ngắn nuôi dài, “tích tiểu thành đại”. Sự phát triển tích luỹ vốn theo hướng này tuy chậm nhưng phù hợp với người nghèo, những người không có vốn lớn ngay từ ban đầu, song có ý chí và nghị lực làm giàu.
- Một số trang trại vừa sử dụng vốn tự có, vừa sử dụng vốn vay Ngân hàng. Một số trang trại lại dựa phần lớn vào nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án, thường là trong lĩnh vực lâm nghiệp. Một số khác huy động vốn kinh doanh tổng hợp từ cả nguồn vốn tự có, nguồn vay Ngân hàng và nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội miền núi. Các trang trại phát triển theo hướng này có sự tích luỹ nhanh hơn, tạo ra tỷ suất hàng hóa và thu nhập lớn. Yên Bái qua điều tra 300 trang trại có cơ cấu nguồn vốn như sau: Chủ trang trại tích luỹ vốn đầu tư chiếm 65%, vốn vay Ngân hàng và các nguồn vốn khác (dự án 327, quỹ giải quyết việc làm 120, đầu tư ứng trước của lâm trường) chiếm 35%.
Về cơ cấu tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu bình quân của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái ta có bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu bình quân của các trang trại gia đình tỉnh Yên Bái.
Tiêu chí
Tỷ lệ (%)
Giá trị vườn cây lâu năm.
52,62
Giá trị trồng rừng.
12,39
Giá trị đàn súc vật cơ bản.
5,58
Giá trị nuôi trồng thuỷ sản.
1,89
Giá trị TSCĐ có nguồn gốc kỹ thuật.
7,22
Chi phí sản xuất dở dang.
10,47
Tiền mặt trong kinh doanh.
6,74
Nguồn: Tạp chí "Kinh tế và Phát triển" - trường ĐHKTQD - 11+12/1999, Số 33, trang 3-13.
Ta thấy rằng, phần lớn giá trị tài sản chủ yếu của các trang trại tỉnh Yên Bái là vườn cây lâu năm và rừng (65,01%). Đây là một điều đáng mừng vì nó đã vạch cho các trang trại một hướng chuyên môn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh. Một ưu điểm khác của các trang trại tỉnh Yên Bái là giá trị đàn súc vật cơ bản chiếm 5,85%, cao hơn mức bình quân của cả nước (1,89%). Điều này có thể được lý giải bởi lý do: điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái thích hợp cho việc nuôi các gia súc như trâu, bò, lợn là những con có giá trị kinh tế cao. Do đó, trong thời gian tới, các trang trại tỉnh Yên Bái cần tận dụng tốt các lợi thế trên để phát triển kinh tế trang trại.
Giá trị nuôi trồng thuỷ sản của các trang trại tỉnh Yên Bái thấp, chiếm 1,89%. Tuy nhiên, chưa thể kết luận đây là hạn chế bởi điều kiện tự nhiên ở Yên Bái không thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản. Hạn chế của các trang trại nằm ở chỗ giá trị TSCĐ có nguồn gốc kỹ thuật và tiền mặt trong kinh doanh thấp, trong khi đó chi phí sản xuất dở dang cao. Điều này gây khó khăn ngay cho các trang trại trong việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và huy động một lượng tiền nhất định đáp ứng cho sản xuất.
Qua xem xét, đánh giá nguồn vốn của các trang trại gia đình ở Yên Bái thời gian qua, ta thấy còn những hạn chế sau:
Thứ nhất, t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status