Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề tranh chấp trong cách thuê tàu chuyến



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀTÀU CHUYẾN VÀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU
CHUYẾN .3
1.1 Tàu chuyến và cách thuê tàu chuyến:.3
1.2 Hợp đồng thuê tàu chuyến:.3
CHƯƠNG II: MỘT SỐTRANH CHẤP THƯỜNG GẶP TRONG HỢP ĐỒNG
THUÊ TÀU CHUYẾN .5
2.1 Khái quát về tranh chấp:.5
2.2 Tranh chấp về khả năng đi biển của tàu:.6
2.3 Tranh chấp về Hàng hóa chuyên chở.9
2.3.1 Tranh chấp vềtên hàng (loại hàng hóa) .9
2.3.2 Tranh chấp về tổn thất đối với hàng hóa chuyên chở.10
2.4 Tranh chấp về cước phí và thanh toán cước phí.15
2.4.1 Tranh chấp về cước phí .16
2.4.2 Tranh chấp về thanh toán cước phí.17
2.5 Tranh chấp về cách tính thời gian xếp dỡ va thường phạt xếp dỡ.19
2.5.1. Tranh chấp về mốc tính thời gian xếp dỡ.19
2.5.2. Tranh chấp về cách tính thời gian xếp dỡ.22
2.5.3. Tranh chấp về thời gian tàu chờ đợi.24
2.5.4. Tranh chấp về thưởng phạt xếp dỡ.26
2.6 Tranh chấp liên quan đến thỏa thuận trọng tài và luật quy định.31
2.6.1 Vấn đề liên quan đến giá trịpháp lý của điều khoản trọng tài .31
2.6.2 Vấn đềvề quy định điều khoản trọng tài .32
2.6.3 Vai trò của Toà án đối với các hoạt động của các TTTT thương mại.34
CHƯƠNG III: MỘT SỐBIỆN PHÁP ĐỀXUẤT .36
3.1 Biện pháp nhằm hạn chế các tranh chấp.36
3.2 Biện pháp nhằm giải quyết các tranh chấp.36
KẾT LUẬN .37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.38
PHỤLỤC ĐÍNH KÈM



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có nhưng
thuyền trưởng không yêu cầu che mưa cho hàng. Cả hai nguyên nhân này đều do lỗi
của người chuyên chở. Do vậy người chuyên chở phải chịu trách nhiệm.
* Tại cảng dỡ hàng
Khi được đưa ra khỏi hầm tàu, khoang tàu, hàng đang còn ở trên boong tàu mà
bị ướt dẫn đến tổn thất thì dù ai dỡ hàng, người chuyên chở vẫn phải chịu trách
nhiệm vì hàng vẫn còn đang nằm trong phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở.
Nếu tàu không có phương tiện che mưa thì tàu bị coi là không đủ khả năng đi biển,
nếu có mà không che thì người chuyên chở mắc lỗi không chăm sóc hàng.
14
- Khi người nhận hàng tự dỡ hàng hay thuê người khác dỡ mà lại không yêu
cầu phương tiện che mưa từ tàu, hay không che để hàng bị ướt thì người
nhận hàng tự gánh chịu tổn thất do mưa gây ra.
Trường hợp hàng đã được đưa xuống cầu cảng bị mưa ướt. Theo quy tắc
Hague-Visby, khi hàng đã được đưa xuống cầu cảng mà bị mưa ướt thì người
chuyên chở không chịu trách nhiệm vì hàng không còn nằm trong phạm vi trách
nhiệm của người chuyên chở nữa. Theo quy tắc Hamburg 1978, hàng đã được đưa
xuống cầu cảng và giao cho người nhận hàng hay cho người thứ ba nhận thay cho
người nhận hàng thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm về tổn thất do mưa
ướt gây ra. Nếu hàng được đưa xuống cầu cảng nhưng người chuyên chở chưa giao
cho người nhận hàng mà bị ướt do mưa thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm
vì trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng chưa kết thúc.
Điều 108 Bộ luật Hàng Hải Việt Nam quy định, “Người chuyên chở có nghĩa
vụ chăm sóc hàng và chịu trách nhiệm về tổn thất do hư hỏng, mất mát từ lúc nhận
hàng lên tàu cho đến khi giao hàng cho người nhận hàng nếu không chứng minh
được rằng mình không có lỗi”.
Như vậy, nếu hàng tổn thất do mưa trong lúc bốc dỡ hàng mà không phải do
lỗi của người chuyên chở thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm. Ở đây
người chuyên chở có thể chứng minh lỗi thuộc về người bốc hàng lên tàu hay
người dỡ hàng khỏi tàu.
- Khi nghĩa vụ bốc dỡ hàng hoá theo hợp đồng thuê tàu thuộc về người chuyên
chở thì tổn thất do mưa sẽ do người chuyên chở gánh chịu kể cả khi người
chuyên chở không trực tiếp bốc dỡ.
- Trường hợp người chuyên chở thuê một người khác để bốc dỡ hàng thì khi có
tổn thất do mưa ướt thì người chuyên chở vẫn chịu trách nhiệm trước người
thuê tàu. Sau đó người chuyên chở có quyền đòi lại ở người bốc xếp. Dưới
đây là một sự việc cụ thể về trường hợp này.
Tóm tắt vụ việc:
15
Thực hiện một hợp đồng thuê tàu chuyến, công ty Far East Hongkong cho tàu
Inch chở 74.430 bao (chứa 3.571 T) đậu tương từ Dairen đến Hải Phòng. Khi tàu
đến cảng và dỡ xong hàng thì phát hiện lô hàng bị ướt, hư hại nặng. Nguyên nhân
một phần là vì ống nước của tàu bị vỡ, một phần vì bị ngấm nước mưa trong lúc dỡ
hàng.
Diễn biến tranh chấp:
Người nhận hàng đòi Far East hai khoản bồi thường cho 2 nguyên nhân trên.
Sau đó Far East trả lời là đã hỏi ý kiến Hội Bảo trợ và Bồi thường và đồng ý nhận
trách nhiệm khoản hư hại vì ống nước vỡ nhưng từ chối trách nhiệm cho thiệt hại vì
nước mưa vì cho đó là sơ suất của người thầu bốc dỡ. Về điểm này người thầu bốc
dỡ trong khi làm việc ở dưới tàu coi như người làm công cho tàu và người chuyên
chở phải chịu trách nhiệm về hành động của họ. Nếu người thầu bốc dỡ không có
biện pháp hợp lý để bảo vệ hàng thì thuyền trưởng phải kháng nghị với họ để đảm
bảo quyền lợi của mình. Do đó tàu phải bồi thường tổn thất cho chủ hàng rồi truy
đòi người bốc dỡ sau.
2.4 Tranh chấp về cước phí và thanh toán cước phí
* Điều khoản về cước phí thuê tàu trong Hợp đồng thuê tàu:
- Mức cước (Rate of freight): là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước (Freight
unit), hay mức cước thuê bao (lumpsum freight) không phụ thuộc vào loại và số
lượng hàng hoá chuyên chở mà tính theo đơn vị trọng tải hay dung tích tàu.
- Hai bên thoả thuận chi phí xếp dỡ (các điều kiện FIOST)
- Số lượng hàng hoá tính cước: Tiền cước có thể tính theo số lượng hàng hoá
xếp lên tàu ở cảng gưỉ hàng (Intaken quantity), hay tính theo số lượng hàng giao
tại cảng (Delivery quantity).
- Thời gian thanh toán tiền cước: cước phí thanh toán tại cảng bốc hàng
(Freight prepaid), hay thanh toán tại cảng dỡ hàng (Freight to collect), hay trả
trước một phần.
16
- Ngoài ra trong điều khoản cước phí hai bên còn thoả thuận về địa điểm
thanh toán, tỷ giá hối đoái của đồng tiền thanh toán, cách thanh toán, tiền
cước phí ứng trước (advance freight)…
2.4.1 Tranh chấp về cước phí
Bài viết sẽ xem xét các tranh chấp xảy ra đối với yêu cầu đòi cước khống từ
phía người chuyên chở.
Cước khống (Deadfreight): là khoản tiền cước của số lượng hàng mà người
thuê tàu tuy đã thỏa thuận giao xuống tàu để gửi đi theo quy định của hợp đồng thuê
tàu nhưng lại do nhiều nguyên nhân trên thực tế hàng không gửi đi được, khiến cho
khả năng chuyên chở của con tàu không được tận dụng, trọng tải và dung tích tàu
dành cho số hàng bị bỏ trống.
Việc phạt cước khống còn áp dụng đối với việc huỷ hợp đồng thuộc phía
người thuê trước khi tàu hành trình. Trong trường hợp này thì người chuyên chở có
quyền đòi bồi thường một nửa số tiền cước của hợp đồng.
Thực tế vấn đề cước khống là vấn đề rất phức tạp vì thông thường người thuê
không đồng ý thanh toán cước khống với nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy đã
xảy ra khá nhiều vụ tranh chấp trong nội dung này.
Thông thường, chủ hàng sẽ dẫn chứng điều kiện về trách nhiệm của người
chuyên chở đối với việc sắp xếp hàng hóa để quy trách nhiệm cho bên vận chuyển
đối với việc hàng hóa không được sắp xếp đầy đủ theo hợp đồng. Tuy nhiên, trách
nhiệm này lại không phải là một nghĩa vụ tuyệt đối mà là một nghĩa vụ tương hỗ từ
hai phía: người chuyên chở và người thuê tàu.
Do đó, nếu phía chuyên chở có thể chứng minh được mình đã hoàn thành đầy
đủ các nghĩa vụ có liên quan, bên thuê tàu sẽ phải chịu hoàn toàn cước khống.
Trái lại, nếu trách nhiệm thực sự đến từ 2 phía, như trong tranh chấp đã từng
xảy ra giữa công ty chế biến và kinh doanh than miền Nam ký Hợp đồng thuê tàu
với công ty TNHH Vận Tải Biển Mekông vào năm 1997.
17
Xem xét các tình tiết của vụ án, có thể thấy rõ ràng cả 2 bên cùng phải chịu
trách nhiệm đối với việc hàng hóa không được xếp đầy đủ. Phía chuyên chở đã
không tuân thủ đúng điều kiện về thời gian sẵn sàng xếp dỡ, mặt khác, bên thuê tàu
đã không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc xếp hàng.
Trên cơ sở đó, Toà Kinh tế TAND Tp.HCM đã tiến hành giải quyết vụ việc.
Chủ hàng phải trả cước khống, nhưng chỉ phải trả theo mức trách nhiệm tối thiểu
với giả định chủ tàu đã thực hiện đúng nghĩa vụ. Cụ thể mức cước khống là 70.000
đồng/tấn đối với 787 tấn hay 54,09 triệu VND.
2.4.2 Tranh chấp về t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status