Qúa trình Việt Nam gia nhập WTO và những cơ hội, thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Qúa trình Việt Nam gia nhập WTO và những cơ hội, thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO



MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ WTO 2
I. Sơ lược về WTO 2
II. Chức năng 2
III. Cơ cấu tổ chức 3
IV. Các hiệp định 3
V. Bộ máy tổ chức 4
VI. Cơ sở pháp lí và nguyên tắc hoạt động 5
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 9
I. Giai đoạn 1 9
II. Giai đoạn 2 10
III. Giai đoạn 3 11
IV. Giai đoạn 4 11
V. Giai đoạn 5 15
VI. Giai đoạn 6 15
CHƯƠNG 3
NHỮNG CƠ HỘI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 18
I. Đối với nền kinh tế và nhà nước 18
II. Đối với cac nhân và doanh nghiệp 21
CHƯƠNG 4
NHỮNG THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 23
I. Đối với nền kinh tế và nhà nước 23
II. Đối với cá nhân và doanh nghiệp 25
Nhận xét 26
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của WTO, cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và XVIII.b); nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hay để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều (Điều XIX); vì lí do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lí do an ninh quốc gia (Điều XXI).
+ Một trong những ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hay xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này được quy định lần đầu tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thoả thuận vòng Tôkyô 1979 và hiện nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán U ruguay về trợ cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thoả thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tôkyô ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại: loại "xanh"; loại "vàng" và loại "đỏ” theo nguyên tắc "đèn hiệu giao thông" (traffic lights).
=> Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.
- Nguyên tắc mở cửa thị trường
+ Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mĩ là "tiếp cận" thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
+ Về mặt chính trị, "tiếp cận thị trường" thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lí, "tiếp cận thị trường" thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán ra nhập WTO.
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng: Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của vụ U ruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working group) để xem xét vụ này. Nhóm công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lí việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà U ruguay có quyền "mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của U ruguay. Trên cơ sở kết luận của Nhóm công tác, Đại hội đồng GATT đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan "đàm phán" với U ruguay để thay đổi các cam kết và nhân nhượng thuế quan trước đó. Vụ kiện của U ruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các nước đang phát triển. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lí không vi phạm bất kì điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên tắc "cạnh tranh công bằng
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO đều phải trải qua một trình tự nhất định; có chăng chỉ là khác nhau về thời gian thực hiện trình tự.Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào việc nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào... Thủ tục gia nhập WTO bao gồm các bước (hay các giai đoạn):
Giai đoạn 1 : Nộp đơn gia nhập WTO.
Giai đoạn 2 : Gởi “ Bị vong lục về chế độ ngoại thương của quốc gia” đến ban thư ký của WTO.
Giai đoạn 3 : Làm rõ chính sách thương mại của quốc gia xin gia nhập
Giai đoạn 4 : Đưa ra các bản chào ban đầu về thuế. Bản chào ban đầu về lộ trình loại bỏ các hàng rào phi thuế: Hạn ngạch, giấy phép; Bản chào ban đầu về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ…để tiến hành đàm phán với từng nước thành viên có yêu cầu đàm phán về từng nội dung hay toàn bộ nội dung nói trên cho tới khi kết quả đàm phán thỏa mãn mọi yêu cầu của các nước thành viên WTO.
Giai đoạn 5 : Hoàn thành Nghị định thư gia nhập WTO. Nghị định thư này được xây dựng trên cơ sở kết quả đàm phán song phương và đa phương đã đạt được.
Giai đoạn 6 : 30 ngày sau khi Chủ Tịch nước hay Quốc hội phê chuẩn.
Để thực hiện các giai đoạn gia nhập WTO,chính phủ Việt Nam đã thực hiện các công việc sau đây:
GIAI ĐOẠN 1:
Nộp đơn là bước đầu tiên và bắt buộc đối với một nước xin gia nhập WTO.
Ðồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7-1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3-1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11-1998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Ngày 22/11/1994, Bộ chính trị ra công văn 1015CV/CP-TW chấp thuận nộp đơn gia nhập WTO.
- Ngày 01/01/1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này.
- Ngày 31/01/1995, Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập.
- Ngày 30/11/1995, Thủ tướng chính phủ có công văn số 335/QHQT giao cho Bộ Thương mại phối hợp với bộ ngành chuẩn bị đàm phán gia nhập tổ chức này.
GIAI ĐOẠN 2:
- Tháng 8 – 1996 , Việt Nam đã hoàn thành “ Bị Vong lục về Chế độ ngoại thương của Việt Nam” (trình bày về hệ thống chính sách thương mại - kinh tế của Việt Nam)và gửi tới Ban thư ký WTO để chuyển tới các thành viên của tới Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi là Nhóm công tác) để Nhóm công tác xem xét. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia Nhóm công tác này. Nhóm công tác là tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập.
- Bị vong lục không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp các thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.
- Sau khi nghiên cứu “ Bị Vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam” nhiều thành viên đã đặt ra các câu hỏi yêu cầu Việt Nam trả lời nhằm hiểu rõ chính sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của Việt Nam.
- Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status