Kế hoạch lao động – việc làm thời kỳ 2006 – 2010 và các giải pháp thực hiện - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch lao động – việc làm thời kỳ 2006 – 2010 và các giải pháp thực hiện



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 2
I. Lao động - việc làm trong nền kinh tế Việt Nam 2
1 Lao động 2
2. Việc làm 2
II. Kế hoạch hoá lực lượng lao động - việc làm 3
1. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa 3
2. Nội dung kế hoạch lao động việc làm 4
2.1. Đánh giá các yếu tố tác động đến tình hình lao động - việc làm kỳ kế hoạch 4
2.2. Định hướng và mục tiêu 5
2.3. Chỉ tiêu và các phương pháp tiếp cận 5
2.4. Các chính sách vĩ mô điều tiết sự lưu chuyển sức lao động 9
PHẦN II: KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 2006 – 2010 VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRONG HAI NĂM 2006, 2007 11
I. Kế hoạch lao động - việc làm 2006 – 2010 11
1.Phân tích thực hiện kế hoạch 2001 – 2005 11
1.2. Thực hiện kế hoạch 2001 – 2005 12
2. Kế hoạch lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010 16
2.1. Các nhân tố tác động đến kế hoạch lao động việc làm 2006 – 2010 16
2. 2. Định hướng và mục tiêu? 18
2.3. Chỉ tiêu 18
2.4. Các chính sách 18
II. Tình hình thực hiện kế hoạch lao đông - việc làm năm 2006, 2007 19
1. Tình hình thực hiện năm 2006 19
1.1. Kế hoạch lao động - việc làm 2006 19
1.2. Thực trạng 19
2. Tình hình thực hiện năm 2007 25
2.1. Kế hoạch lao động – việc làm năm 2007 25
3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lao động – việc làm hiện qua hai năm 2006, 2007: 26
3.1. Những điểm đạt được 26
3.2. Hạn chế 27
Phần III: GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CHO 3 NĂM 2008 - 2010 29
I. Giải pháp về chính sách, cơ chế 29
1. Chính sách: 29
2. Cơ chế: 29
II. Giải pháp về tổ chức, thực hiện 30
1. Về cầu lao động 30
2. Về cung lao động 33
3. Về quan hệ cung cầu trên thị trường lao động 35
KẾT LUẬN 37
Danh mục tài liệu 38
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

àm theo ngành kinh tế: cùng với sự đổi mới của đất nước, 5 năm qua cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có những biến đổi quan trọng: Lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng lên, lao động trong nông nghiệp giảm xuống.
Bảng cơ cấu của lao động có việc làm theo ngành kinh tế
Ngành
2001
2002
2004
2005
Nông, lâm, ngư
67.2
60.67
57.89
56.79
Công nghiệp, xây dựng
12.6
15.13
17.35
17.88
Dịch vụ
20.2
24.2
24.75
25.33
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra lao động - việc làm 1/7 các năm 2002 - 2005
Qua bảng ta thấy lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm là 67,2% năm 2001 xuống còn 56,79% năm 2005 đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra (56-57%)
Lao động công nghiệp, xây dựng đã tăng từ 12,6 % năm 2001 lên 17,88% năm 2005, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 22-23%
Lao động dịch vụ đã tăng từ 20,2% năm 2001 lên 24,75% năm 2005, vượt chỉ tiêu do kế hoạch đề ra (22-23%)
Cơ cấu lao động việc làm chia theo loại hình kinh tế:
Bảng cơ cấu lao động có việc làm chia theo loại hình kinh tế
Đơn vị %
Loại hình kinh tế
2002
2004
2005
Kinh tế nhà nước
10,21
10,26
10.16
Kinh tế ngoài nhà nước
88,67
88.22
88.26
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
1,12
1.52
1.58
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra lao động - việc làm 1/7 các năm 2002 – 2005
Qua bảng ta thấy kinh tế nhà nước chiếm 10,21% tăng lên 10,26 % năm 2004 sau đó giảm xuống 10,16 % năm 2005. Kinh tế ngoài nhà nước năm 2002 chiếm 88,67% giảm xuống 88,22% năm 2004, sau đó tăng lên 88,26% năm 2005. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,12% năm 2002, tăng lên 1,525 năm 2004 và 1,58 % năm 2005.
2.1.5. Chất lượng gắn kết cung cầu của thị trường lao động ngày càng tiến bộ, nhưng vẫn còn một số bất cập
Chất lượng gắn kết của quan hệ cung cầu lao động thể hiện ở số người có việc làm, thất nghiệp, tiền lương, tiền công và năng suất lao động.
Có thể thầy được tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động ở nông thôn qua bảng sau:
Bảng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
Đơn vị %
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị
6.42
6.28
6.01
5.78
5.6
503
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
74.2
74.3
75.4
77.7
79.1
80.7
nguồn: Niên giám thống kê 2004 : báo cáo kế hoạch điều tra lao động - việc làm 1/7/2005.
Qua bảng ta thấy tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị đã giảm từ 6,42% năm 2000 xuống còn 6,28% năm 2001 và đến năm 2005 chỉ còn 5,3% đạt mục tiêu kế hoach đề ra là 5,4%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 74,16 % năm 2000 lên 74,26% năm 2001 và 80.7% năm 2005 đạt mục tiêu kế hoạch là 80%.
Trong thời gian 2002 – 2005, năng suất lao động xã hội của Việt Nam đã tăng 6,7%/năm. Đó là một tốc độ tăng khá cao. Tuy nhiên, về quy mô theo bộ kế hoạch và đầu tư năm 2005 mới đạt 19.62 triệu động một lao động / năm. Nếu tính GDP bằng USD chia cho số lượng lao động theo tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam năm 2005 thì mới đạt 123,4 USD thấp xa so với nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc (2152.3 USD): Philippines (2419.2 USD) Indonexia ( 2483.1 USD ): Thái Lan ( 4541.1 USD ) …
2. Kế hoạch lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010
2.1. Các nhân tố tác động đến kế hoạch lao động việc làm 2006 – 2010
2.1.1. Cung cầu lao động trên thị trượng hiện nay
* Cung lao động
Năm 2005 lực lượng lao động là 44385.032ngàn người trong đó nam chiếm khoảng 51%, nữ chiếm khoảng 49%. Trong giai đoạn 2001- 2005 bình quân mỗi năm lực lượng lao động tăng 1026 ngàn người một năm. mức tăng lao động khá cao tạo sức ép trên thị trường lao động đối với cầu lao động, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của năm 2005 là 5,3%. Lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn năm 2005 là 75,05% lực lượng lao động cả nước; trong khi lực lượng lao động ở thành thị chiếm 24.95%
Cung lao động thể hiện ở các yếu tố như: trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, năm 1996 số lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 26.4% trong tổng lực lượng lao động đến năm 2005 giảm xuống còn 17%. Trong lực lượng lao động, số lao động qua đào tạo liên tục tăng trong nhiều năm, năm 1996 là 10,4%, năm 2004 là 22.3%.Tuy nhiên chất lượnglao động ở nước ta còn một số yếu điểm như: tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, thiếu công nhân kĩ thuật lành nghề và tay nghề cao, chưa có tác phong công nghiệp, cơ cấu cấp trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động qua đào tạo còn bất hợp lí.
* Cầu lao động
Trong giai đoạn 2001 – 2005 cầu lao động tăng khá cao tốc độ tăng bình quân là 2.4% năm. cầu lao động tăng khá cao là do có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, và sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ trọng kinh tế khu vực dịch vụ và công nghiệp. Một nguyên nhân quan trọng nữa ảnh hưởng đến việc tạo mở việc làm nhanh trong thời kì này là tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP liên tục tăng từ 14.2% năm 1985 lên 33% năm 2004. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng có tác động tích cực đến tạo mở việc làm, thu hút lao động.
2.1.2. Xu hướng phát triển thị trường lao động đến năm 2010
* Xu hướng cung lao động
Trong các năm 2006 – 2010 quy mô lao động tiếp tục tăng. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 là 51,58 triệu người, chiếm 63.7% dân số, trong đó thành thị 14.96 triệu người, nông thôn 36,62 triệu người. Theo dự báo dân số đến năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động là 56.82 triệu người, chiếm 64.4% dân số, mức tăng khoảng 1,05 triệu người / năm. Năm 2005 lực lượng lao động là 44,6 triệu người và đến năm 2010 là 50.5 triệu người. Tốc độ tăng lực lượng lao động giai đoạn 2006 – 2010 khoang 2,65% năm.Đồng thời, dưới tác động của chính sách giáo dục và đào tạo và với việc tham gia sâu rộng hơn vào thị trường lao động nước ngoài thông qua xuất khẩu lao động, chất lượng lao động tiếp tục được cải thiện. Trong lực lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 40% vào năm 2010, trong đó đào tạo nghề là 26,6%
* Xu hướng cầu lao động
Theo phương án phát triển kinh tế với tốc độ tăng GDP bình quân trên 8% năm, đầu tư toàn xã hội bình quân 35% GDP/ năm., năng suất lao động xã hội tăng bình quân 5%/năm thì tổng cầu lao động năm 2010 là 49.1 triệu lao động ( thành thị là 29,4%). Cầu lao động trên thị trường lao động ( lao động làm công ăn lương ) năm 2010 là 19,6 triệu người.
Cầu lao động cho xuất khẩu lao động có xu hướng tăng dần, thời kì 2006 – 2010 bình quân xuất khẩu lao động đạt 80 – 100 nghìn người/ năm, trong đó trên 50% là lao động có nghề.
Xu hướng tiền công, tiền lương trên thị trượng lao động: theo dự báo của cơ quan chức năng thì đến năm 2010 tiền lương tối thiểu khoảng 600-700 nghìn đồng, tiền lương bình quân trả cho người lao động trong các doanh nghiệp tăng gấp 2 – 2,5 lần so với năm 2005.
Định hướng và mục tiêu kế hoạch lao động việc làm 2006 – 2010.
Ưu tiên dành vốn đầu tư của nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status