Đề án Hoàn thiện mô hình kế toán quản trị chi phí - giá thành trong các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường - pdf 19

Download miễn phí Đề án Hoàn thiện mô hình kế toán quản trị chi phí - giá thành trong các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Những lý luận cơ bản về kế toán quản trị (KTQT)
chi phí-giá thành tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay.
A. Phân loại chi phí.
1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. 3
2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. 6
3. Phân loại chi phí trong các báo cáo tài chính. 9
4. Các cách phân loại chi phí khác, nhằm mục đích ra quyết định. 10
5. Chuẩn mực kế toán mới về chi phí và KTQT chi phí trong các
DNNN hiện nay, hoạt động theo cơ chế thị trường. 12
B. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm. 16
C. Một số ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc phân loại chi phí
và việc phân bổ chi phí gián tiếp để tính giá thành sản phẩm. 20
Phần II: Hoàn thiện mô hình KTQT chi phí-giá thành trong các
DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường.
1. Thực tế công tác KTQT chi phí-giá thành
tại các DNNN hiện nay. 22
2. Một số kinh nghiệm tổ chức KTQT chi phí-giá thành
ở các DNNN. 24
3. Phương hướng hoàn thiện KTQT chi phí-giá thành
ở các DNNN. 25
Kết luận. 36
Tài liệu tham khảo. 37
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ềm tàng bị mất đi khi chọn phương án hoạt động này để thay thế một phương án hành động khác. Hành động khác ở đây là phương án tối ưu nhất có sẵn so với phản ánh đã chọn.
- Chi phí cơ hội không có trên sổ sách kế toán nhưng chi phí này phải được xem xét một cách rõ ràng dứt khoát trong mọi quyết định của nhà quản lý. Khi bỏ phương án đang theo thì những điểm tốt có thể bị mất đi cùng các điểm xấu. Điểm tốt thực của một phương án bị bỏ trở thành chi phí cơ hội của phương án đe doạ.
4.5. Chi phí thích đáng và không thích đáng.
- Chi phí thích đáng là chi phí có thể áp dụng cho 1 quyết định có mối liên hệ với phương án được chọn của nhà quản lý.
Chi phí thích đáng cho việc ra quyết định là mọi chi phí có thể tránh được, đó là chi phí có thể hạn chế (toàn bộ hay một phần) như là kết quả của sự lựa chọn giữa 2 phương án. Tuy nhiên chi phí sau không thể tránh được:
+ Chi phí chìm: Là loại chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn sẽ phải chịu dù doanh nghiệp chọn phương án hoạt động nào.
+ Chi phí tương lai không chênh lệch nhau giữa các phương án. Do đó các chi phí không tránh được là không thích đáng với quyết định của nhà quản lý.
5. Chuẩn mực kế toán mới về chi phí và KTQT chi phí trong các DNVN hiện nay theo cơ chế thị trường.
5.1. Chuẩn mực kế toán mới về chi phí sản xuất chung (CPSXC) và việc xác định, phân bố CPSXC ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
- Theo chuẩn mực kế toán mới của Việt Nam.
+ Chi phí sản xuất chung bao gồm:
. CPSXC cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
. CPSXC biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hay gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
+ Phân bổ CPSXC:
. CPSXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì CPSXC cố định được phân bố cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường là CPSXC cố định chỉ được phân bố vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường. Khoản CPSXC không được phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà theo Thông tư số 89 hướng dẫn kế toán thực hiện (04) chuẩn mực kế toán mới ban hành thì khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 627 - CPSXC
. CPSXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Quy định trên của chuẩn mực kế toán có điểm tương đồng với phương pháp ước tính CPSXC trong KTQT.
+ Trước hết để ước tính được chính xác CPSXC cần ước tính được sản lượng sản xuất thông qua 2 phương pháp ước tính sản lượng phổ biến sau:
. Sản lượng sản xuất trung bình.
. Sản lượng ước tính hàng năm.
Mức phân bổ CPSXC =
Tổng CPSXC ước tính
Tổng mức hoạt động chung ước tính
Mức phân bổ
ước tính cho từng =
công việc
Mức phân bổ
x
Mức hoạt động
ước tính cho
từng công việc
CPSXC ước tính
+ Hạch toán:
CPSXC thực tế phát sinh được phản ánh vào bên nợ TK "CPSXC".
Bên có tài khoản này phản ánh CPSXC được phân bổ đầu kỳ, đây là số phân bổ ước tính:
Nợ TK "CPSXKD dở dang"
Có TK "CPSXC"
Cuối kỳ so sánh phát sinh nợ và phát sinh có của tài khoản CPSXC. Số bên nợ bằng số bên có có nghĩa là số phát sinh thực tế đã phân bổ hết.
Nếu phát sinh nợ > phát sinh có, CPSXC thực tế nhiều hơn CPSXC phân bổ.
Nếu bên nợ < bên có, số phân bổ đã nhiều hơn số CPSXC thực tế phát sinh.
+ Phương pháp giải quyết số phân bổ thừa hay thiếu của CPSXC là:
. Nếu mức chênh lệch nhỏ, phân bổ cả mức chênh lệch đó vào TK "giá vốn hàng bán" của kỳ đó.
. Nếu chênh lệch lớn thì phân bổ số chênh lệch vào các tài khoản:
TK "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
TK "Thành phẩm"
TK "Giá vốn hàng bán"
- Qua nghiên cứu quá trình kế toán CPSXC trong phương pháp kế toán chi phí thông dụng có thể thấy nhờ vào việc ước lượng CPSXC một cách khoa học mà doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết cho dự toán ngân sách, dự kiến giá bán của sản phẩm ngay từ đầu kỳ sản xuất, đặc biệt là những công việc, hợp đồng mà doanh nghiệp chỉ có thể dành được bằng cách đấu thầu. Trên giác độ cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý thì phương pháp kế toán chi phí thông dụng tỏ ra tiên tiến hơn phương pháp kế toán chi phí thực tế đang được áp dụng phổ biến tại nước ta.
Việc chuẩn mực kế toán mới đưa ra quy định về phân bổ CPSXC có thể tạo điều kiện cho phương pháp ước tính CPSXC trong KTQT phát triển tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
5.2. Chuẩn mực kế toán về lập các khoản dự phòng:
Theo quy định chế độ tài chính hiện tại có 4 khoản dự phòng:
. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
. Dự phòng phải thu khó đòi.
. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Việc xác định các khoản dự phòng giống như chuẩn mực kế toán Việt Nam trước đây. Tuy nhiên việc hoàn nhập các khoản dự phòng theo quy định mới của chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng đến kế toán chi phí của doanh nghiệp.
+ Trước đây trong trường hợp số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở cuối niên độ kế toán trước thì số chênh lệch phải được hoàn nhập. Số chênh lệch này được hạch toán ghi tăng tài khoản thu nhập hoạt động tài chính đối với khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và giảm giá đầu tư dài hạn; tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp đối với dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi giảm các tài khoản dự phòng.
+ Theo quy định mới của chuẩn mực kế toán, khi hoàn nhập các khoản dự phòng sẽ ghi giảm các khoản dự phòng và giảm chi phí.
Các bút toán hoàn nhập dự phòng theo:
Khoản dự phòng
Chuẩn mực kế toán cũ
Chuẩn mực kế toán mới
1. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính
Nợ TK 129
Có TK 635 - Chi phí tài chính
2. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Nợ TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Có TK 711
Nợ TK 229
Có TK 635
3. Dự phòng giảm giá phải thu khó đòi
Nợ TK 139 - Dự phòng giảm giá phải thu khó đòi
Có TK 721 - Thu nhập bất thường
Nợ TK 139
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 721
Nợ TK 159
Có TK 632 - Giá ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status