Kinh tế thế giới sau khủng hoảng, tình hình nợ công và tái cấu trúc nền kinh tế - pdf 19

Download miễn phí Kinh tế thế giới sau khủng hoảng, tình hình nợ công và tái cấu trúc nền kinh tế



Một điểm sáng trong các chính sách của Mỹ là đã dành khoảng 150 tỉ USD
trong gói kích thích kinh tế 782 tỉ USD để đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế xanh,
nhất là năng lượng mới và tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân ) và đặt
mục tiêu đến năm 2025, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25% lượng
phát điện.Từ 2012-2025, Mỹ sẽ dành 19% tiền mua được từ mua bán hạn ngạch
khí thải cho các dự án hỗ trợ chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch. Bên cạnh
đó, Mỹ đang thúc đẩy các chương trình cải cách sâu rộng lĩnh vực giáo dục, y tế.
Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích, việc thực hiện các chương trình
cải cách cơ cấu kinh tế và xã hội của Mỹ đang gặp nhiều khó khăn.Về cải cách tài
chính ngân hàng, Hạ viện Mỹ đang xem xét dự luật về cải cách tài chính, trong đó
mọi tổ chức tài chính, kể cả các định chế tài chính lớn đều chịu sự quản lý và giảm
sát của Cục Dự trữ liên bang, chính phủ có quyền tiếp quản các định chế tài chính
có nguy cơ phá sản đe doạ ổn định hệ thống tài chính .Đặc biệt, gần đây Chủ tịch
Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ đã đề xuất việc cơ cấu lại quy định quản lý tài
chính Mỹ, trong đó tách chức năng giám sát ngân hàng của FED trao cho một cơ
quan độc lập để FED tập trung vào chức năng ngân hàng trung ương



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

KINH TẾ THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG,
TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VÀ TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ
CVC. Hoàng Thị Tư
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Văn phòng Trung ương Đảng
Sau cuộc khủng hoảng suy thoái năm 2009, tăng trưởng kinh tế thế giới năm
2010 đang dần phục hồi ở mức 2,7%, kích thích tài khoá giảm dần, mất cân bằng
thanh toán toàn cầu trở lại. Dự báo các nền kinh tế đang phát triển và phát triển sẽ
đạt mức tương ứng là 5,2% và 2,3%.Quá trình phục hồi tăng trưởng hiện đang
bước vào giai đoạn chuyển tiếp mới mang tính chất bản lề quan trọng : từ chủ yếu
dựa vào kích thích kinh tế của các chính phủ sang dựa vào tiêu dùng và đầu tư tư
nhân. Tuy nhiên, mặc dù khu vực tài chính ngân hàng có sự phục hồi, khả năng
thanh khoản trên các thị trường tiền tê hầu như đã trở lại mức bình thường, song tín
dụng vẫn khó khăn do nhu cầu vay vốn vẫn yếu khiến dòng vốn toàn cầu dồn về
các thị trưởng trái phiếu chính phủ Mỹ, Nhật, Đức… nơi có mức độ an toàn cao,
làm hình thành các " bong bóng nợ công", hay đổ vào các thị trường tài sản tại
các nước mới nổi dẫn đầu quá trình phục hồi tăng trưởng như Trung Quốc, làm
bủng nổ các " bong bóng tài sản " tại đây.
Kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt với 3 rủi ro chính là : (1)rủi ro
khủng hoảng nợ công; (2)rủi ro trở lại vòng luẩn quẩn " thất nghiệp cao- tiêu dùng
thấp- đầu tư ít- thất nghiệp cao"; (3)rủi ro giảm sút sự phối hợp chính sách phục
hồi kinh tế các quốc gia. Rủi ro lạm phát đã giảm hẳn và một số nước như Nhật
Bản còn rơi vào tình trạng giảm phát.
Trong quá trình phục hồi kinh tế thế giới, những bất đồng giữa các quốc gia
về các vấn đề then chốt như : tỉ giá, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, rút lui
hay tiếp tục kích thích kinh tế… đã nảy sinh gây lo ngại rằng : dường như giai
đoạn đồng thuận của G-20 đã qua. Từ cuối 2009, Mỹ và EU gia tăng trở lại sức ép
đòi Trung Quốc tăng giá đồng NDT để cải thiện mất cân bằng cán cân thương mại
trong khi đó nước này vẫn tìm cách trì hoãn điều chỉnh tỉ giá đồng tiền của mình.
Sự bất đồng ý kiến của Anh, Mỹ với Nhật Bản, Canada trong việc tăng thuế đánh
vào các ngân hàng lớn. Anh, Mỹ ủng hộ việc tăng thuế nhưng không đồng tình
việc đánh thuế các giao dịch tài chính của EU còn Nhật và Canada lại chống lại
mọi giải pháp tăng thuế, trong khi đó Pháp, Đức lại không có quan điểm rõ ràng về
việc tăng vốn cho các ngân hàng đồng thời xiết chặt các đòi hỏi về thanh khoản
theo quan điểm của Mỹ. Tại Hội nghị thượng đỉnh các nước G-20, trong khi Mỹ
thúc giục các nước tập trung vào cầu nội địa và nâng các chuẩn mực ngân hàng
trên toàn cầu thì các nước Châu Âu lại muốn G-20 cam kết đánh thuế mới đối với
khu vực Ngân hàng. Trung Quốc thì lại nhấn mạnh việc tăng vai trò của nước này
tại các định chế toàn cầu. Không chỉ trên thế giới, sự bất đồng trong nội bộ các
nước thuộc Liên minh Châu Âu cũng nảy sinh, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Pháp và
Đức vẫn tiếp tục kéo dài trong việc thực hiện giải pháp cứu trợ khủng hoảng nợ ở
Châu Âu.
Trong quá trình phục hồi kinh tế thế giới, các quốc gia phải đối mặt với
khủng hoảng nợ công và các nền kinh tế chủ chốt tiếp tục kích thích kinh tế để vượt
qua cuộc khủng hoảng này. Nợ công trở nên nghiêm trọng từ cuối 2009 khi các gói
kích thích kinh tế với tổng số vốn hơn 2,2 ngàn tỉ đôla tương đương 4,7% GDP
toàn cầu được triển khai cấp tập khiến thâm hụt ngân sách của chính phủ tăng vọt.
Tỷ lệ nợ công trên GDP trung bình của các nước phát triển đã tăng từ 44% năm
2007 lên 71% hiện nay, còn các nước mới nổi tăng từ 32% lên 39%.
Tại các nước Châu Âu, tình trạng nợ công đã có sự phân hoá mạnh trong
năm 2009 : các nước Pháp, Đức và khu vực Bắc Âu kích thích tài khoá tương đối
thận trọng kết hợp với kiểm soát bội chi ngân sách, trong khi nhiều nước Nam Âu
và Đông Âu phải vay nợ ồ ạt (Hy Lạp nợ nước ngoài 79%, Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha trên 70% GDP). Trước tình hình thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, việc
phối hợp giữa các gói bảo lãnh tài chính của EU, IMF và ECB với các biện pháp
"thắt lưng buộc bụng" được tiến hành từng bước đồng bộ, tăng trưởng kinh tế Châu
Âu được WB dự báo có thể đạt 0,7% trong năm nay và sẽ cải thiện tốt hơn vào
năm tới ở mức 1,3%. Các nước đầu tầu như Đức, Anh, Pháp hiện đang phục hồi
khá mạnh sau khủng hoảng và đều có mức dự báo tăng trưởng năm 2010 khoảng
1,2%-1,3%, trong khi đó vẫn có một số nước mức tăng trưởng còn thấp (Hy Lạp :
-3%, Tây Ban Nha : 0,4%, Bồ Đào Nha : 0,5%). Sản xuất công nghiệp tăng tương
đối mạnh (9,5% trong tháng 5), tỉ lệ thất nghiệp cao (hơn 10,1%) làm tăng làn sóng
biểu tình của người lao động tại nhiều nước.
Không chỉ tại Châu Âu, tỉ lệ nợ công tại Châu Á như Nhật Bản cũng tăng
vọt 20 điểm phần trăm, lên gần 220% GDP.Gần 95% khối nợ công lớn này là
do các tổ chức Chính Phủ và cá nhân trong nước nắm giữ. Đế khắc phục tình trạng
này, tân thủ tướng Nhật Bản đã cam kết tiến hành cải cách về cơ cấu chi tiêu ngân
sách, hệ thống thuế, … nhằm giảm dần tỉ lệ nợ công. Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật
Bản vẫn chưa đủ lực để đảm bảo một sự phục hồi bền vững, sản xuất công nghiệp
tăng chưa cao, các doanh nghiệp chưa tăng tuyển dụng lao động, tỉ lệ thất nghiệp
có xu hướng tăng (4,9% tháng 1 lên 5,2% tháng 5), đồng yên có chiều hướng tăng
giá làm tăng áp lực giảm phát. Không chỉ Nhật Bản, Trung Quốc cũng đang đối
mặt với tình trạng tăng trưởng giảm sút. Việc Trung Quốc hạn chế tăng cung tiền
và tín dụng, đồng thời đưa ra các chính sách ngăn chặn nạn đầu cơ địa ốc đã làm
giảm doanh số bán nhà và hoạt động xây dựng mới hạ nhiệt nhưng giá bất động
sản vẫn tăng. Lạm phát tháng 5 đạt 3,1%, CPI vượt 4% trong 6 tháng cuối năm.
Cung tiền và tín dụng bắt đầu chậm lại, giá cả có xu hướng đi lên, sản xuất công
nghiệp và đầu tư tăng chưa cao, chỉ số quản lý sức mua và chỉ số lòng tin của
doanh nghiệp giảm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng (đạt hơn 1.100 tỉ USD)
nhưng thặng dư thương mại giảm (chỉ đạt 35,39 tỉ USD). Trước tình hình này,
ngân hàng nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ cải cách cơ chế hình thành tỉ giá hối
đoái của đồng NDT và từng bước tăng tính linh hoạt của tỉ giá đồng tiền này, đẩy
mạnh quá trình tái cấu trúc kinh tế nước này trong trung hạn, đồng thời ngăn chặn
lạm phát trong ngắn hạn.
Ngay tại một nước có nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới như Mỹ cũng
đang chịu tình trạng nợ công lên tới 8,4 ngàn tỉ USD, tương đương 59% GDP và
dự kiến sẽ tăng thêm hàng năm gần 1 ngàn tỉ USD từ nay cho đến 2019. Trong
ngắn hạn, khủng hoảng nợ công tại một số nước Châu Âu khiến dòng vốn đổ về thị
trường trái phiếu Mỹ tăng mạnh, nâng tỉ trọng nợ nước ngoài của Mỹ lên 45%
GDP (năm 2008 :27,6%), đồng thời lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ hạ xuống mức
thấp gần như kỷ lục : 3,1%, tăng trư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status