Phân tích cơ bản về chứng khoán - pdf 19

Download miễn phí Phân tích cơ bản về chứng khoán



2. Phân tích báo cáo tài chính
- Phương pháp phân tích tài chính truyền thống được áp dụng là phương pháp phân tích các tỷ số. Đó là phương pháp sử dụng các tỷ số để phân tích. Các tỷ số này là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác.
- Mục đích phân tích tài chính: Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có mục đích phân tích khác nhau:
+ Đối với nhà quản trị: Phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Đó là cơ sở để nhà quản trị ra quyết định quản trị
+ Đối với nhà đầu tư: Phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của công ty, đó là căn cứ ra quyết định đầu tư
+ Đối với người cho vay: Phân tích tài chính nhằm nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng.
- Trong phân tích tài chính, có 4 nhóm tỷ số tài chính được dùng để phân tích:
+ Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Dùng để đánh giá khả năng thanh toán của công ty
+ Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn: Dùng để đánh giá mức độ ổn định và tự chủ của công ty.
+ Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: Dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty
+ Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: Dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của công ty
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

5/7/2011
PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
Phân tích chứng khoán được nhà đầu tư tiến hành nhằm đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Quy trình phân tích chứng khoán có thể bắt đầu từ việc phân tích nền kinh tế vĩ mô và các ngành kinh tế khác nhau trước khi tiến hành phân tích các cổ phiếu riêng lẻ, hay cũng có thể làm theo quy trình ngược lại. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất là phân tích vĩ mô và các ngành knh tế trước khi tiến hành phân tích các cổ phiếu riêng lẻ.
I. Phân tích vĩ mô
1 Môi trường chính trị, xã hội, pháp luật
Đối với mỗi quốc gia, môi trường chính trị- xã hội luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế nước đó. Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong, ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn định về kinh tế, dẫn đến sự thay đổi đầu tư và lòng tin của công chúng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng
Môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng tác động tới hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Nó có thể tạo ra những tác động tích cực nhưng ngược lại nó cũng có thể đem lại những tác động tiêu cực. Một môi trường đầu tư với khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
2 Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái, dẫn đến giảm về đầu tư đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Lạm phát và vấn đề chống lạm phát, chính sách tiền tệ, tài khóa, tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp nhất đến chi phí vốn của doanh nghiệp. Tác động này là tích cực hay tiêu cực đối với doanh nghiệp và thị trường tài chính phụ thuộc vào mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô đó.
II. Phân tích ngành
Mục đích của phân tích ngành là nhằm giúp nhà đầu tư thấy rõ những lợi ích hay rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể. Những nội dung cần thực hiện trong phân tích ngành gồm: Phân tích chu kì kinh doanh của ngành, xác định hệ số rủi ro của ngành kinh doanh.
* Chu kì kinh doanh của ngành
Cũng giống như nền kinh tế, mỗi ngành kinh doanh có những chu kì phát triển nhất định. Mặc dù giữa chu kì phát triển của nền kinh tế và của ngành có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau song không phải bao giờ cũng có sự biến động cùng chiều, đồng điệu với nhau.Mỗi ngành có khả năng phản ứng khác nhau đối với những thay đổi của nền kinh tế. Các ngành kinh doanh các sản phẩm không phải là thiết yếu (ô tô, sắt thép, sản phẩm điện tử…) sẽ có lợi hơn trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhưng cũng gặp khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Ngược lại các ngành kinh doanh các sản phẩm thuộc mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều ngay cả trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Nhìn chung, triển vọng và chu kì kinh doanh của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Nếu một công ty hoạt động trong 1 ngành kém phát triển thì cũng khó có triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao.
Tóm lại: Những lý do khiến ta phải phân tích hoạt động toàn ngành trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ là:
- Tại 1 thời điểm nhất định nào đó, lợi suất thu nhập của các ngành khác nhau sẽ khác nhau, do đó nếu phân tích ngành thì bạn sẽ chọn được những ngành có lợi suất cao để đầu tư.
- Ngay trong 1 ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn định. 1 ngành hoạt động tốt trong quá khứ không có nghĩa là nó sẽ hoạt động tốt trong tương lai. Vì vậy phải luôn theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc
- Vào cùng 1 thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau. Do đó cần đánh giá mức rủi ro của ngành để xác định được mức lợi suất thu nhập mong muốn hợp lý
- Rủi ro của 1 ngành có sự biến động không nhiều theo thời gian, do vậy có thể phân tích từng ngành trong quá khứ để đoán mức rủi ro tương lai của ngành.
* Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh
Mỗi ngành kinh doanh khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau. Việc xác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được ngành đầu tư có hiệu quả với độ rủi ro tối thiểu hay có thể chấp nhận được.
Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro của ngành kinh doanh được tiến hành theo trình tự sau:
Xác định hệ số rủi ro của ngành, từ đó tính toán được mức lợi suất đòi hỏi dựa theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), công thức tính như sau:
Trong đó: RE: mức sinh lợi đòi hỏi
Rf: Mức sinh lời phi rủi ro Rm: Mức sinh lợi bình quân của thị trường
: Hệ số rủi ro ngành
Để thực hiện các bước trên hiệu quả cần có dữ liệu thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, trên TTCK Việt Nam để thực hiện được phân tích ngành là điều rất khó khăn do thông tin không đầy đủ.
III. Phân tích công ty
Phân tích công ty bao gồm nhiều nội dung như: phân tích tài chính công ty, phân tích rủi ro, phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng của công ty. Tuy nhiên, nội dung phân tích tài chính công ty là nội dung quan trọng nhất.
1. Các báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán: Đây là 1 báo cáo tài chính quan trọng bậc nhất của công ty, mô tả tình hình tài chính của 1 công ty tại 1 thời điểm
Nhìn vào bảng cân đối kế toán có thể biết được quy mô, loại hình doanh nghiệp, mức độ tài chính của công ty.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Cho biết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 thời kì nhất định
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các nguồn lực về vốn, lao động, kĩ thuật và trình độ quản lý sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản xuất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Nó cho phép cả các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền.
2. Phân tích báo cáo tài chính
- Phương pháp phân tích tài chính truyền thống được áp dụng là phương pháp phân tích các tỷ số. Đó là phương pháp sử dụng các tỷ số để phân tích. Các tỷ số này là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác.
- Mục đích phân tích tài chính: Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có mục đích ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status