Thảo luận: Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại - pdf 19

Download miễn phí Thảo luận: Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại



2/ Nghiệp vụ phái sinh.
a. Khái niệm:
Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hay tạo lợi nhuận.
Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
b. phân loại: gồm có 3 loại chính:
*Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn: Là một công cụ tài chính phái sinh đơn giản. Đó là một thoả thuận mua hay bán một tài sản ( hàng hoá hay các tài sản tài chính) tại một thời điểm trong tương lai với một giá đã xácđịnh trước.
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn là:
- Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính (TCTC)với nhau, hay giữa TCTC với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tại các công ty chứng khoán có liên kết với Sacombank.
Đối tượng khách hàng: cá nhân sở hữu chứng khoán đã khớp lệnh bán.
Loại tiền vay: VND.
- Điều kiện vay:
• Chứng khoán được vay ứng trước phải khớp lệnh bán.
• Khách hàng phải có tiền gửi thanh toán tại Sacombank.
• Khách hàng phải được bảo lãnh bởi công ty chứng khoán có liên kết với Sacombank bằng tài khoản tiền gửi của công ty chứng khoán mở tại Sacombank.
• Công ty chứng khoán phải chuyển số tiền bán chứng khoán vào tài khoản của khách hàng tại Sacombank.
• Mục đích sử dụng vốn vay phải đảm bảo phù hợp với pháp luật.
Lãi suất: thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
- Mức vay:
Số tiền vay ứng trước = số tiền bán (trừ) – phí giao dịch bán chứng khoán (trừ) – lãi phải trả của khoản vay ứng trước này (trừ) – số tiền gốc và lãi vay cầm cố chứng khoán đã bán (nếu có) (trừ) – phí bảo lãnh của công ty chứng khoán (nếu có).
Thời hạn cho vay: do Sacombank quy định trong từng thời kỳ.
cách cho vay: từng lần.
cách trả tiền vay: vốn lãi trả cuối kỳ.
- Hồ sơ vay vốn:
• Giấy đề nghị vay ứng trước có xác nhận của công ty chứng khoán theo mẫu của Sacombank.
• CMND, Hộ khẩu của người vay.Liên hệ.
Biểu đồ dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán và BĐS của NH
* Nghiệp vụ thấu chi.
Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
Nghiệp vụ thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ tài khoản vãng lai một số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định.
Quy trình nghiệp vụ thấu chi:
+ Khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, trên hợp đồng này phải thỏa thuận được hạn mức tín dụng, thời hạn vay, lãi suất vay, đảm bảo tiền vay (nếu có), hướng sử dụng tiền vay …
+ Tài khoản sử dụng là tài khoản vãng lai.
Tài khỏa vãng lai là tài khoản mà ngân hàng mở cho khách hàng để ghi chép nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền của khách hàng. Khi rút tiền lớn hơn gửi tiền (tức là tài khoản vãng lai dư nợ) thể hiện nghiệp vụ thấu chi.
+ Ghi chép và hạch toán:
Ngày xuất, nhập là ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Căn cứ vào ngày phát sinh nghiệp vụ để xác định “ngày giá trị” . Căn cứ vào “ngày giá trị” tổng dư nợ và tổng dư có được xác định, đó là cơ sở để tính lãi.
+ Lãi suất:
Hai loại số dư nợ và có được tính riêng sau đó bù trừ. Nếu dư nợ và dư có áp dụng cùng một lãi suất gọi là “lãi suất qua lại”.
Nếu lãi suất dư có nhỏ hơn lãi suất dư nợ gọi là “lãi suất chênh lệch”. Nếu áp dụng lãi suất cố định trong một thời gian dài gọi là “lãi suất bất biến”.
Ngoài phần lãi phải trả, khách hàng còn phải trả một số khoản phí như phí quản lý tài khoản, hoa hồng phí, phí tất toán …
+ Thu nợ: Mỗi lần khách hàng có thu, hạch toán vào bên có tài khoản vãng lai, coi như khách hàng trả nợ ngân hàng.
Ngân hàng luôn kiểm tra số dư nợ để không vượt quá hạn mức và thời gian sử dụng mà khách hàng đã ký trong Hợp đồng tín dụng. Trường hợp xuất hiện khả năng thanh toán yếu ở khách hàng, ngân hàng sẽ hạn chế và có thể đình chỉ cho vay.
Mọi trường hợp không thanh toán được nợ đúng hạn, khách hàng đều bị xử lý như các trường hợp nợ quá hạn khác.
* Tín dụng uỷ thác thu hay bao thanh toán : là các dịch vụ do các công ty con của Ngân cam kết mua lại các khoản thanh toán chưa tới hạn phát sinh từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hoá dịch vụ với giá chiết khấu. Các khoản nợ này thường là ngắn hạn (từ 30 đến 120 ngày). Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ này gần giống chiết khấu thương phiếu, nhưng nó không được xếp chung với cho vay chiết khấu vì:
-Đối với chiết khấu thương phiếu có sự khống chế về hạn mực còn với bao thanh toán thì không
- NH sẽ quy định danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu nhưng với bao thanh toán thì không
Nghiệp vụ này giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh chóng. Ngân hàng thu được lãi do chênh lệch giá thanh toán và giá mua chứng từ nợ. Tuy nhiên nghiệp vụ này cũng gặp nhiều rủi ro.
* Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng để tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. tuỳ từng trường hợp vào tình hình tài chính của mình mà người vay có nhu cầu vay khác nhau. Tín dụng tiêu dùng chủ yếu tài trợ cho việc mua sắm, sửa chữa, cải tạo , nâng cấp nhà ở, xe hơi, xe máy, đồ dùng sinh hoạt đắt tiền…
- Điều kiện cho vay: Để vay được tiền khách hàng phải chứng minh nguồn thu nhập ổn định , có tính thuyết phục và có đầy đủ căn cứ của mình. Căn cứ vào nhu cầu vay và thu nhập , chi dùng tối thiểu hàng tháng, ngân hàng thương mại cho vay định kỳ hạn trả góp hàng tháng hay hàng quý, hay 6 tháng 1 lần. Ngân hàng giữ giấy tờ bản chính tài sản đã qua đăng kí giao dịch đảm bảo và công chứng theo luật định.
Cho vay tiêu dùng kích thích tiêu dùng trong xã hội, thúc đẩy chu chuyển hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, phân tán rủi ro trong cho vay.
Biểu đồ tăng trưởng vốn và cho vay trên địa bàn tp HCM
3/ Nghiệp vụ đầu tư:
Đầu tư vào chứng khoán là hình thức phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có của NHTM và các tổ chức tín dụng. Ngân hàng có thể đầu tư vào trái khoán Chính phủ hay trái khoán công ty để thu lợi tức đầu tư, do đó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nghiệp vụ này cũng nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ, đặc biệt khi đầu tư vào trái khoán chính phủ vì loại trái khoán này có tính lỏng cao. Đồng thời nó còn làm đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ở Việt Nam, theo luật các Tổ chức tín dụng, ngoài việc đầu tư vào trái khoán, các tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trự để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác.
4/ Nghiệp vụ kinh doanh khác: góp vốn liên doanh liên kết, đầu tư tài sản cố định…
II. Nghiệp vụ tài sản nợ:
Tài sản nợ diễn tả những khoản mà ngân hàng thưong mại mắc nợ thị trường hay nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại . Trong đó , nguồn vốn hoạt động bao gồm cả khoản vốn huy động được từ người người gửi , vốn tự có và cách khoản vốn cổ phần , lợi nhuận trước thuế hay tài sản ròng .
Nghiệp vụ tài sản nợ phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Nghiệp vụ tài sản nợ gồm có nghiệp vụ tạo vốn và nghiệp vụ huy động vốn khác.
1/ Nghiệp vụ tạo vốn :
Nghiệp vụ tiền gửi :
Theo điều 45 Luật các TCTD số 03/1997/QH10 : Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế , cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn , tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi khác .
-Nghiệp vụ tiền gửi là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp vào ngân hàng để thanh toán hay với mục đích bảo quản tài sản mà từ đ ó ngân hàng thương mại có thể huy động và sử dụng v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status