Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất



MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-XÍT VỀ QUY LUẬT QHSX PHÙ HỢP VỚI LLSX
1.1 – Lực lượng sản xuất
1.2 – Quan hệ sản xuất
1.3 – Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX
1.3.1. Tính chất và trình độ của LLSX
1.3.2. LLSX quyết định QHSX
1.3.3. QHSX tác động trở lại LLSX
1.4- Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX
CHƯƠNG II : QUY LUẬT QHSX PHÙ HỢP VỚI LLSX TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
1. Những sai lầm của QHSX phù hợp với LLSX trước Đại hội VI
2. Đường lối phát triển QHSX và LLSX theo định hướng XHCN
3. Phát triển LLSX và xây dựng QHSX mới theo định hướng XHCN
Thực trạng nguồn nhân lực của LLSX nước ta hiện nay
Một số giải pháp phát triển LLSX
Xây dựng QHSX mới theo định hướng XHCN
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mục lục
Lời giới thiệu
Nội dung
Chương I : Quan điểm toàn diện của triết học Mác-Xít về quy luật QHSX phù hợp với LLSX
– Lực lượng sản xuất
– Quan hệ sản xuất
– Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX
1.3.1. Tính chất và trình độ của LLSX
1.3.2. LLSX quyết định QHSX
1.3.3. QHSX tác động trở lại LLSX
1.4- Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX
Chương II : Quy luật QHSX phù hợp với LLSX trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Những sai lầm của QHSX phù hợp với LLSX trước Đại hội VI
Đường lối phát triển QHSX và LLSX theo định hướng XHCN
Phát triển LLSX và xây dựng QHSX mới theo định hướng XHCN
Thực trạng nguồn nhân lực của LLSX nước ta hiện nay
Một số giải pháp phát triển LLSX
Xây dựng QHSX mới theo định hướng XHCN
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
2
3
3
3
3
4
4
5
6
7
7
7
8
9
10
10
11
13
14
Lời giới thiệu
Xã hội loài người tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài , trải qua các hình thái kinh tế – xã hội và mỗi hình thái luôn gắn liền với quy luật về sự phù hợp của QHSX với tinh chất và trình độ phát triển của LLSX . Bên cạnh đó QHSX và LLSX cũng đóng vai trò là nền tảng hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần xã hội , qua đó ta thấy được tầm quan trọng to lớn của sự phù hợp giữa QHSX & LLSX , trong sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì QHSX và LLSX chính là kết quả của toàn bộ quá trình lao động SX của cải , vật chất .
Không vượt khỏi quy luật khách quan , sự phù hợp giữa QHSX và LLSX của nước ta cũng là nền tảng , cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của đất nước ta , trong đó việc làm rõ sự phù hợp giữa QHSX và LLSX cùng với ảnh hưởng của nó tới quá trình phát triển kinh tế đất nước là đòi hỏi cấp thiết cả về mặt lí luận , thực tiễn quản lí đất nước cũng như công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia . Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực SX hiện có , khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ LLSX đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN .
Đối với những vấn đề xã hội chính là quy luật quan hệ SX phù hợp với LLSX là vấn đề cần được quan tâm , để tìm ra được những biện pháp thích hợp . Chính vì lí do đấy nên em chọn đề tài “ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất ” .
QHSX & LLSX là một vấn đề khó , do đó trong bài tiểu luận của em sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định .
Nội dung
Chương I : Quan điểm toàn diện của triết học Mác – Xít về quy luật QHSX phù hợp với LLSX
Mỗi hình thái kinh tế xã hội có một cách SX riêng , đó là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở một giai đoạn lịch sử nhất định cách sản xuất là sự thống nhất biện chứng của LLSX và QHSX .
– Lực lượng sản xuất
LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên . Nghĩa là trong quá trình thực hiện sự SX xã hội con người chinh phục tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình . LLSX nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình SX tạo ra của cải xã hội . LLSX bao gồm người lao động với kĩ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động đó là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất . Trong quá trình SX công cụ lao động luôn luôn được cải thiện , nó là yếu tố động nhất và cách mạng nhất của LLSX .
Ngoài công cụ lao động , trong tư liệu sản xuất còn có đối tượng lao động , phương tiện SX như đường sá , cầu cống , xe cộ , bến cảng … là yếu tố quan trọng của LLSX .
Trong thời đại ngày nay , khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp . Nó vừa là ngành SX riêng vừa xâm nhập vào các yếu tố cấu thành LLSX đem lại sự thay đổi về chất của LLSX . Các yếu tố cấu thành LLSX tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho LLSX trở thành yếu tố động nhất .
1.2- Quan hệ sản xuất :
QHSX là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SX vật chất . Cũng như LLSX , QHSX thuộc lĩnh vực đời sống vật chất xã hội . Tính vật chất của quan hệ sản xuất được biểu hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người .Mỗi loại QHSX tiêu biểu cho bản chất kinh tế của một cách SX nhất định .
Quan hệ sản xuất bao gồm :
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Quan hệ về tổ chức quản lí
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau , trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác . Bản chất của baat kì quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào việc những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc về ai .
Quan hệ sản xuất mang tính chất ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của LLSX .
1.3- Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX
LLSX và QHSX là hai mặt của cách SX , chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau , hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người : quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX . Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc của QHSX vào sự phát triển của LLSX , đồng thời QHSX cũng tác động trở lại LLSX .
1.3.1, Tính chất và trình độ của LLSX
Tính chất của LLSX là tính chất của TLSX và của lao động . Nó thể hiện tính chất của TLSX là sử dụng công cụ thủ công và tính chất của lao động là lao động riêng lẻ . Những công cụ SX như : búa , rìu , cày , bừa … do một người sử dụng để sản xuất ra vật dùng không cần tới lao động tập thể , LLSX chủ yếu là mang tính cá nhân . Khi SX đạt tới trình độ cơ khí hoá thì LLSX đòi hỏi phải được vận động trong sự hợp tác xã hội rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hoá . Tính chất tự cấp tự túc cô lập của nền SX nhỏ lúc đó phải được thay thế bởi tính chất xã hội hoá cao .
Trình độ của LLSX nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình .
Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của công cụ lao động của kĩ thuật , trình độ kinh nghiệm kĩ năng lao động của người lao động , quy mô SX , trình độ phân công lao động xã hội … nó quyết định sự hình thành và biến đổi của QHSX như Mác nói : “ cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa , cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà TBCN ”
1.3.2 . LLSX quyết định QHSX
Xu hướng của SX vật chất là không ngừng phát triển , sự biến đổi bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi của LLSX .
Trong quá trình SX , để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn , con người luôn luôn tìm cách cải biến công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động tinh xảo hơn . Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động thì kinh nghiệm SX , thói quen lao động , kĩ năng SX ,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status