Tìm hiểu về kinh tế tri thức - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu về kinh tế tri thức



D : MỤC LỤC
A: Lời mở đầu :
B: Nội dung :
Chương I : Phần lí luận :
I) Tìm hiểu về Kinh Tế Tri Thức
1, Kinh tế tri thức là gì ?
2, Kinh tế tri thức là bước ngoặt sự phát triển xã hội :
II) Tác động của kinh tế tri thức đối với đời sống xã hội
1, Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất tiên tiến nhất.
2, Đời sống dân chủ
3, Xã hội học tập
4, Văn hoá
Chương II : Phần thực tiễn :
Nắm bắt cơ hội để áp dụng nền kinh tế tri thức cho sự phát triển xã hội
1, Hệ thống đổi mới quốc gia
2, Phát triển nguồn nhân lực
3, Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
4, Mở rộng môi trường kinh doanh
C : Kết Luận :
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

A: lời mở đầu:
Từ xa xưa vấn đề nhận thức , hiểu biết của con người luôn là mối quan tâm lớn nhất , chung nhất của toàn nhân loại, và ở thời đại nào cũng vậy con người luôn cố phấn đấu học hỏi , học hỏi không ngừng , tiếp nhận và thu lượm kiến thức , vị trí và ý nghĩa của tri thức lúc nào cũng ngự trị và ngày càng là mục tiêu phấn đấu của mỗi người.
Một điều nổi cộm là trong vài thập niên gần đây chúng ta nghe người ta nhắc nhiều đến thuật ngữ "kinh tế tri thức "chứ không còn là một vấn đề tri thức đơn thuần nữa , phải chăng khi xã hội ngày càng phát triển , kinh tế xã hội được coi là cái mốc đánh dấu bước phát triến của đất nước đó ? Vì thế mà kinh tế dựa vào tri thức đã trở thành một đề tài sôi động được sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội nhất là trong điều kiện hiện nay : Là một xã hội luôn tạo mọi điều kiện cho những nhà doanh nghiệp trẻ có năng lực , tài trí có thể phát huy làm giầu cho chính mình và cho xã hội. Nằm trong số những trường thuộc khối Kinh Tế , trường ĐH Quản lí và Kinh Doanh Hà Nội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các sinh viên Kinh Tế có những quan điểm đúng đắn về Kinh Tế Tri Thức.
Tìm hiểu về Kinh Tế Tri Thức đối với sự phát triển xã hội em không có tham vọng đưa ra những nhận định mới mẻ mang tính phát hiện mà chỉ mong muốn được bày tỏ những hiểu biết mặc dù còn nhiều hạn chế của mình , để mong rằng thầy cô sẽ có những lời đóng góp , giúp đỡ cho em có thêm những hiểu biết về mặt này , cũng như giúp cho những bài tiểu luận của em ngày một hoàn chỉnh , bởi vì Tri Thức là một sự học hỏi không ngừng. Cuối cùng em xin chân thành Thank các thầy cô.
B : Nội Dung :
Chương I ; Phần lí luận
Nhận định chung về Kinh Tế Tri Thức. Kinh Tế Tri Thức bước ngoặt của Lực Lượng Sản Xuất :
I : Tìm hiểu về Kinh Tế Tri Thức ?
1: Kinh tế tri thức ( KTTT ) là gì ?
Năm 1995 OECD đưa ra định nghĩa : KTTT là những nền kinh tế dựa truc n m tiếp vào sản xuất , phân phối và sử dụng tri thức thông tin. Định nghĩa đó dẫn đến một sự hiểu lầm nếu như vậy thì phát triển KTTT chỉ là phát triển các ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức , tức là các ngành kinh tế có công nghệ cao , do đó mà một số nước đã tập trung chú trọng vào phát triển công nghệ cao mà không quan tâm đầy đủ đến việc phát triển và ứng dụng tri thức vào tất cả các lĩnh vực kinh tế. Vì thế APEC (2000) đã điều chỉnh lại : KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra , truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng tạo ra của cải , nâng cao chất lượng cuộc sống. ở đây người ta nhấn mạnh sử dụng tri thức trong tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Có nhiều tên gọi khác nhau về KTTT nhưng thường dùng nhất vẫn là KTTT ( kinh tế dựa vào tri thức ) và Kinh tế mới. các tên gọi khác thường có nghĩa hẹp hơn như : kinh tế điện tử , kinh tế số , kinh tế học tập. Vậy KTTT và Kinh tế mới có gì khác nhau ? thông thường người ta nói về Kinh tế mới để nhấn mạnh hơn về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông còn KTTT lại nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của tri thức trong mọi hoạt động của nền kinh tế.
2:Kinh tế tri thức (KTTT) là bước ngoặt sự phát triển xã hội :
KTTT là giai đoạn phát triển mới của Lực Lượng Sản Xuất xã hội , nó là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người : Trong thế kỉ 18 đã diễn ra quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp , thực chất là quá trình chuyển từ kinh tế dựa chủ yếu vào lao động và đất đai sang nền kinh tế dựa vào máy móc và tài nguyên.
Ngày nay cuộc Cách mạng khoa học hiện đại khởi đầu từ giữa thế kỉ 20 đã phát triển nhẩy vọt trong hai thập niên qua , với sự bùng nổ của công nghệ cao , thông tin và tri thức , đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của Lực lượng sản xuất xã hội , thúc đẩy quá trình biến đổi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dựa vào tri thức. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp : Nó trở thành điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong kĩ thuật sản xuất , tạo ra những ngành sản xuất mới kết hợp khoa học kĩ thuật thành một thể thống nhất.
Ta có thể theo dõi bảng so sánh sự phát triển lực lượng sản xuất đi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức như sau:
Kinh tế công nghiệp
1. Máy móc thiết bị là chủ yếu
2. Lao động chân tay cơ bắp là quan trọng
3. Từ khoa học và công nghệ đến sản xuất hàng hoá còn một khoảng cách xa
4. Khoa học và công nghệ gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thông qua thiết bị và một phần rất nhỏ trong quản lí.
Kinh tế tri thức :
1. Thông tin tri thức là chủ yếu
2. Lao động trí óc ( kĩ năng , bí quyết ) là quan trọng.
3. Từ khoa học và công nghệ tạo ngay ra sản phẩm ( chẳng hạn CNPM)
4. Khoa học và công nghệ trực tiếp tham gia vào lực lượng sản xuất , tự nó tạo thành nền sản xuất Thông tin tri thức
II Tác động của Kinh Tế Tri Thức đối với sự phát triển xã hội :
1: sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất , tiên tiến nhất của nền kinh tế tri thức.
Các ngành Kinh Tế Tri Thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển , các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ , đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ , có thể gọi là doanh nghiệp tri thức , trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá , không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng , những người làm việc trong đó là công nhân tri thức , họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất.
Hiện nay trên lĩnh vực công nghệ thông tin , các doanh nghiệp tri thức phát triển rất nhanh chóng vượt xa những doanh nghiệp truyền thống có tên tuổi , có kịch sử lâu đời. Trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới các doanh nghiệp công nghệ thông tin chiếm đa số : Thương mại điện tử , thị trường ảo xí nghiệp ảo , làm việc từ xa. . . được thiết lập nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhanh nhậy , linh hoạt , khoảng cách bị xoá dần , ý nghĩa vị trí địa lí giảm đi.
2: Trong nền kinh tế tri thức sự ra đời công nghệ thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá :
Vì thông tin đến với mọi ngưới , mọi người đều dễ dàng truy cập các thông tin cần thiết , do đó đặt ra vấn đề là phải dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của nhà nước , cơ quan nhà nước tổ chức có liên quan đến họ , họ có thể ý kiến ngay nếu không thấy phù hợp. Không thể bưng bít thông tin được. Do đó phải tạo ra một không khí dân chủ , cách làm việc dân chủ , khi chuẩn bị các quyết định các chính sách cơ quan nhà nước rất dễ dàng đưa ra lấy ý kiến nhân dân , việc tập hợp ý kiến , nguyện vọng của nhân dân thật là đơn gian thuận tiện. nguyên tắc "dân biết , dân bàn cách tổ chức quản lí cũng sẽ thay đổi nhiều , Trong thời đại thông tin , mô hình, dân làm , dân kiểm tra '' sẽ được thực hiện đầy đủ nhất , cho nên công nghệ thông tin thúc đẩ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status