Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy Việt Nam



MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.1-Khái niệm và ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực :
1.1.1- Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1. 1.2- ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.2- Các giai đoạn của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1.2.1- Xác định nhu cầu đào tạo:
1.2.2- Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1.2.3- Các hình thức đào tạo:
1.2.4- Lập kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1.2.5- Đánh giá hiệu quả đào tạo:
Chương 2 : phân tích tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Tổng công ty lắp máy việt nam
2.1- Đặc điểm của Tổng công ty lắp máy việt nam ảnh hưởng đến qua trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
2.1.1- Qúa trình hình thành và phát triển .
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ ,đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam.
2.1.3 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Tổng công ty lắp máy Việt Nam .
2.1.4- Đặc điểm về đội ngũ lao động
2.2 - Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
2.2.1 – Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
2.2.2- Xác định mục tiêu đào tạo .
2.2.3 - Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
2.2.4 – Công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam
2.2.5 – Công tác đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
2.3 –Những tồn tại và nguyên nhân của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty lắp máy việt nam.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
3.1 – Lập kế hoạch và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam
3.1.1- Xác định nhu cầu , mục tiêu , đối tượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
3.1.2- các hình thức đào tạo
3.2 - Nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
3.2.3 - Nâng cao chất lượng đội ngũ giao viên
3 .2.4- Tăng kinh phí cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực .
3.2.5 – Bố trí , sử dụng lao động sau đào tạo một cách hợp lý .
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c đào tạo. Phân tích so sánh kết quả thực hiện công việc giữa hai nhóm với chi phí đào tạo sẽ cho phép xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo.
1.2.5.2- Đánh giá những thay đổi của học viên :
Đánh giá những thay đổi của học viên theo các tiêu thức: phản ứng, học thuộc, hành vi và mục tiêu.
Phản ứng: Trước hết cần đánh giá phản ứng của học viên đối với các chương trình đào tạo. Họ có thích chương trình không? Nội dung chương trình có ohù hợp với công việc thực tế của họ không? Có xứng đáng với những chi phí về tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp và cá nhân họ hay không?
Học thuộc: Các nhân viên tham gia các khoá học nên được kiểm tra để xác định liệu họ đã nắm vững các nguyên tắc, kỹ năng, các vấn đề theo yêu cầu của khoá đào tạo chưa.
Hành vi thay đổi: Nghiên cứu hành vi của nhân viên có thay đổi gì do kết quả tham gia khoa học.
Mục tiêu: Cuối cùng và là vấn đề quan trọng nhất, học viên có đạt được mục tiêu của đào tạo không? Dộu cho học viên có ưa thích khoá học và nắm vững hơn các vấn đề về lý thuyết, kỹ năng theo yêu cầu, có thay đổi hành vi trong thực hiện công việc nhưng nếu cuối cùng học viên vẫn không đạt được mục tiêu của đào tạo, năng suất chất lượng tại nơi làm việc không tăng thì đào tạo vẫn không đat được hiệu quả.
1.2.5.3- Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo.
Đào tạo cũng là một hình thức đàu tư, giống như việc đầu tư cải tiến, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần tính toán đến hiệu quả của đầu tư. Do đó, khi thực hiện các chương trình đào tạo, các doanh nghiệp nên có dự tính đánh giá hiệu quả của đào tạo về mặt định lượng thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại.
Chi phí vật chất trong đào tạo bao gồm các khoản:
* Chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật cơ bản như xây dựng trường sở, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu, tài liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy.
* Chi phí cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên.
* Học bổng hay tiền lương trả cho nhân viên trong thời gian đi học ( nếu có )
* Chi phí cơ hội do nhân viên tham gia các khoá đào tạo, không thực hiện dược các công việc thường ngày của họ.
Khi quá trình đào tạo kéo dài nhiều năm, tổng chi phí đào tạo cần được quy về giá trị hiện thời. Lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại được xác định bằng khoảng chênh lệch giữa lợi ích hằng năm do nhân viên mang lại cho doanh nghiệp lúc trước và lúc sau đào tạo. Thông thường, có thể sử dụng hai cách tính chi phí, hiệu quả của đào tạo và giáo dục.
* Theo tổng giá trị hiện thời ( NPV) Với lãi suất (r) cụ thể, doanh nghiệp cần xác định giá trị của tổng lợi ích gia tăng do kết quả của hoạt động đào tạo lớn hơn hay bằng tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đào tạo theo công thức:
1 ( Bt – Ct )
NPV = ∑ ----------------------
t ( 1+ r )t
trong đó :
Bt : Lợi ích gia tăng do kết quả đào tạo năm t
Ct : Chi phí tăng thêm do đào tạo năm t
Nếu NPV > 0 doanh nghiệp nên áp dụng các chương trình đào tạo. Khi đó, đào tạo không những mang lại các giá trị tâm lý, xã hội nâng cao mà còn là một hình thức đầu tư có lời nhiều hơn khi đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khkác.
* Theo hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
NPV1
IRR = r1+ ( r2- r1 )----------------------
NPV1- NPV2
Trong đó :
NPV1 : tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r1
NPV2 : tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r2
R1 : Lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 có giá trị dương gần bằng không
R2 : Lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 có giá trị âm gần bằng không
So sánh chỉ số hoàn vốn nội tại trong đào tạo với chỉ số hoàn vốn nội tại chung tronh doanh nghiệp sẽ có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi đầu tư vào trong đào tạo có hiệu quả cao hay không. Thông thường, doanh nghiệp chỉ nên đào tạo khi giá trị biên tế và chỉ số hoàn vốn nội tại trong đào tạô cao hơn trong các hình thức đầu tư khác.
Việc xác định chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã khó, nhưng việc xác định lợi ích do nó đem lại còn khó hơn nhiều, bỏ ra một khoản tiền lớn cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhưng khó xác định lợi ích do nó đem lại, đây chính là điều làm cho các doanh nghiệp phải đắn đo suy nghĩ, tính toán kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể manng lại hiệu quả cao hơn hẳn so việc đầu tư đổi mới máy móc trang bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó chính là lý do tại sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ và Nhật đều chú trọng hàng đầu công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Chương 2 : phân tích tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Tổng công ty lắp máy việt nam
2.1- Đặc điểm của Tổng công ty lắp máy việt nam ảnh hưởng đến qua trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
2.1.1- Qúa trình hình thành và phát triển .
Tổng công ty lắp máy việt nam ( tên gọi tắt là LILAMA , có trụ sở ở 124 Minh khai –Hai bà trưng – Hà Nội . Tel : (84-4) 8.633.067 , 8.632.059 , 8.637.747 . Fax : (84-4) 8.638.104 , 8.633.068 ) là một doanh nghiệp nhà nước , hoạt động trong lĩnh vực xây lắp , chế tạo thiết bị cho các công trình công nghiệp và dân dụng công ty có đội ngũ cán bộ , kỹ sư , công nhân lành nghề , trình độ khoa học kỹ thuật cao , với những kỹ thuật công cụ thi công chuyên nghành tiên tiến .
Qúa trình hình hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy việt nam có thể chia thành những giai đoạn sau :
Giai đoạn 1960-1975 : Ngày 1-12-1960 công ty lắp máy được ra đời với tên gọi là Công ty Lắp máy Hà Nội được hình thành từ 3 đơn vị lắp máy lớn nhất ở Miền Bắc lúc đó là công ty Lắp Máy Hà Nội ( Tiền thân là cục cơ khí điện nước ) , công trường Lắp Máy Hải Phòng , công trường Lắp Máy Việt Trì .Được hợp nhất thành với 591 cán bộ công nhân viên (CBCNV) , trong đó 2 kỹ sư cơ khí và 8 kỹ thuật viên lắp máy với phương tiện thô sơ , thiết bị lạc hậu đã thực hiện lắp đặt thành công nhiều công trình công nghiệp , dân dụng và quốc phòng quan trọng như nhà máy nhiệt điện : Vinh , Hàm Rồng( Thanh Hoá ) , Việt Trì ( Phú Thọ ) , nhà máy Phân Đạm Hà Bắc , xi măng Hải Phòng , khu công nghiệp điện,đường,giấy,hoá chất Việt Trì .
Đến 1975 : công ty lắp máy đã có gần 10000 CBCNV với tay nghề cao , tham gia lắp đặt hầu hết các công trình trọng điểm lớn nhỏ ở Miền Bắc ví dụ như Đài phát thanh , nhà máy thuỷ điện Thác Bà , chế tạo xà lan , xây dựng sân bay , các bể ngâm phục vụ quốc phòng , cầu phao quân dụng …
Giai đoạn 1975-1995 : từ 1975-1979 là giai đoạn công ty lắp máy điều chỉnh sắp xếp lại lực lượng , phát triển lực lượng lao động và thành lập thêm 1 số xí nghiệp mới .
Năm 1979 công ty lắp máy chuyển thành Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy . Đến năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường , cạnh tranh gay gắt thì Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy gặp nhiều khó khăn nhưng Liên hiệp các xí nghiếp Lắp máy đã thi côn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status