Thuật ngữ tài chính tiền tệ - pdf 19

Download miễn phí Thuật ngữ tài chính tiền tệ



Kiểm toán (Audit; Auditing)
Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới còn tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm toán.
Tuy nhiên quan niệm về kiểm toán được chấp nhận phổ biến hiện nay là: "Kiểm toán là quá trình
các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các
thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này
với các chuẩn mực đã được thiết lập."
Nguồn gốc ra đời của kiểm toán:
Có rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ III trước
Công Nguyên, gắn liền với nền văn minh của Ai Cập và La-Mã cổ đại. Ở thời kỳ đầu, kiểm toán
chỉ hình thành ở mức độ sơ khai, những người làm công việc kế toán đọc to lên những tài liệu kế
toán cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực. Vì vậy "Audit" (có nghĩa là kiểm toán)
trong ti ếng Anh có nguồn gốc từ Latinh "Audire" có nghĩa là nghe.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cho chi trả, thanh toán nợ
nần. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng đơn vị tiền tệ, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện sau
khi hoạt động kinh doanh đã trải qua một giai đoạn. Còn lượng tiền mặt thì tính tại một thời điểm.
Thế giới kinh doanh đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp khi tính toán trên sổ sách thì có lãi,
nhưng vì không đủ tiền mặt để thanh toán các khoản công nợ tới hạn nên bị phá sản.
Việc thiếu tiền mặt cho thanh toán công nợ tại một thời điểm cũng được gọi là Phá sản kỹ thuật
(Technical insolvency). Vì tầm quan trọng của nó người ta hay nói "Cash is King".
Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance)
Tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực đặc biệt của ngành tài chính, liên quan đến việc đưa ra
các quyết định về mặt tài chính của một doanh nghiệp, các công cụ cũng như phân tích được sử
dụng để đưa ra các quyết định này. Mục đích chủ yếu của tài chính doanh nghiệp là nhằm nâng
cao giá trị doanh nghiệp đồng thời tránh được các rủi ro đáng tiếc về mặt tài chính.
Các nguyên tắc đối với tài chính doanh nghiệp có thể chia dựa trên kĩ thuật sử dụng và quyết
định đưa ra là dài hạn hay ngắn hạn. Các quyết định đầu tư vốn dài hạn dựa trên các lựa chọn dài
hạn về dự án đầu tư, đầu tư theo cách góp cổ phần hay cho vay nợ, khi nào và liệu có
nên trả cổ tức cho các cổ đông hay không? Các quyết định tài chính doanh nghiệp trong ngắn
hạn thường được gọi là hoạt động quản lý vốn lưu động, chủ yếu giải quyết vấn đề cân đối nợ
ngắn hạn và tài sản ngắn hạn, trọng tâm là quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, vay ngắn hạn và nợ
ngắn hạn.
Tài chính doanh nghiệp liên qua mật thiết với quản trị tài chính, khái niệm có nội hàm rộng hơn,
bao gồm tất cả các kĩ thuật tài chính cho dù kĩ thuật này có đang được áp dụng tại các doanh
nghiệp kinh doanh hay không.Tài chính doanh nghiệp quan tâm đến mọi mặt của hoạt động tài
chính trong một doanh nghiệp, trong đó có các mối quan tâm chủ yếu sau:
Quyết định về vốn đầu tư
Đây thường là quyết định có tính chất dài hạn, liên quan đến các tài sản cố định hay cấu trúc vốn.
Quyết định ở đây có thể dựa trên một vài chỉ tiêu có sự liên hệ với nhau. Thông thường, bộ phận
quản lý phải tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp bằng cách đầu tư vào các vào dự án có NPV
dương, với tỉ lệ chiết khấu hợp lý.
Đánh giá các cơ hội đầu tư
Thông thường, giá trị của một dự án được đánh giá thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Dự án nào có kết quả tốt nhất_thường được thể hiện qua NPV thì dự án đó sẽ được lựa chọn.
Nhưng để làm được điều này công ty cần xác định được quy mô và thời điểm thu được tiền lãi từ
dự án. Dòng tiền tương lai sau đó sẽ được chiết khấu để quy về giá trị hiện tại của nó, so sánh
với chi phí bỏ ra để thực hiện, nếu tiền thu về lớn hơn thì dự án là khả thi, và công ty có thể tiến
hành hoạt động đầu tư.
Quyết định đầu tư
Muốn ra một quyết định đầu tư yêu cầu cần đánh giá kĩ lưỡng và đúng đắn các cơ hội đầu tư,
các dự án, hay nói cách khác là phải đi giải một bài toán có hàm số phức hợp của ba biến là khả
năng, quy mô và thời gian thu được dòng tiền tương lai. Sau khi đã đánh giá cơ hội đầu tư,
doanh nghiệp sẽ lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư. Lúc này các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ
phải tính toán để phân bổ các nguồn lực hữu hạn sao cho có hiệu quả cao nhất.
Thuế (Taxation)
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của con người (thông qua thể nhân, pháp nhân) cho Chính phủ
được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật, được thực hiện mà không đề cập đến một
lợi ích cụ thể đối với người đóng thuế. Thuế thường được đóng bằng tiền và thể hiện việc chịu từ
bỏ sức mua một cách trực tiếp nhưng cũng có thể đóng thuế thông qua sức lao động, ngày công
lao động, hiện vật như gạo muối, dầu mỏ, trà.... nhằm mục đích chuyển quyền kiểm soát các
nguồn lực kinh tế từ ngồn lực kinh tế từ người nộp thuế sang người nhà nước để nhà nước sử
dụng hay chuyển giao cho những người khác. Thuế có hai chức năng chính là phân phối lại và
chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã
hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước.
Thuế quốc gia và thuế địa phương:
Do chính quyền gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Các cấp chính quyền
đều có ngân sách riêng, và được phân quyền các nhiệm vụ chi (cung ứng hàng hoá công cộng)
riêng, nên có thuế quốc gia (nộp vào ngân sách trung ương), và thuế địa phương (nộp vào ngân
sách chính quyền địa phương).
Thuế thông thường và thuế đặc biệt:
Thuế thông thường: là thuế nhằm các mục đích chính là thu ngân sách và điều tiết thu nhập, chứ
không nhằm mục đích đặc biệt nào khác.
Thuế đặc biệt: là thuế nhằm mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào bia rượu,
thuốc lá nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hoá này, hay phí thuỷ lợi nhằm huy động tài
chính cho phát triển, duy tu hệ thống thuỷ lợi địa phương.
Thuế phụ thu: Bên cạnh thuế chính thức còn có thuế phụ thu. Thuế này không nhằm điều tiết
trực tiếp đối tượng thu mà chỉ lợi dụng đối tượng thu để huy động một nguồn tài chính phục vụ
mục đích nào đó không nhất thiết liên quan đến đối tượng thu. Ví dụ chính phủ Pháp đánh thuế
phụ thu đối với người đi máy bay ở Pháp ( thu thuế này khi họ mua vé máy bay) để có nguồn tài
chính tài trợ cho hoạt động phòng chống dịch bệnh, nhất là HIV/AIDS, ở nước nghèo.
Chi phí hoạt động (Operating expenses/ operating costs)
Chi phí hoạt động đối với các công ty buôn bán là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động
bình thường của công ty, không phải là chi phí của hàng bán. Thông thường, chi phí hoạt động
thường là chi phí bán hàng hay chi phí quản lí. Ví dụ, một công ty có thể phải trả tiền thuê văn
phòng, tiền thuế, và bảo hiểm cho cả mục đích bán hàng và quản lí. Các chi phí dành cho cả bán
hàng và quản lí phải được phân tích và phân chia theo tỉ lệ giữa hai mục đích này trên báo cáo
thu nhập.
Một trong những trách nhiệm chính mà đội ngũ quản lí phải giải quyết đó là xác định xem nên
tiết kiệm chi phí hoạt động đến mức nào để không làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
công ty so với đối thủ.
Ví dụ, chi phí tiền lương và các quỹ phân bổ cho nghiên cứu và phát triển là chi phí hoạt động.
Với mục đích tăng giá hay tìm thị trường mới cho sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận, một vài
doanh nghiệp còn sử dụng biện pháp cắt giảm chi phí.
Sa thải nhân viên và sản xuất ra sản phẩm chất lượng thấp ban đầu có thể làm tăng lợi nhuận và
có thể là cần thiết trong trường hợp công ty đã bị mất năng lực cạnh tranh, nhưng cũng có rất
nhiều loại chi phí thuộc chi phí hoạt động mà đội ngũ quản lí có thể cắt giảm trước khi chất ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status