Đánh giá mức độ tương quan giữa 2 yếu tố chiều cao và cân nặng của nam giới Châu Á nói chung và sinh viên nam trường Đại Học Ngân Hàng nói riêng - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Đánh giá mức độ tương quan giữa 2 yếu tố chiều cao và cân nặng của nam giới Châu Á nói chung và sinh viên nam trường Đại Học Ngân Hàng nói riêng



Giống như dự đoán của nhóm thì chế độ dinh dưỡng, thời gian tập luyện thể thao là những nhân tố có tác động tích cực nhất đến chỉ số BMI, không dừng lại ở đó trong quá trình chạy mô hình thì cho thấy mức độ sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác cũng có tác động không nhỏ đến chỉ số này. Điều này có thể lí giải như sau: việc thường xuyên luyện tập thể thao không những giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn góp phần tăng trưởng chiều cao cho nam giới đặc biệt trong giai đoạn phát triển, chế độ ăn uống thích hợp và hiệu quả sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển đầy đủ về cả thể chất và tinh thần và nếu uống rượu bia hay các chất kích thích nhiều sẽ làm tổn hại đến các bộ phận của cơ thể đặc biệt là phổi và não bộ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện
Đánh giá mức độ tương quan giữa 2 yếu tố chiều cao và cân nặng của nam giới Châu Á nói chung và sinh viên nam trường Đại Học Ngân Hàng nói riêng.
Lý do chọn đề tài
Khoa học đã chứng minh được rằng có một mối liên hệ giữa tuổi thọ và chỉ số BMI, theo đó tuổi thọ của nam giới sẽ đạt được mức tối ưu khi chỉ số BMI nằm giữa mức 22,5 và 25. Cứ 5 đơn vị BMI gia tăng thì tương ứng tỉ lệ tử vong sẽ gia tăng 30%-40% do các bệnh có liên quan về tim mạch, 60%-120% do bệnh tiểu đường và các bệnh lý liên quan đến gan, thận; 10% do ung thư và 20% do những bệnh đường hô hấp và những bệnh khác. Trong trường hợp BMI thấp hơn 22,5 thì tỷ lệ tử vong lại càng cao hơn, nhất là do những bệnh liên kết với nghiện thuốc lá, như bệnh đường hô hấp và ung thư phổi. Thêm vào đó trong cuộc sống hiện đại, nam giới là đối tượng thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,chính vì vậy sẽ có nguy cơ rất cao mắc các loại bệnh về mạch máu, tiểu đường hay các bệnh lý thận và gan. Vì vậy, mục tiêu hướng đến của nhóm là đánh giá mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến chỉ số này ở nam giới. Để từ đó có sự điều chỉnh mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến chỉ số này một cách tích cực nhất.
Đối tượng nghiên cứu
50 mẫu khảo sát trên nhóm sinh viên nam từ năm 1 đến năm 4, Trường Đại Học Ngân Hàng.
Phương pháp xếp hạng đề nghị
Phương pháp mô hình hóa.
Lý do chọn phương pháp xếp hạng
Những yếu tố ảnh hưởng đến BMI chủ yếu là các yếu tố định tính như gene, môi trường sống, mức độ dinh dưỡng,…tuy nhiên bằng việc lượng hóa các chỉ tiêu trên số liệu có được từ cuộc khảo sát thì các dữ liệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hoàn toàn có thể biểu diễn thông qua phương trình tương quan.
NỘI DUNG:
Phân loại mức độ xếp hạng của biến được giải thích
Theo ý kiến của nhóm thì chất lượng sức khỏe của nam sinh viên trường Đại học ngân hàng dựa trên chỉ số BMI được chia ra làm 5 mức :
Mức 1: Cơ thể ốm yếu, thiếu cân là trạng thái cơ thể có lượng cơ và mỡ ít hơn nhiều so với khung xương. Biểu hiện rõ là việc nổi gân xanh, mặt mày xanh xao, hốc hác phờ phạc.
Mức 2: Người hơi gầy là trạng thái cơ thể có lượng cơ và mỡ ít hơn so với khung xương. Đây là trạng thái khó xác định vì thông thường biểu hiện dáng vẻ bên ngoài giống người có chỉ số BMI bình thường. Khi vận động nhiều sẽ nhanh dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
Mức 3: Người bình thường là trạng thái cơ thể có lượng cơ và mỡ cân đối so với khung xương. Biểu hiện bên ngoài là da dẻ hồng hào, người khỏe mạnh, thân hình cân đối, dáng vạm vỡ.
Mức 4: Người hơi mập là trạng thái cơ thể có lượng mỡ nhiều hơn so với mức bình thường. Thể hiện bên ngoài sẽ giống với tạng thái của người bình thường nhưng phần bụng có lớp mỡ nhỏ bao quanh.
Mức 5: Người thừa cân, béo phì là trạng thái cơ thể có lượng mỡ quá nhiều hơn so với cơ thể ở mức bình thường. Thể hiện bên ngoài là phần bụng có lớp mỡ dày bao quanh, chân tay to bự do lớp mỡ dày dưới da, khi vận động thì cơ thể nhanh mệt mỏi. Cơ thể hay đổ mồ hôi và dễ mắc các bệnh về tim mạch.
Định nghĩa biến giải thích
X1: Mức độ ảnh hưởng của Gen đến chiều cao: Yếu tố di truyền tác động nhiều hay ít đến quá trình hình thành chiều cao.
X2: Thói quen ăn uống: là việc lặp đi lặp lại cách thức ăn uống, thời gian dùng bữa.
X3: Mức độ dinh dưỡng của những bữa ăn hiện tại: lượng chất béo, protein, gluxit, chất xơ… cùng với các loại khoáng chất khác trong mỗi bữa ăn.
X4: Thời gian chơi thể thao: là khoảng thời gian vận động với các môn thể thao như: bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bơi lội, karate…nhằm rèn luyện cho cơ thể thêm dẻo dai và tăng cường sức khỏe.
X5: Chi tiêu cho việc ăn uống hàng tháng: Là số tiền phục vụ cho việc mua cơm, thức ăn nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Số tiền này còn bao gồm cả tiền mua trái cây, sữa và thuốc bổ cho cơ thể.
X6: Số lượng rượu bia uống trong tháng: là thể tích rượu, bia mà mỗi cơ thể hấp thụ trong tháng.
X7: Thời gian ngủ: Là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, các cơ quan nằm trong trạng thái tạm ngừng hoạt động.
X8: Chỗ ở hiện tại: là khoảng không gian sống có xét đến các yếu tố khác như môi trường xung quanh, tiếng ồn và cả tình hình an ninh.
Tiến hành khảo sát
Tiến hành khảo sát 60 mẫu bạn sinh viên nam từ năm nhất đến năm 4. Khu vực Kí túc xá nam và giảng đường khu A và nhận được phản hồi từ các bạn trong đó có 50 mẫu đủ tiêu chuẩn để đánh giá còn lại 10 mẫu bị thất lạc. Mẫu khảo sát (Xem phụ lục 1).
Bảng tính điểm số
X1: Mức độ ảnh hưởng của chiều cao từ gene di truyền
X1=5: Ảnh hưởng mạnh, có chiều cao tương đương với chiều cao của bố hay mẹ.
X1=4: Ảnh hưởng khá mạnh, có một khoảng chênh lệch nhỏ so với chiều cao của bố hay mẹ.
X1=3: Ảnh hưởng vừa phải, có một khoảng chênh lệch đáng kể so với chiều cao của bố hay mẹ.
X1=2: Ảnh hưởng ít, khác biệt nhiều so với bố hay mẹ.
X1=1: Ảnh hưởng rất ít, hầu như không giống bố mẹ.
X2: Thói quen ăn uống
X2=5: Có một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt theo quy định của các chuyên gia.
X2=4: Không theo một chế độ dinh dưỡng của các chuyên gia, tuy nhiên vẫn luôn ăn đúng giờ, thường xuyên thay đổi món.
X2=3: Thỉnh thoảng thay đổi giờ giấc, đôi lần bỏ bữa hay không thay đổi món.
X2=2: Món ăn cùng kiệt nàn chất dinh dưỡng, thời gian ăn uống không hợp lý.
X2=1: Không theo một chế độ dinh dưỡng nào cả, ăn uống thất thường.
X3: Mức độ dinh dưỡng của mỗi bữa ăn
X3=5: Ăn đủ các chất dinh dưỡng, hàm lượng các chất vừa phải, hợp lý.
X3=4: Ăn đủ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên hàm lượng không hợp lý, hơi nhiều hay hơi ít so với mức cần thiết của cơ thể.
X3=3: Các chất dinh dưỡng tuy không đầy đủ lắm nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
X3=2: Chỉ tập trung ăn một hay một ít nhóm chất, các chất còn lại lúc có lúc không, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt năng lượng.
X3=1: Không đủ chất dinh dưỡng, thiếu những chất cần thiết để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, cơ thể ở tình trạng báo động cao.
X4: Thời gian chơi thể thao mỗi tuần
X4=5: Ngày nào cũng chơi thể thao, thời gian trung bình khoảng 2 giờ.
X4=4: Ngày nào cũng chơi thể thao, thời gian trung bình nhỏ hơn 1 giờ.
X4=3: Chơi thể thao không thường xuyên 3 lần/tuần, thời gian mỗi lần khoảng 2 giờ.
X4=2: Chơi thể thao tùy hứng. Không thường xuyên luyện tập, thời gian luyện tập mỗi lần đều thay đổi.
X4=1: Không chơi thể thao hay chơi rất ít khoảng 1-2 lần/tuần.
X5: Số tiền chi tiêu cho việc ăn uống.
X5=1: Số tiền <800 ngàn, ít nhất để ăn ba bữa chính trong ngày.
X5=2: Số tiền từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Ngoài việc dành các bữa ăn chính còn có thêm một ít cho việc uống sữa,trái cây.
X5=3: Số tiền từ 1 triệu đến 1,2 triệu. Là những người vừa ăn chính vừa uống sữa thường xuyên hơn.
X5=4: Số tiền từ 1,2 tri...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status