Bài giảng về Kế toán quản trị - pdf 19

Download miễn phí Bài giảng về Kế toán quản trị



 Tiền tồn cuối kỳ ở quý 4 = Tiền đầu kỳ quý 1 ( Số liệu ở Bảng CĐKT năm trước chuyển sang ) + Tiền phát sinh ( Thu – Chi ) ở quý 1 , 2, 3, 4 Tiền định mức thì giá trị Tiền mặt trên Bảng CĐKT cuối năm báo cáo = Tiền định mức và giá trị Đầu tư ngắn hạn phát sinh = Tiền tồn cuối kỳ ở quý 4 - Tiền định mức
 Tiền tồn cuối kỳ ở quý 4 Tiền định mức thì giá trị Tiền mặt trên Bảng CĐKT cuối năm báo cáo = Tiền định mức và giá trị Đầu tư ngắn hạn phát sinh = 0, giá trị khoản vay nợ = Tiền định mức - Tiền tồn cuối kỳ ở quý 4
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

( V * Q + TFC ) / Q = V + TFC / Q
Gọi Y : chi phí đơn vị sản phẩm
a: biến phí đơn vị sản phẩm ( a = TVC / Công suất tối đa )
X : sản lượng
Phương trình chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là Y = a + TFC / X
Phương trình tổng chi phí sản xuất Y = a * X + TFC
Báo cáo thu nhập theo chức năng hoạt động của chi phí hay Báo cáo kiểu truyền thống ( kế toán tài chính )
Các chỉ tiêu
Số tiền ( $ )
Tỷ trọng ( % )
Doanh thu
Giá bán * Số lượng tiêu thụ
100
Trừ : Giá vốn hàng bán
Chi phí SX * Số lượng tiêu thụ
GVHB / Doanh thu
Lợi nhuận gộp
Trừ : Chi phí hoạt động ( CPBH & QLDN )
CPBH & QLDN đơn vị * Số lượng sản phẩm sản xuất
Lợi nhuận thuần ( EBIT của hoạt động KD chính )
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ( ứng xử của chi phí )
hay Báo cáo kiểu trực tiếp
Các chỉ tiêu
Số tiền ( $ )
Đơn vị ( $ )
Tỷ trọng(%)
Doanh thu
Giá bán đơn vị * Số lượng tiêu thụ
Giá bán đơn vị
100
Trừ : Biến phí
GVHB
Bao bì
Biến phí vận chuyển
Lương bán hàng....
GVHB + Chi phí bao bì + Chi phí vận chuyển bán hàng + Lương nhân viên bán hàng ( sản phẩm )
Tổng biến phí / Số lượng sản phẩm tiêu thụ
Biến phí / Doanh thu
Số dư đảm phí
Trừ : Định phí
Quảng cáo
Khấu hao
Định phí vận chuyển
Quảng cáo + Khấu hao đường thẳng + Định phí vận chuyển .....
Lợi nhuận thuần (EBIT của hoạt động KD chính)
Tỷ lệ số dư đảm phí
= Số dư đảm phí / Doanh thu
= ( Doanh thu - Biến phí ) / Doanh thu
= ( Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị ) / Giá bán đơn vị
Ứng dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí để phân tích kịch bản
∆ Lợi nhuận thuần = ∆ Doanh thu - ∆ Biến phí - ∆ Định phí
Trong đó :
∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0
∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0
Lợi nhuận thuần mới = Lợi nhuận thuần trước khi thay đổi + ∆ Lợi nhuận thuần
Ví dụ: Có số liệu về hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty Thúy Liên với sản phẩm laptop hiệu 3 con gà trong tháng 9 như sau : sản lượng sản xuất và tiêu thụ 10.000 sản phẩm, với giá bán 5$ / sản phẩm, biến phí 3$ / sản phẩm, định phí trong tháng 17.500 $.
Kịch bản 1 : đoán nhu cầu thị trường thay đổi
Qua hoạt động marketing, công ty đoán sản lượng bán trong tháng tới tăng 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, công ty nên thực hiện phương án này hay không ?
Bài giải:
∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0 = 5 * 10.000 * 1,05 – 5 * 10.000 = 2.500
∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3 * 10.000 * 1,05 – 3 * 10.000 = 1.500
∆ Định phí = 0
∆ Lợi nhuận thuần = 2.500 – 1.500 = 1.000
Công ty nên thực hiện kịch bản này.
Kịch bản 2: Thay đổi định phí và doanh thu
Công ty hi vọng nếu tăng thêm chi phí quảng cáo mỗi tháng 3.000 $ thì doanh thu sẽ tăng 20% ( giá bán không đổi ). Hãy xem xét quyết định này ( giả sử các yếu tố khác không đổi ).
Bài giải:
Doanh thu = Giá bán đơn vị * Số lượng sản phẩm tiêu thụ
Biến phí = Biến phí đơn vị * Số lượng sản phẩm tiêu thụ
Doanh thu thay đổi là do tác động của giá bán hay sản lượng.
Nếu doanh thu thay đổi là do tác động của giá bán ( số lượng không đổi ) thì TVC không bị ảnh hưởng.
Nếu doanh thu thay đổi là do tác động của lượng bán ( giá bán không đổi ) thì TVC sẽ thay đổi.
Khi sản lượng thay đổi thì TFC không đổi.
Doanh thu tăng 20% ( giá bán không đổi )
è P1 = P0 = 5 $ / sản phẩm , Q1 = 10.000 * ( 1 + 20% ) = 12.000
∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0 = 5 * 12.000 – 5 * 10.000 = 10.000
∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3 * 12.000 – 3 * 10.000 = 6.000
∆ Định phí = 3.000
∆ Lợi nhuận thuần = 10.000 – 6.000 – 3.000 = 1.000
Công ty nên thực hiện kịch bản này.
Kịch bản 3 : Thay đổi giá bán và biến phí
Do tình hình khan hiếm nguyên vật liệu nên biến phí đơn vị tăng lên 3,1 $/ sản phẩm và công ty quyết định tăng giá bán lên 5,2 $ / sản phẩm và vì vậy khối lượng tiêu thụ giảm chỉ còn 9.000 sản phẩm. Công ty có nên chọn phương án này không ?
Bài giải:
∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0 = 5,2 * 9.000 – 5 * 10.000 = - 3.200
∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3,1 * 9.000 – 3 * 10.000 = - 2.100
∆ Định phí = 0
∆ Lợi nhuận thuần = - 3.200 – ( - 2.100 ) = - 1.100
Công ty không nên thực hiện kịch bản này.
Kịch bản 4: Phương án tổng hợp
Công ty định giảm giá bán 0,4 $ / sản phẩm và tăng cường quảng cáo thêm 5.000$. Với kịch bản này, đoán khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 40%. Công ty có nên thực hiện phương án này hay không ?
Bài giải:
∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0
= ( 5 – 0,4 ) * 10.000 * 1,4 – 5 * 10.000 = 14.400
∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3 * 10.000 * 1,4 – 3 * 10.000 = 12.000
∆ Định phí = 5.000
∆ Lợi nhuận thuần = 14.400 – 12.000 – 5.000 = - 2.600
Công ty không nên thực hiện kịch bản này.
Kịch bản 5: Thay đổi kết cấu hàng bán và đơn giá bán
Công ty Bình Minh muốn mua cùng lúc 2.000 laptop hiệu 3 con gà của công ty Sao Mai với điều kiện hai bên thỏa thuận được giá ( giá này phải nhỏ hơn giá bán lẻ hiện tại ). Vậy công ty Sao Mai nên định giá 1 bút bi là bao nhiêu để có mức lợi nhuận tăng thêm là 1.000 $ ?
Bài giải:
Do số dư đảm phí hiện tại đã đủ bù đắp định phí hiện tại ( không phát sinh thêm định phí mới ). Công ty Sao Mai muốn đạt được mức lợi nhuận tăng thêm là 1.000$.
Đơn giá bán là P.
Biến phí đơn vị là 3 $ / sản phẩm.
Lợi nhuận mong muốn = ( P – 3 ) * 2.000 = 1.000 è P = 3,5 $/ sản phẩm
Phương pháp xác định điểm hòa vốn
Phương pháp đại số
Điểm hòa vốn là tại đó EBIT = TR – TC = 0 è P * Q – ( TFC + V * Q ) =0
è Sản lượng hòa vốn QHV = TFC / ( P – V )
è Doanh thu hòa vốn TRHV = P * QHV
è Thời gian hòa vốn = QHV / Qdự kiến
Phương pháp số dư đảm phí
Điểm hòa vốn là tại đó EBIT = Doanh thu - Biến phí - Định phí = 0
è Số dư đảm phí = Định phí è ( P – Biến phí đơn vị ) * Q = Định phí
è Sản lượng hòa vốn QHV = TFC / ( P – V ) = TFC / Số dư đảm phí đơn vị
è Doanh thu hòa vốn TRHV = P * QHV = TFC / Tỷ lệ số dư đảm phí
Xác định sản lượng tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận mục tiêu :
Lợi nhuận thuần = ( P – V ) * Q – TFC
èQtiêu thụ = ( Lợi nhuần thuần + TFC ) / ( P – V )
Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với cơ cấu chi phí
( EBIT1 – EBIT0 ) / EBIT0
DOL =
( TR1 – TR0 ) / TR0
Hay :
EBIT + TFC Q
DOLQ = =
EBIT Q – QHV
Ý nghĩa : Khi sản lượng vượt sản lượng hòa vốn, sản lượng hay doanh thu tăng ( giảm ) 1% thì lợi nhuận tăng ( giảm ) theo DOL % với điều kiện P, V, TFC không đổi.
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Bảng 1 : DỰ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM X NĂM N
( Áp dụng cho Doanh nghiệp sản xuất và Doanh nghiệp thương mại )
Chỉ tiêu
Tháng / Quý
Tổng
Số lượng sản phẩm tiêu thụ ( Sản phẩm )
Đơn giá ( đồng / sản phẩm )
Doanh thu ( đồng )
TIỀN MẶT THU ĐƯỢC QUA CÁC KỲ ( đồng )
Tiền thu được trong 1 kỳ
Tiền thu được sau 1 kỳ
Tổng tiền thu được
Chú ý: Tiền thu được sau 1 kỳ = Tiền phải thu của kỳ trước
Nếu đề bài yêu cầu lập dự toán lịch thu tiền mặt thì lập như sau :
TIỀN MẶT THU ĐƯỢC QUA CÁC KỲ ( đồng )
Chỉ tiêu
Tháng / Quý
Tổng
Tiền thu được trong 1 kỳ
Tiền thu được sau 1 kỳ
Tổng tiền thu được
Ví dụ 1:
Tại công ty Tường Hà, dự kiến tổng sản phẩm K tiêu thụ trong năm 20X1 là 100.000 sản phẩm với giá bán dự kiến 20 đồng/ sản phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ từng quý lần lượt là ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status