Giáo trình Kiểm toán - pdf 19

Download miễn phí Giáo trình Kiểm toán



 VSA 240 nhấn mạnh rằng KTV & Công ty kiểm toán chỉ là người giúp đỡ đơn vị trong việc phát hiện các Gian lận & Sai sót; VSA không đặt trên vai KTV trách nhiệm phải tìm ra Gian lận & Sai sót. Bởi vì KTV chỉ là bác sĩ đến sau cơn bệnh. Hơn nữa, để Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với những lỗi ( cố ý/không cố ý ) do mình gây ra thì nó không dám tự tung tự tác.
 Tuy nhiên, KTV chỉ là người giúp đỡ Doanh nghiệp, có thể họ sẽ không hết mình để giúp đỡ đơn vị được kiểm toán. Vì vậy, Chuẩn mực yêu cầu:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên và có các hoạt động điều chỉnh nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động và tiến hành tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn công ty.
9. Liên kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh. Chẳng hạn: DN cần biết rõ khi nào và tại sao phải tuyển dụng nhân viên, DN mong đợi gì ở họ, DN sẽ khen thưởng, kỷ luật nhân viên như thế nào để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Đánh giá rủi ro ( Risk Assessment )
Tại sao đánh giá rủi ro là 1 thành phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ ?
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài trong quá trình hoạt động, không phụ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý của doanh nghiệp.
Rủi ro trong công ty có rất nhiều, nhưng các rủi ro này không xảy ra cùng 1 lúc. Trong thời kỳ này xuất hiện những loại rủi ro này, lúc khác lại có những rủi ro khác. Việc đánh giá rủi ro giúp nhà quản lý biết được trong thời kỳ này DN đang có những loại rủi ro nào, từ đó tập trung nguồn lực vào các thủ tục kiểm soát thích hợp để kiểm soát rủi ro.
Lưu ý: Việc kiểm soát rủi ro là có chi phí, do đó nhà quản lý phải biết dùng những biện pháp khôn ngoan để kiểm soát rủi ro hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Tóm lại: Doanh nghiệp thiết lập Hệ thống Kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa và phát hiện rủi ro. Muốn ngăn ngừa được rủi ro thì phải hiểu cặn kẽ rủi ro đó là gì. Việc đánh giá rủi ro giúp doanh nghiệp nhận diện được được rủi ro, lượng định rủi ro, từ đó đưa ra các cách thức kiểm soát phù hợp.
Nếu rủi ro ít ==> thủ tục kiểm soát ít.
Nếu rủi ro nhiều ==> thủ tục kiểm soát nhiều.
Việc đánh giá rủi ro được thực hiện thường xuyên, liên tục trong doanh nghiệp. Quy trình đánh giá rủi ro được mô tả như sau :
Rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hay bên ngoài tác động.
Các yếu tố bên trong:
Sự quản lý thiếu minh bạch.
Không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, chất lượng cán bộ thấp.
Sự cố, hỏng hóc máy móc thiết bị.
Cơ sở hạ tầng không theo kịp sự thay đổi mở rộng sản xuất.
Chi phí cho quản lý và trả lương cao.
Thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích hợp do công ty mẹ thiếu quan tâm…
Các yếu tố bên ngoài:
Thay đổi công nghệ làm thay đổi quá trình vận hành.
Thay đổi thói quen của người tiêu dùng làm các sản phẩm hiện hành bị lỗi thời.
Các yếu tố cạnh tranh không mong muốn làm thay đổi giá cả và thị phần.
Thay đổi về chính trị xã hội...
Hoạt động kiểm soát ( control activities )
Là những cách thức, phương pháp để kiểm soát hoạt động hàng ngày của công ty nhằm ngăn ngừa các gian lận và sai sót.
Những hoạt động kiểm soát chủ yếu trong đơn vị
3.1.
PHÂN
CHIA
TRÁCH
NHIỆM
THÍCH HỢP
Khái niệm : Là không cho phép một cá nhân hay bộ phận nào được thực hiện toàn bộ một quy trình nghiệp vụ mà phải phân chia cho nhiều người, nhiều bộ phận tham gia.
Mục đích : Đeå caùc nhaân vieân kieåm soaùt laãn nhau ; neáu coù caùc sai soùt xaûy ra seõ ñöôïc phaùt hieän nhanh choùng & giaûm cô hoäi cho baát kyø caù nhaân naøo trong quaù trình thöïc hieän nhieäm vuï coù theå gaây ra vaø giaáu dieám nhöõng sai soùt, gian laän cuûa mình.
Các chức năng chính trong doanh nghiệp : Chức năng phê chuẩn, Chức năng ghi sổ, Chức năng kiểm soát, Chức năng thực hiện, Chức năng bảo quản tài sản. Việc phaân chia traùch nhieäm thích hợp ñoøi hoûi phaûi taùch bieät caùc chöùc naêng sau:
Chöùc naêng baûo quaûn taøi saûn vôùi chöùc naêng keá toaùn
Ví dụ: Thủ quỹ Kế toán ==> giảm thiểu rủi ro “ nhân viên tự tiện sử dụng tài sản để phục vụ cho lợi ích cá nhân và điều chỉnh sổ sách để che giấu sai phạm của mình ” ==> ngăn chặn hành vi tham ô tài sản.
Chöùc naêng pheâ chuaån nghieäp vuï vôùi baûo quaûn taøi saûn
Ví dụ: Mua tài sản dùng cho mục đích riêng của cá nhân, mặc dù công ty chưa có nhu cầu mua sắm hay nếu cùng 1 người vừa phê chuẩn tuyển dụng nhân viên vừa là người phát lương có thể dẫn đến việc tuyển dụng khống nhân viên để chiếm đoạt tiền lương của các nhân viên không có thật này.
Chöùc naêng thöïc hieän nghieäp vuï vôùi chöùc naêng keá toaùn.
Nếu bộ phận vừa thực hiện nghiệp vụ vừa ghi chép và báo cáo thì họ sẽ có xu hướng thổi phồng kết quả để tăng thành tích của bộ phận hay khu vực của mình.
Chú ý :
Nghiệp vụ ghi nhận bao gồm chức năng chuẩn bị các chứng từ gốc, nhập vào sổ nhật ký và sổ cái, chuẩn bị các báo cáo về hoạt động.
Nghiệp vụ bảo quản tài sản như là trực tiếp thu chi tiền, bảo quản hàng tồn kho, kiểm tra séc của khách hàng chuyển qua bưu điện.
3.2. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN & CÁC NGHIỆP VỤ
Kiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ, sổ sách
Chức năng của chứng từ, sổ sách :
Ghi nhận nghiệp vụ/sự kiện
Kiểm soát, xử lý nghiệp vụ, cung cấp thông tin
Yêu cầu của chứng từ:
Lập ngay khi phát sinh nghiệp vụ/sự kiện hay càng sớm càng tốt.
Thiết kế đầy đủ, đơn giản rõ ràng
Đánh số liên tục trước khi sử dụng
Tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học và kịp thời
Yêu cầu của sổ sách:
Ghi chép dựa trên chứng từ.
Thiết kế đầy đủ, đơn giản rõ ràng.
Tham chiếu
Dấu vết kiểm toán
Chú ý : Khi nhập liệu các tổ chức cần để lại dấu vết kiểm toán trong AIS.
Dấu vết kiểm toán giúp các nhà quản lý truy tìm từ việc ghi nhận các nghiệp vụ đến các chứng từ gốc ( hoá đơn ) và đến các khoản mục được trình bày trên báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên có thể truy tìm lại các nghiệp vụ từ các khoản mục trên báo cáo tài chính truy ngược về các chứng từ có liên quan. Trong quá trình này, các chứng từ được kiểm tra độ chính xác về ghi nhận nghiệp vụ.
Các dấu vết kiểm toán có thể được nhóm lại để các nhà quản lý và các kiểm toán biết được việc gì đang xảy ra trong suốt quá trình xử lý nghiệp vụ. Dựa vào các dấu vết kiểm toán, phụ trách bộ phận kế toán phát hiện hay loại trừ các lỗi các nghiệp vụ bất thường.
Để thiết lập các dấu vết kiểm toán, một công ty cần xây dựng cẩm nang về chính sách và thủ tục kế toán như sau :
Xây dựng sơ đồ hệ thống tài khoản mô tả mục đích sử dụng của từng loại tài khoản trong sổ cái, ghi nợ có các tài khoản kế toán, các nghiệp vụ được xử lý và ghi nhận vào các tài khoản đúng.
Hoàn tất việc mô tả các chứng từ sử dụng trong mỗi nghiệp vụ, cũng như các phương pháp chỉnh sửa hay xét duyệt các dữ liệu trên chứng từ.
Hoàn tất mô tả quyền và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong thực hiện nghiệp vụ được thể hiện trên chứng từ. Ví dụ: quy định ai là người xét duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng.
Dấu vết kiểm toán cho phép các kiểm toán viên bắt đầu với một tổng cân đối trên báo cáo tài chính, và lần từng bước theo các sổ sách kế toán cho từng nghiệp vụ riêng lẻ đã tạo nên cân đối đó.
Dấu vết kiểm toán cũng cho phép các kiểm toán viên lần theo các nghiệp vụ riêng lẻ tạo ra số tổng cộng tổng hợp. Ví dụ, các số ghi trên nhật ký, tham chiếu khi chuyển vào sổ cái hay số tài liệu được tính đến trong các báo cáo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status