Lãi suất huy động nội tệ trong thời kì hội nhập - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Lãi suất huy động nội tệ trong thời kì hội nhập



Cạnh tranh bằng lãi suất là biện pháp cạnh tranh có tính chất truyền thống của các NHTM, cũng như sự lựa chọn có tính chất truyền thống của người dân, của khách hàng trong việc gửi tiền, vay vốn mà đến nay chưa thể thay đổi được. Hơn nữa đây là quy luật của kinh tế thị trường, lãi suất có tác động điều hoà cung cầu vốn. Vốn sẽ chảy vào nơi có lãi suất cao, hay khách hàng sẽ tìm đến vay vốn nơi có lãi suất thấp. Nhìn chung khách hàng sẽ lựa chọn nơi có lãi suất huy động vốn hấp dẫn để gửi tiền và tìm đến ngân hàng có lãi suất thấp hơn để vay vốn. Tất nhiên, uy tín của ngân hàng thương mại khi gửi tiền, thủ tục và phong cách cho vay của cán bộ ngân hàng thương mại cũng rất quan trọng. Hiện tại trên thị trường tài chính tiền tệ cầu đang vượt cung nên các NHTM đang lâm vào tình trạng là thiếu tiền cho vay. Trong điều kiện nguồn vốn nhàn rỗi trong dân còn nhiều, lạm phát 2008 vừa xảy ra, chỉ số giá tiêu dung tăng cao nguy cơ lạm phát tăng lên, người dân lại có cơ hội lựa chọn nhiều kênh đầu tư vốn sinh lợi khác nhau. Do đó, cạnh tranh về lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng, người dân chủ động lựa chọn các ngân hàng thương mại khác nhau có lãi suất phù hợp với mình và cảm giác an tâm, an toàn để gửi tiền.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iện pháp phù hợp vì sẽ thắt chặt được tiền tệ. Nhưng liệu vậy có kiềm chế sự phát triến của nền kinh tế hay không bởi NHTM sẽ hạn chế cho vay do không huy động được nguồn vốn. Làm sao lãi suất phải phù hợp với lãi suất của các nước trên thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết. Để giải đáp thắc mắc đó chúng tui đã cùng nhau nghiên cứu sự thay đổi của lãi suất huy động tiền VNĐ trung va ngắn hạn. Chúng tui đã đưa ra hiện trạng, phân tích sự tác động hữu cơ của lãi suất và đưa ra một số giải pháp cho tình trang hiện tại. Hi vọng của chúng tui là có thể giúp các ban đọc hiểu và có thể trang bị cho bản thân kiến thức về lãi suất.
Thân chào và cảm ơn
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu tìm hiểu về các đối tượng lãi suất huy động vốn bằng VNĐ ngắn và trung hạn, lãi suất cơ bản và các chính sách tiền tệ của NHNN.
CÁC KHÁI NIỆM
Khái niêm lãi suất:
Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu gọi số tiền vay là tiền gốc thì một tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền gốc mà người đi vay phải trả cho người vay được gọi là lãi suất. Khi vay mượn vốn được thực hiện trong một thị trường tự do thì lãi suất phản ánh những thay đổi của thị trường. Lãi suất được coi là loại giá cơ bản của thj trường tài chính và có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động kinh tế - tài chính.
Khái niệm lãi suất huy động
Khái niệm lãi suất cơ bản
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LUẬN
PHẦN MỘT: QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA LÃI SUẤT
CHƯƠNG 1: TRƯỚC KHI TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT
Đặc trưng cơ bản của lãi suất thời kỳ thực thi chế độ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài, đó là áp dụng chính sách lãi suất bao cấp khá nặng nề, lãi suất đựơc xây dựng thoát ly lãi suất của nền kinh tế thế giới. Trước 1990, NH ở VN vẫn là NH một cấp, có nghĩa là chỉ có NHNN vừa quản lí cung tiền, kho bạc nhà nước VN, vừa là NHTM như hiện nay. Dẫn đến lãi suất thực thi trong thời kỳ này với tình trạng “lãi giả và lỗ thật” làm cho ngân hàng không thể bảo toàn vốn của mình do lạm phát tăng cao và lãi suất thực là số âm, vì tỷ lệ lạm phát đã lớn hơn lãi suất danh nghĩa. nghiệp vụ ngân hang chưa được mở rộng. đến 1995 lãi suất việt nam mới có một giai đoạn mới” lãi suất thời kì kinh tế bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.
CHƯƠNG 2: SAU KHI TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT ĐẾN NAY
Bước ngoặt trong tiến trình đổi mớicải cách nền kinh tế VN trong lĩnh vực NH bắt đầu bằng nghị định 53/HĐBT đó đã hình thành việc phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của NHNN và các NHTM, làm tiền đề cho hai pháp lệnh về: Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ngày 23.5.1989 của Hội đồng nhà nước. Hai pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1.10.1990 với nội dung chủ yếu: “Xóa hẳn mô hình NH một cấp và xây dựng mô hình NH hai cấp phù hợp với mô hình của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong đó NHNN VN thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng, quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, còn NHTM, các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế.” Từ Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực 1.10.1990, đến ngày 1.10.1998 Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời và có hiệu lực cho đến nay đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.
Trong giai đoạn 1995-1997, NHNN cũng đã bước đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động. Từ năm 1995, các NHTM được phép tự do định mức lãi suất tiền gửi với mục tiêu tăng cường sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong huy động vốn. Tuy nhiên, theo Quyết định số 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995, Nhà nước quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tối đa không được quá 0,35%/tháng (4,2%/năm). Lãi suất cho vay ngắn và trung hạn được kiềm ở mức tối đa là 21%/năm. Nhưng trải qua thời gian dài chịu sự quản lý của NHNN sự bao cấp về mặt lãi suất vẫn còn dư âm rõ nét. Các NHTM mới chỉ tiếp cận các nghiệp vụ mở lãi suât, nguồn vốn vẫn còn nằm trong dân chúng rất cao, người dân vẫn tiết kiệm theo thói quen là vàng và các loại tài sản có giá khác chứ không gửi vào NHTM. Về các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng tương tự, thói quen nền kinh tế bao cấp vẫn còn nằm trong tư tương các nhà lãnh đạo, có thể thấy rằng trong giai đoạn này VN mới chỉ từng bước khắc phục cái dớp của nền kinh tế bao cấp.
Năm 1997 bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, bên cạnh đó còn đối mặt với áp lực phải tăng cường cho vay tránh tình trạng ứ động vốn nên mức chênh lệch lãi suất là 0.35%/năm không còn phù hợp. Đến ngày 28/6/1997, lãi suất huy động vốn đã thực sự tuân theo quy luật thị trường khi NHNN hoàn toàn trao quyền cho các NHTM quyết định để phù hợp với thời hạn của từng loại tiền gửi, địa bàn kinh doanh của từng tổ chức tín dụng. Đến quý 1 năm 1998 nhà nước đã xóa bỏ mức khống chế 0.35%/năm. Từ năm 1999 nền kinh tế có sự chuyển biến là phục hồi sau lạm phát, chính phủ đã thực hiện nhiều gói kích cầu nên lãi suất cho vay được điếu chỉnh giảm. Hơn nữa, mặc dù trong giai đoạn 1995-2000 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực nên nền kinh tế tăng trưởng thấp nhưng về chính sách lãi suất chúng ta vẫn chưa cho áp dụng hoàn toàn theo cơ chế thị trường nên lãi suất Việt Nam đồng vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát và lãi suất thực vẫn tăng lên hằng năm.Năm 1996 là 5,4%, năm 1997: 6,3%, năm 1998: 1%, năm 1999: 5,35% và năm 2000 là 5,05%. Mặc dù lãi suất dương thấp như vậy nhưng nếu chia lãi suất dương cho tỷ lệ lạm phát thì cho thấy tỷ lệ này vẫn rất cao. Năm 1996 tỷ lệ lãi suất dương chia cho tỷ lệ lạm phát là 120%, năm 1997 là 175%, năm 1998 là 11,6%, năm 1999 là 5350% và năm 2000 thì quá cao trên 6000%.
Giai đoạn 2000-2002 NHNN cũng đã có sự thay đổi trong công cụ điều chỉnh lãi suất là cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm theo biên độ biên độ lãi suất sẽ được công bố định kỳ vào hằng tháng. Ngày 15/08/2000, NHNN đã chính thức xoá bỏ cơ chế điều hành lãi suất trần bằng việc chuyển sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với đồng Việt Nam(VND) và ấn định lãi suất cơ bản là 7,2%/năm. Nhưng mức lãi suất nhà nước ban ra chỉ mang tính tham kháo cho các NHTM. Lãi suất chủ yếu tác động theo cơ chế thị trường và sự thỏa thuận của các bên. Biên độ giao động của chênh lệch lãi suất là 0,3-0,5%/năm. Lãi suất huy động tiếp tục tăng trưởng do sự chuyển biến tích cực của nền...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status