Bài tập Mục tiêu của kiểm toán tài chính - pdf 19

Download miễn phí Bài tập Mục tiêu của kiểm toán tài chính



Bài tập 4
a)  Việc kiểm tra hóa đơn của nhà cung cấp nhằm chứng minh cho việc TSCD có được ghi sổ và phản ánh trên các báo cáo tài chính hay không? Xác minh tính tồn tại của TSCDliên quan đến mục tiêu tồn tại.
 Việc kiểm tra hóa đơn của nhà cung cấp nhằm chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpliên quan đến mục tiêu quyền và nghĩa vụ.
b) Việc tính lại chi phí lãi vay ngắn hạn nhằm xác minh cách thức và kết quả của việc tính giá trị chi phí lãi vay, nó có được tính đúng hay không?mục tiêu định giá.
c) Quan sát kiểm kê hàng tồn kho nhằm xác minh xem số lượng hàng tồn kho thực tế là bao nhiêu? Nó có được phản ánh đúng trên sổ sách hay khôngmục tiêu tồn tại
d) Việc gửi thư xác nhận đến một mẫu khách hàng của đơn vị kiểm toán nhằm lấy xác nhận của khách hàng của đơn vị kiểm toán. Qua đó làm căn cứ đối chiếu với các khoản mục tương ứng của đơn vị kiểm toán xem chúng có được ghi nhận hay không. Nó liên quan đến mục tiêu tồn tại.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chương 2: MỤC TIÊU CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
Phần 1: Chọn câu trả lời đúng hay sai và giải thích
Câu 1: Đúng
Giải thích:
Mục tiêu tồn tại là hướng xác minh tính có thật của số tiền ghi trên các khoản mục.
Mục tiêu trọn vẹn là hướng xác minh sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục.
Để xác minh tính đầy đủ, KTV chỉ cần dựa vào chứng từ, sổ sách đã có sẵn trong doanh nghiệp nên dễ dàng hơn, chủ động hơn và chi phí thấp.
Để xác minh tính trọn vẹn, ngoài việc dựa vào chứng từ, sổ sách trong doanh nghiêp, KTV còn phải tiến hành kiểm kê, gửi thư xác nhận đến khách hàng, chủ nợ,... của khách hàng kiểm toán. Công việc này gặp nhiều rủi ro, chi phí cao.
Do vậy, xác minh theo mục tiêu tồn tại thường khó hơn xác minh theo mục tiêu đầy đủ.
Câu 2: Đúng
Giải thích:
Tài sản là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà đơn vị thu được trong tương lai hay những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nói cách khác, TS thuộc quyền sở hữu hay kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy, xác minh theo mục tiêu quyền thì thực hiện với kiểm toán tài sản.
Công nợ là số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng của các tổ chức khác và doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn trả. Vì vậy, xác minh theo mục tiêu nghĩa vụ, KTV thực hiện với kiểm toán công nợ.
Câu 3: Sai
Giải thích:
Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay chu trình cùng cách phản ánh hay theo dõi chúng trong hệ thống kế toán cũng như hệ thống thống kiểm soát nội bộ nói chung. Mỗi đối tượng kiểm toán khác nhau thì lại phát sinh những mục tiêu kiểm toán đặc thù khác nhau.
Câu 4: Sai
Giải thích: Nếu nhà quản lý đơn vị được kiểm toán từ chối xác nhận theo yêu cầu của kiểm toán viên thì tùy từng trường hợp, KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hay ý kiến từ chối. Không nhất thiết mọi trường hợp KTV phải đưa ra ý kiến từ chối.
Câu 5: Đúng
Giải thích:
Theo chuẩn mực kiểm toán số 230 về “hồ sơ kiểm toán”: Hồ sơ kiểm toán năm là những hồ sơ chỉ chứa đựng những thông tin về khách hàng kiểm toán chỉ liên quan đến một năm tài chính.
Xác nhận của nhà quản lý chỉ liên quan đến năm tài chính đang được kiểm toán nên nó được xếp vào hồ sơ kiểm toán năm.
Câu 6: Sai
Giải thích: Kiểm kê không xác minh được quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nó chỉ xác minh được tính hiện hữu của tài sản. Nếu muốn xác minh quyền và nghĩa vụ, KTV phài kết hợp với những thủ tục kiểm toán khác như: xác minh tài liệu, kiểm tra hóa đơn mua hàng, hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận tài sản...
Câu 7: Sai
Giải thích: Số lượng các mục tiêu kiểm toán đặc thù phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể, đặc điểm của đối tượng kiểm toán và phán đoán của KTV. Tính phức tạp trong hoạt động của đơn vị kiểm toán chưa hẳn đã làm tăng số lượng mục tiêu kiểm toán mà chỉ làm tăng số lượng bằng chứng kiểm toán.
Câu 8: Sai
Giải thích: tương tự câu 7. Quy mô của đơn vị được kiểm toán chưa hẳn đã làm tăng số lượng mục tiêu kiểm toán.
Phẩn 2: Chọn câu trả lời đúng nhất
1-C.
2-B. Giải thích: việc KTV đối chiếu hóa đơn mua hàng với sổ chi tiết hàng tồn kho là đề xác minh xem số liệu trên hóa đơn và sổ chi tiết có nhất quan với nhau không, hay doanh nghiệp lại ghi sai, ghi thiếu.
3-C. Giải thích: Theo chuẩn mực kiểm toán số 500, Báo cáo kiểm toán gồm 7 cơ sở dẫn liệu sau:
Mục tiêu hiệu lực
Mục tiêu đầy đủ
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ
Mục tiêu định giá
Mục tiêu phân loại
Mục tiêu trình bày
Mục tiêu chính xác cơ học
4-C. Giải thích: Mục tiêu trọn vẹn là hướng xác minh sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục. Xác minh tính trọn vẹn là việc xem xét xem số tiền có được phản ánh đúng hay không?. Vì vậy, xác minh mục tiêu này của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, KTV đi từ chứng từ lên sổ sách.
5-C. Giải thích:
6-C. Giải thích: Việc lấy xác nhận các khoản phải thu của khách hàng nhằm 2 mục đích:
Chứng minh xem khoản phải thu đó có thực sự tồn tại hay không? hay nó bị khai khống. Việc làm này nhằm kiểm tra tính hiện hữu.
Chứng minh xem khoản phải thu đó có thực sự là của doanh nghiệp hay không? Nó liên quan đến mục tiêu quyền và nghĩa vụ.
7-C
Phần 3: Bài tập thảo luận
Bải tập 1:
STT
Mục tiêu kiểm toán đặc thù
Mục tiêu kiểm toán chung
1
Không có TSCD nào đang tồn tại mà không được ghi sổ
Mục tiêu đầy đủ
2
Công ty có tên riêng cho từng loại tài sản cố định
Mục tiêu phân loại và trình bày
3
TSCD thực sự tồn tại và được sử dụng đúng mục đích
Mục tiêu tồn tại
4
TSCD được hạch toán theo đúng giá trị
Mục tiêu định giá
5
Trong các tài khoản chi phí không có khoản mục cần được hạch toán vào giá trị TSCD
Mục tiêu phân loại và trình bày
6
Khấu hao được tính theo phương pháp phù hợp và được tính đúng
Mục tiêu định giá
7
Những biến động về giá trị của TSCD được ghi nhận trong tài khoản phản ánh TSCD
Mục tiêu phân loại và trình bày
8
Công ty có quyền sử dụng với TSCD thuê
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ
9
Giá trị cộng dồn của TSCD cuối kì là đúng
Mục tiêu chính xác cơ học
Bài tập 2:
a) Phân biệt 2 mục tiêu đặc thù trên:
ò  Mục tiêu “ các khoản phải trả biểu thị các giá trị liên quan đến các hóa đơn thực “ là hướng xác minh tính có  thực của số tiền trên các khoản mục phải trả . Có thể nói mục tiêu này hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của khoản mục phải trả. Kiểm toán viên xác minh xem các khoản phải trả đã thực phát sinh hay là do đơn vị khai khống.
ò Mục tiêu “ không có khoản phải trả không được ghi nhận “hướng xác minh đầy đủ về thành phần số tiền ghi trên các khoản mục phải trả. Mục tiêu này hướng tới việc xác minh xem tất cả các khoản phải trả của doanh nghiệp đã được ghi sổ đầy đủ  hay chưa ? có bỏ sót hay khai thiếu khoản mục nợ phải trả nào không?
b)
­ Mục tiêu “ các tài khoản phải trả biểu thị các giá trị liên quan đến hóa đơn thực “ liên quan đến mục tiêu chung về tồn tại vì nó hướng đến việc xác minh tính có thật của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Mục tiêu “ không có khoản phải trả không được ghi nhận “ liên quan đến mục tiêu chung về đầy đủ vì nó hướng đến xác minh đầy đủ về số tiền ghi trên các khoản mục.
  c) Khi kiểm toán tài khoản phải trả thì mục tiêu “ không có khoản phải trả không được ghi nhận “ quan trọng hơn.
Vì:
Đối với khoản phải trả các doanh nghiệp thường có xu hướng khai giảm các khoản phải trả do các khoản này là nghĩa vụ của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có khoản nợ lớn chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp kém. Do đó các doanh nghiệp thường khai giảm khoản nợ phải trả trong báo cáo tài chính nhằm tăng niềm tin cho khách hàng, tăng sự an tâm về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là khoản mục hay xảy ra sai phạm khia thiếu khoản phải trả vì vậy khi kiểm toán tài khoản phải trả kiểm toán v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status