Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh



Bác sống lạc quan,bình tĩnh,ung dung,chủ động,gần gũi đời thường.Giặc đến bên cạnh vẫn bình thản để vượt mọi gian nguy.Có lần ở Cao Bằng,khi di chuyển địa điểm,đi đêm,bị lạc,anh em lủng củng gắt nhau.Bác cười và bảo:Lạc càng biết thêm nhiều đường chứ sao.Tây nó có đuổi càng có thêm lối chạy.Thế là mọi người lại vui.Khi mới ra tù,Bác tập leo núi để chữa chân tê thấp,tập nhìn bóng tối để chữa mắt mờ,sáng dậy rất sớm để tập thể dục rồi xuống sông tắm,Bác có hòn cuội,tròn như quả mít,luôn cầm ở tay,bóp vào lại xòe ra để luyện cơ tay.Ở rừng,có đêm,Bác vào ngồi bên bếp lửa mới biết bị vắt cắn,máu chảy từ mắt cá chân.Trong khi chờ bác sĩ lấy thuốc Bác lấy tro nóng đắp vào chỗ vắt cắn để sát trùng.Bác chơi bóng cùng anh em cơ quan,mỗi lần anh em bên kia chuyền cho Bác,Người nói vui:Nó bỏ tủ.Khi bơi lội,anh em bơi xung quanh Bác bảo tàu bay khu trục bảo vệ “bà già”.Ngày 25/5/1948 Bác trả lời báo Freres D’armes:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung,tự là Tất Thành sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890.Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen).Người được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895.Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn.Quê nội của Người, làng Kim Liên là một làng quê cùng kiệt khó.Phần lớn dân chúng không có ruộng,phải làm thuê cấy rẽ,mặc quần ít,đóng khố nhiều,bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố.Vào đời Chủ tịch Hồ Chí Minh,phần lớn dòng họ của Người đều cơ hàn,kiếm sống bằng nghề làm thuê,và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chiến lược cách mạng thiên tài,là chiến sĩ cộng sản kiệt xuất,là nhà quân sự vô sản lỗi lạc.Trong cách mạng Việt Nam,Người là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và của dân tộc,là linh hồn của khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng Tháng Tám và của hai cuộc kháng chiến cứu nước,là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân.Tư tưởng quân sự của người là ngọn cờ Quyết thắng đưa cách mạng Tháng Tám đến thành công và kháng chiến chống Pháp và Mĩ đi đến thắng lợi.Không chỉ là một người vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,Người còn là một nhà văn hóa lớn của nhân loại,một con người có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới,là người có lòng nhân ái vô biên đối với nhân dân bị áp bức xung quanh mình.Nói về Bác nhà nghiên cứu Helen Tuocmezo đã đánh giá :”Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của đức Phật,lòng nhân từ của Chúa,tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lenin,sự ung dung của một người chủ gia tộc…..,tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”
Thương người là một trong những đức lớn của Bác Hồ - được thể hiện qua từng lời nói, từng việc làm của Bác suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi.Trong tiềm thức của Bác Hồ – thương người đồng nghĩa với nhân ái.Vậy nhân ái của Bác Hồ khác gì với nhân ái của Khổng Mặc, hay chỉ là một mà thôi? Đương nhiên là khác không nhỏ. Nguyễn Tất Thành – Anh Ba bồi bếp rồi thủy thủ con tàu buôn ấy có một tâm hồn nhạy cảm, xót xa từng thân phận của những người cùng khổ mới có những nét bút làm xúc động lương tâm con người đến thế khi anh mô tả một cuộc hành hình theo kiểu Lunch ở đất Mỹ.Nếu không có trái tim đập cùng nhịp với những người thất thế cô đơn, làm sao viết chuyện một cụ già ở Epinettơ,Pari,đã mất hết nhà cửa, vợ con trong cuộc đại chiến, đang ngày ngày chờ từng bát cháo từ  thiện?Lòng thương người của Nguyễn Ái Quốc đồng nghĩa với tình thương dành cho các dân tộc bị xích xiềng thực dân.Tình thương của Người không chỉ là cảm thông mà là chỉ dẫn cho người lao động và các dân tộc bị áp bức biết tự mình cởi ách nô lệ, chớ không phải mòn móng ngựa, bánh xe để du thuyết cho vương hầu.Bác luôn quan tâm đến mọi người vì Bác tôn trọng yêu thương con người,thấu hiểu con người.Niềm quan tâm ấy không phân biệt địa vị cao hay thấp,sang hay hèn,không quên sót một ai,nhưng trước hết Người dành cho đồng bào,đồng chí đang chịu nhiều gian khổ,hy sinh.Lời Bác dạy thường phù hợp sâu sắc với mỗi hạng người,mỗi ngành nghề,mỗi lứa tuổi.Nhân dân ta thường nói lạt mềm buộc chặt.Bác không thích cái gì thái quá.Theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng:”Người hạ mình cho vừa tầm mọi người Việt Nam để nâng đỡ mọi người Việt Nam lên đến tầm Người.”Bác lấy tình yêu thương con người,sự cống hiến cho con người là niềm vui,là thăng hoa của tâm hồn,là mục đích cao nhất để làm người.Do vậy mà không có điều gì thuộc về con người lại xa lạ với Bác.Vì giàu tình với con người mà đi làm cách mạng.Theo Bác,nếu đọc bao nhiêu sách Mac-Lenin mà sống với nhau không có tình cảm thì chỉ là giáo điều,sách vở.Đồng chí Vũ Kỳ kể lại chuyện Bác Hồ trong Tết Bính Tuất năm 1946.Bác đến thăm một số gia đình Tết nghèo,Tết vừa,Tết khá và Tết sang để nhìn thấy sự thật.Nhà trong ngõ tối om là người làm nghề kéo xe,đang ốm,gia đình không có người ở Hà Nội.Bác khẽ kéo chiếu kín cho người ốm nằm nghỉ và nói khẽ:”30 Tết mà không thấy Tết.”Nhà thứ hai là một viên chức nghèo,tiếp đến là một nhà giàu,nhà buôn bán,nhà quan lại cũ.Gần đến giờ giao thừa,Bác cải trang thành một cụ đồ quê,cùng các cháu ra đền Ngọc Sơn,chen giữa đám đông,khói hương nghi ngút.Bác chăn chú xem,các cháu thì lo Bác lạc.Giữa những trai gái thanh lịch vui xuân,Bác cháu nhà quê chẳng thấy khấn lễ,cũng không hái lộc.Không ai biết đêm giao thừa Tết độc lập đầu tiên ,Bác Hồ đã chung vui với đồng bào thủ đô giữa hồ Hoàn Kiếm.Bác đã dành nhiều tình thương với các cụ,các cô,các cháu đã chịu nhiều hy sinh vì miền Nam thân yêu.Chiều ngày mùng 5/5/1968,Bác mời cơm cụ thân sinh đồng chí Nguyễn Chí Thanh và chị Cúc vợ đồng chí Nguyễn Chí Thanh.Chiều ngày 8/5/1968,Bác mời cơm vợ và con gái đồng chí Phạm Hùng (người đang chỉ huy cách mạng miền Nam).Sáng ngày mùng 9/5/1968,Bác gặp và mời cơm dũng sĩ diệt Mỹ Tạ Thị Kiều và Hồ Văn Mên.Trưa ngày 12/5/1968,Bác mời cơm thân mật với cháu Hồng Minh con gái đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.Ngày 19/5/1968,Bác cùng thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp các chị Phan Thị Quyên(vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) và chị Nguyễn Thị Châu.Sau đó, Người mời hai chị dự bữa cơm trưa cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và một số chiến sĩ bảo vệ,phục vụ,lái xe nhân ngày sinh của Người.Trước đó, Bác bảo đồng chí Cẩn nấu món ăn theo kiểu Nam Bộ để hai cháu miền Nam ngon miệng.
Phẩm chất yêu thương quý trọng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ ràng trong các mối quan hệ gia đình, anh em họ hàng, bầu bạn, đồng bào cả nước và tòan thể nhân loại. Ham muốn tột bậc của Người chính là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đựơc học hành. Người chăm lo vun vén tiết kiệm từng hạt cơm, miếng vải vá áo, sửa đi sửa lại đôi dép lốp đã mòn vẹt, tiết kiệm từng miếng xà phòng nhỏ cũng là vì lo nghĩ đến đồng bào đồng chí.Tháng 9/1945,cả nước thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ cứ ba ngày nhịn ăn một bữa để lấy gạo giúp đồng bào đói.Tại trụ sở Bắc Bộ Phủ trong dinh thống sứ Bắc Kỳ cũ,cơm đủ hai bát lưng,cá chỉ vài khứa mỏng,canh trong vắt”.Đồng chí Trần Văn Giàu đứng đầu Ủy ban cách mạng Nam Bộ đến Hà Nội từ tháng 9,không chịu được chế độ ăn đó đến ăn nhà một người bạn giàu có.Biết chuyện Bác hỏi nhỏ đồng chí Trần Văn Giàu:”Ở Phủ Chủ Tịch chú chê cà muối hả?Lúc này đồng bào đang đói,chú không chia cái khổ với đồng bào được à?”.Từ đấy bữa nào đồng chí Giàu cũng ăn ở Bắc Bộ Phủ.
Người luôn sống nhân hậu, độ lượng, tôn trọng người khác nhưng khiêm khắc với chính bản thân mình trong từng lời nói, cử chỉ, câu chữ.Đối với thái độ của người cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Một Đảng mà giấu giếm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status