Chấn tử đối xứng trong anten - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trên mọi lĩnh vực với hàng loạt những nghiên cứu, phát minh mới đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ sản xuất và đời sống của con người. Một trong những lĩnh vực được đánh giá là có triển vọng nhất và được coi là thế mạnh của Việt Nam hiện nay phải kể đến viễn thông, nó làm cho con người xích lại gần nhau hơn, làm cho khoảng cách địa lý không còn ý nghĩa nữa.
Đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ nói trên chúng ta phải nói đến sự phát triển của các thiết bị thu phát và khả năng truyền lan sóng điện từ hiện nay, bởi lẽ hầu hết các hệ thống truyền dẫn thông tin, liên lạc chúng đều sử dụng cách truyền lan sóng điện từ là chủ yếu.
Các thiết bị thu phát và chuyển tiếp sóng điện từ gọi chung là anten. Tuỳ theo điều kiện công tác, mục đích sử dụng cũng như kết cấu của các hệ thống viễn thông mà ta sử dụng nhiều loại anten khác nhau: anten chấn tử, anten khe, anten mạch dải, anten gương, anten xoắn…
Do nhu cầu thông tin, liên lạc, truyền tải dữ liệu ngày càng cao nên các băng tần ở dải sóng dài, sóng trung dần dần bị thay thế bởi các băng tần ở dải sóng ngắn và cực ngắn. Với lợi thế là khả năng bức xạ tốt ở các dải sóng này cùng với kết cấu tương đối đơn giản, dễ dàng điều chỉnh và kết hợp với các loại anten khác để tạo thành một hệ bức xạ mà anten chấn tử là lựa chọn tối ưu trong hầu hết các thiết bị vô tuyến điện.
Trong phạm vi đề tài này, chúng em đã nghiên cứu đặc tính phương hướng của chấn tử đối xứng nhằm tìm ra được giá trị giới hạn độ dài chấn tử sao cho hướng tính của nó còn đạt cực đại ở hướng .Đây là một trong những hướng bức xạ quan trọng của anten trong việc thu phát sóng điện từ.




Nội dung đề tài bao gồm 6 phần :
I. Giới thiệu chung về chấn tử đối xứng
II. Mô hình toán
III. Đặt vấn đề
IV. Giải quyết vấn đề
V. Biện luận và đánh giá kết quả
VI. Tài liệu tham khảo
Chúng em xin chân thành Thank TS Trần Xuân Việt đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình nghiên cứu, đồng thời, chúng em cũng xin chân thành Thank Ths Phạm Việt Hưng đã đóng góp những ý kiến quý báu để giúp chúng em có thể hoàn thành được đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện báo cáo này, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này để xây dựng nên một đề tài hoàn thiện hơn.

I. GIỚI THIỆU CHUNG VÈ CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG
Chấn tử đối xứng là một cấu trúc gồm hai đoạn vật dẫn có hình dạng tuỳ ý( hình trụ, hình chóp, elipsoit…) có kích thước giống nhau, đặt thẳng hàng trong không gian, và ở giữa chúng được nối với nguồn dao động cao tần.
Khi khảo sát anten chấn tử đối xứng, để đạt được hiểu quả sử dụng như mong muốn thì vấn đề cơ bản là cần xác định các các thông số kĩ thuật sau :
• Điện trở bức xạ: Đây là đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa công suất bức xạ và bình phương dòng điện trên chấn tử: P= I¬².R¬¬¬¬¬¬
• Trở kháng vào: là đại lượng đặc trưng cho trị số của chấn tử đóng vai trò là tải khi nó được mắc vào máy phát cao tần.
• Hệ số định hướng và hệ số tăng ích: là các thông số đánh giá hướng tính của mỗi anten bằng cách so sánh anten ấy với anten chuẩn mà đặc tính của nó đã biết trước Hai thông số này thể hiện đầy đủ cả đặc tính phương hướng và sự tổn hao công suất trên chấn tử.
• Độ dài hiệu dụng: là độ dài của một anten dây giả định có dòng điện phân bố đồng đều với biên độ bằng biên độ dòng điện tại điểm cấp điện của anten khảo sát,khi thoả mãn điều kiện bằng nhau về cường độ trường ở hướng bức xạ cực đại.


• Ngoài ra một vấn đề quan trọng nữa không thể không nhắc đến khi nghiên cứu về chấn tử đối xứng là phải xác định trường bức xạ tạo bởi hệ thống dòng điện và dòng từ có cường độ phụ thuộc vào hướng khảo sát.Ta gọi hàm số đặc trưng cho sự phụ thuộc của cường bức xạ theo hướng khảo sát ứng với bán kính của điểm khảo sát không đổi là hàm phương hướng của hệ thống bực xạ, và được kí hiệu là .
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự phụ thuộc của đặc tính phương hướng vào thông số độ dài của anten chấn tử đối xứng.

II. MÔ HÌNH TOÁN

Giả sử chấn tử có độ dài l, được đặt dọc theo trục 0z, tâm pha trùng với gốc tọa độ. Tọa độ điểm khảo sát là (R, , ). Khi khảo sát trường vùng xa ta luôn có



T48i5zAr0Pvu11T
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status