Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
mẫu nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Khách thể nghiên cứu
4.3 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
4.4 Mẫu nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.2 Phương pháp cụ thể
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Khung lý thuyết
 
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1. Tổng quan về hiện tượng đồng tính luyến ái trên thế giới và
ở Việt Nam
2. Hệ khái niệm công cụ
2.1 Khái niệm sinh viên
2.2 Khái niệm giới tính
2.3 Khái niệm giới
2.4 Khái niệm bản sắc giới
2.5 Khái niệm vai trò giới
2.6 Khái niệm đồng tính luyến ái
2.7 Khái niệm lệch chuẩn
3. Các hướng tiếp cận lý thuyết
3.1 Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới
3.2 Lý thuyết tương tác biểu trưng
 
Chương 2: Kết quả nghiên cứu, những giải pháp và khuyến nghị
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2. Mức độ biết đến của nhóm sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái và mức độ phổ biến qua điều tra tần suất gặp
2.1 Mức độ biết đến hiện tượng đồng tính luyến ái của sinh viên
2.2 Mức độ phổ biến của hiện tượng đồng tính luyến ái qua điều tra
tần suất gặp của nhóm sinh viên
3. Nhận thức của nhóm sinh viên về bản chất của hiện tượng đồng tính luyến ái
3.1 Nhận thức của sinh viên về nhóm tuổi và nhóm đối tượng
3.2 Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
đồng tính luyến ái
3.3 Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của người đồng tính luyến ái
4. Quan điểm đánh giá của sinh viên về đồng tính luyến ái và
những ảnh hưởng của nó
5. Thái độ và quan điểm của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái
5.1 Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái
5.2 Quan điểm của sinh viên về sự nghiệp và cuộc sống của người
đồng tính luyến ái
6. Một vài ý kiến của sinh viên về hiện tượng đồng tính luyến ái
 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bởi môi trường bên ngoài. Chính vì vậy đây cũng là thời điểm dễ xuất hiện xu hướng đồng tính luyến ái nếu thanh thiếu niên bị lôi kéo, bị dụ dỗ hay những biểu hiện ban đầu về bệnh lý ở thời thơ ấu rõ rệt hơn.
"Theo mình, đa phần người đồng tính luyến ái là thanh niên. ở tuổi nhỏ thì ít khi có suy nghĩ như thế. Còn những người lớn tuổi dù bị bệnh thật sự, họ vẫn kiềm chế để không ai biết hay không ảnh hưởng đến người khác. Họ có suy nghĩ chín chắn hơn. Còn tuổi thanh niên có rất nhiều tính tò mò, chưa có suy nghĩ chín chắn, dễ bị ảnh hưởng."( H. nữ, K46 ĐHKHTN, ký túc xá).
Nam giới và nữ giới ở nhóm tuổi này nếu bị đồng tính luyến ái có những suy nghĩ, mong muốn được gắn bó với người cùng giới. Họ vẫn quan hệ với mọi người nhưng người cùng giới là đối tượng họ gửi gắm tình cảm. Như vậy, hiện tượng đồng tính luyến ái phát triển mạnh mẽ và rõ nét khi đối tượng bước vào tuổi dậy thì.
Tuy nhiên theo quan điểm khoa học cũng như ý kiến của các bạn sinh viên thì hiện tượng đồng tính luyến ái xuất phát ở độ tuổi thanh thiếu niên nhưng xảy ra nhiều nhất ở những người trưởng thành. Đây là giai đoạn quá trình xã hội hoá cá nhân đã hoàn thiện và bản sắc giới cũng đã định hình rõ nét, khó thay đổi. Thể chất cũng như trình độ nhận thức của người trưởng thành đã phát triển đầy đủ. Nên hiện tượng đồng tính luyến ái ở nhóm tuổi này được gọi bằng một thuật ngữ khác chính xác hơn" tình dục đồng giới". Giai đoạn thanh thiếu niên, những dấu hiệu của đồng tính luyến ái mà đối tượng cho rằng mình có thường do tâm sinh lý chưa ổn định, bị ảnh hưởng môi trường, hay sự tò mò của bản thân, ngộ nhận gây nên " đồng tính luyến ái giả". Nhưng khi trưởng thành với sự chín chắn trong suy nghĩ và hoàn thiện và tâm sinh lý, hiện tượng này có thể sẽ biến mất. Hơn nữa, người trưởng thành nếu buộc phải công khai "giới tính" thật của mình cũng ít e dè và sợ hãi dư luận xã hội hơn.
Trường hợp người đồng tính luyến ái có thể xảy ra ở nhóm người cao tuổi là rất hãn hữu và cũng ít sinh viên lựa chọn phương án này. Bởi đây là giai đoạn giảm, chậm dần của quá trình xã hội hoá, giai đoạn dừng phát triển thể chất và bản sắc giới cũng không thay đổi được nữa. Người đồng tính luyến ái nếu là thật sự đã trải qua một khoảng thời gian rất dài sống khác với bản thân nên đây không phải là giai đoạn thích hợp để bộc lộ nó nữa.
"Người cao tuổi nếu có bị đồng tính luyến aí thật sự thì vẫn kiềm chế để không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh và làm xấu bản thân mình" (T. nam, K43 ĐHKHXHNV, nhà trọ - Thanh Xuân). Và trường hợp xuất hiện sự lệch lạc trong nhận thức, bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ khó có thể xảy ra.
Có thể thấy rằng nhận thức của sinh viên về nhóm đối tượng cũng như nhóm tuổi thường xuất hiện hiện tượng đồng tính luyến ái rất phù hợp với quan điểm khoa học và thực tế. Đa số sinh viên đều cho rằng người đồng tính luyến ái có thể thuộc bất kỳ giới nào và độ tuổi tập trung hiện tượng này là thanh thiếu niên và người trưởng thành. Từ những hiểu biết đúng, họ có thể rút ra những kinh nghiệm để ứng phó với hiện tượng này nếu nó xảy ra với bản thân mình vì chính họ cũng thuộc nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng.
3.2 Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính luyến ái
Xuất phát từ cá nhân nhưng đồng tính luyến ái lại trở thành một hiện tượng xã hội rất phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã tốn khá nhiều công sức để tìm hiểu bản chất và nguyên nhân của hiện tượng này. Đồng tính luyến ái hay còn gọi là tình dục đồng giới được coi như một loại bệnh tâm thần thuộc nhóm lệch lạc đối tượng do vậy có những người đồng tính luyến ái bẩm sinh. Tuy nhiên đa số người đồng tính luyến ái lại xuất phát từ ý thích, lối sống khác người bình thường. Thêm nữa có những trường hợp bị biến thành người đồng tính luyến aí do bị lạm dụng tình dục ngay từ khi còn nhỏ bởi người đồng giới, do sự giáo dục lệch lạc của gia đình hay môi trường gia đình không ổn định, do ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài hay sự lôi kéo, dụ dỗ của người xấu. Chính vì sự phức tạp của nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nên thật khó để chỉ ra rằng trường hợp nào là đồng tính luyến ái thật hay giả, sẽ kéo dài mãi mãi hay chỉ tồn tại nhất thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng này sẽ giúp mọi người và đặc biệt là nhóm sinh viên hiểu rõ hơn bản chất của nó cũng như ngăn chặn sự phát triển.
Bảng 7: Nguyên nhân của hiện tượng đồng tính luyến ái ( Đơn vị % )
Nguyên nhân
Tỷ lệ
Do bệnh lý bẩm sinh
40%
Do hồi nhỏ bị người cùng giới lạm dụng
25.5%
Do đua đòi, bị lôi kéo bởi những người xấu
45%
Do ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài
29%
Do cách giáo dục trong gia đình không phù hợp, lệch lạc
22%
Do tò mò
29%
Qua bảng trên có thể thấy hai nguyên nhân có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là "Do bệnh lý bẩm sinh" và "Do đua đòi, bị lôi kéo bởi những người xấu". Một nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý và một nguyên nhân xuất phát từ nhận thức, lối sống. Thực tế các nhà khoa học đã tìm hiểu và đưa ra kết quả rằng đồng tính luyến ái là một loại bệnh lý thuộc nhóm bệnh tâm thần. Đó là những người sinh ra đã cảm giác sự lệch lạc trong đối tượng. Họ có vẻ bề ngoài bình thường như bao người khác, không phô trương bệnh tật của mình nhưng nhóm đối tượng mà họ gửi gắm tình cảm cũng như muốn chung sống lại là những người cùng giới. Sự khác biệt này sẽ đi theo họ suốt cuộc đời và họ cũng không muốn thay đổi. Vì là một loại bệnh lý nên họ rất cần sự chia sẻ và cảm thông của cộng đồng.
Trong số 40% sinh viên cho rằng đồng tính luyến ái có thể xuất phát từ một loại bệnh lý thì sinh viên đô thị chiếm 20.5% và sinh viên nông thôn chiếm 19.5%. Tuy rằng, sinh viên nông thôn và đô thị xuất thân từ những vùng đất có nền kinh tế và văn hoá xã hội khác nhau nhưng khi vào trường đại học, họ đều có chung một môi trường sống. Đó là thủ đô Hà Nội. Do vậy, hiểu biết cùng như quan niệm của họ có phần tương đồng.
Còn xét tương quan giữa các sinh viên thuộc bốn loại gia đình, số liệu cho thấy có một xu hướng như sau: 38.5% có gia đình thuộc nhóm công nhân viên chức, 45% sinh viên có gia đình thuộc nhóm buôn bán, 36.6% sinh viên trong gia đình làm nghề nông và 50% sinh viên trong gia đình làm các nghề nghiệp khác lựa chọn phương án này. Như vậy là nhóm sinh viên thuộc nhóm gia đình làm nghề buôn bán và nghề khác có sự lựa chọn phương án này cao hơn sinh viên thuộc các gia đình còn lại.
Biểu 2: Tương quan gia đình sinh viên với nguyên nhân bệnh lý, bẩm sinh
Tồn tại một thực tế là phần lớn những người đồng tính luyến ái ở nước ta lại là biểu hiện của một lối sống đua đòi, không lành mạnh. Đó là những người cố ý biến mình thành giới tính thứ ba. Và ảnh hưởng của lối sống của họ tới xã hội, tới mọi người xung quanh khiến hình thành n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status