Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta



- Nói định hướng XHCN là muốn nhấn mạnh tính chủ động của Đảng trong quá trình thực hiện KTTT. Vai trò của Đảng thể hiện ở việc lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đường lối chính sách KTTT với mục tiêu vì lợi ích của nhân dân, vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đồng thời uốn nắn những lệch lạc, bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về KTTT
- Vai trò của Nhà nước được thể hiện ở việc quản lí vĩ mô nền kinh tế, thực hiện chức năng điều tiết nền kinh tế và xây dựng hệ thống kinh tế Nhà nước vững mạnh để đảm bảo tính định hướng XHCN của nền KTTT.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đại hội 6, kinh tế nước ta cải tiến theo hướng thị trường chủ yếu ở cấp vĩ mô: khoán sản phẩm vào nông nghiệp, bù giá vào lương,…Đảng quyết định thay đổi cơ chế kinh tế tại đại hội 6.
- Từ đại hội 6 đến hết đại hội 8, tư tưởng chủ đạo là đổi mới toàn diện với nội dung chính là bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, phát triển KTHH nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước và định hướng XHCN.
- Đến đại hội 9 vấn đề xây dựng KTTT định hường XHCN được xác định là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lúc này KTTT được coi là một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN chứ không phải là một công cụ, một cơ chế quản lí theo như quan niệm trước đây.
- Đại hội X, Đảng làm sáng tỏ thêm về mục tiêu, phuơng hướng phát triển, về vấn đề phân phối, tổ chức quản lí và tính định hướng XHCN của nền kinh tế nuớc ta.
Có thể thấy rằng tư tưởng về KTTT định hướng XHCN của Đảng ta không phải là quan điểm chuyển nền kinh tế nước ta sang một mô hình kinh tế đã có sẵn từ một nước nào đó mà được xác định là quá trình xóa bỏ các yếu tố của mô hình kinh tế cũ và thay thế bằng những yếu tố mới thích hợp hơn với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
A.3.Đặc trưng bản chất nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
A.3.1. KTTT định hướng XHCN trước hết cũng là nền KTTT vì vậy nó có những điểm thống nhất với KTTT.
- Một là: các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh
- Hai là: giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng lam cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Ba là: nền kinh tế vận động theo những qui luật vốn có của KTTT như qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị,…Sự tác động của các qui luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.
- Bốn là: nếu là nền KTTT hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế .
A.3.2. Nền KTTT nước ta khác với các nước tư bản chủ nghĩa ở tính định hướng XHCN. Tính chất này được biểu hiện ở các điểm sau:
- Thứ nhất,phát triển nền KTHH, KTTT với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với sự đa dạng của các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Thứ hai, phát triển nền KTHH vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lí của Nhà nước đảm bảo thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
- Thứ ba, xây dựng một nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới với nhiều hình thức quan hệ và liên kết phong phú đa phương, đa dạng
A.3.3. Nền kinh tế nước ta được xây dựng dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội do đó có những đặc trưng bản chất dướ đây:
1. Về mục tiêu phát triển nền KTTT
- Mục tiêu hàng đầu của phát triển KTTT ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân
- Nước ta thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xóa đói, giảm nghèo
2. Nền KTTT định hướng XHCN nước ta là nền kinh tế nhiêu thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Trong nền kinh tế nước ta tồn tại 3 loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân từ đó hình thành nhiều thành phần kinh tế hay nói cách khác có nhiều người chủ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại hội Đảng X đã nhấn mạnh: Nước ta hiện đang tồn tại 5 thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.” trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế này tồn tại khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phát triển nền KTTT nhiều thành phần là tất yếu đối với nước ta.
- Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT tư bản chủ nghĩa.
3. Về chế độ phân phối thu nhập
- Nền KTTT tư bản chủ nghĩa, hình thức phân phối chủ yếu nhất là phân phối theo vốn, theo trình độ bóc lột, theo giá trị sức lao động. Đối với giai cấp bóc lột thì phân phối dưới hình thức lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Đối với giai cấp công nhân thì dựa trên nguyên tắc tiền công.
- KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam cũng dựa trên nhiều hình thức phân phối như phân phối theo lao đông, theo vốn tài sản và những đóng góp khác, theo các quĩ phúc lợi của xã hội trong đó lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
4. Về cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước XHCN
- Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các qui luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể đó là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung-cầu, cạnh tranh,…trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền KTTT
- Ưu điểm của cơ chế thị trường:
+Kích thích sự hoạt động tự chủ, năng động của các chủ thể kinh tế làm cho nền kinh tế phát triển năng động và có hiệu quả.
+Tác động của cơ chế thị trường dân tới thực hiện các cân đối của nền kinh tế làm tổng cung và tổng cầu được tiệm cận một cách dễ dàng trong khi đó nếu Nhà nước làm đòi hỏi chí phí lớn và đôi khi không thực hiện được.
+Kích thích các chủ thể kinh tế phải đổi mới kĩ thuật công nghệ, hợp lí hóa sản xuất,nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.
+Thực hiện phân phối các nguồn lực một kinh tế một cách tối ưu
+Sự điều tiêt của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của Nhà nước và nó có khả năng thích nghi với sự biến đổi của kinh tế-xã hội .
- Nhược điểm của cơ chế thị trường là
+Cơ chế này chỉ phát huy đầy đủ khi có cạnh tranh hoàn hảo.
+Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa nên họ lạm dụng quá mứ nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường,
+Nền KTTT phát triẻn theo chu kì nên lúc thăng lúc trầm gây ra khủng hoảng, thất nghiệp,…
+Cơ chế thị trường dù hoàn hảo đến đâu cũng gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội, phân hóa giàu nghèo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status