Đề án Một số vấn đề chủ yếu về hoạt động đầu tư chúng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2000-2006 - pdf 20

Download miễn phí Đề án Một số vấn đề chủ yếu về hoạt động đầu tư chúng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2000-2006



Ngày 28/11/1996 Chính Phủ ban hành Nghị định số 75/CP thành lập Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) là cơ quan thuộc chính phủ quản lý các hoạt động về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam.
UBCKNN chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 1997,dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ,đã khẩn trương phối hợp với các bộ nghành xây dựng khuôn khổ pháp lý, hàng hóa, vật chất, nguồn nhân lực cho sự ra đời và hoạt động của TTCK Việt Nam.Ngày 11/7/1998, Nghị định số 48/1998/ND-CP của chính phủ về chứng khoán và TTCK và quyết định số 127/1998/QD-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 2 trung tâm GDCK ở Hà Nội và TP. HCM được ban hành.Trên cơ sở đó, UBCKNN và các bộ nghành có liên quan đã tiến hành xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc hình thành và hoạt động củaTTCK Việt Nam.
Ngày 20/7/2000, trung tâm GDCK TP. HCM chính thức khai trưong và đi vào hoạt động với chức năng chủ yếu tổ chức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ diều kiện niêm yết.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uyên nhân của nó là sự giảm sút cổ tức, trái tức hay giá chứng khoán mà ta đã đầu tư. Như vậy, trong quá trình tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư ( kể cả các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân) cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố rủi ro để có thể lượng hoá và từ đó lựa chọn các công cụ và giải pháp quản lý rủi ro một cách thích hợp nhằm giảm rủi ro tới mức tối thiểu để đạt được lợi nhuận đầu tư vào chứng khoán như mong muốn ( lợi nhuận mong đợi).
Việc đối đầu với những rủi ro trong đầu tư chứng khoán là điều không thể tránh khỏi, và cũng không thể ngăn chặn được tất cả mọi rủi ro; cho nên hạn chế được rủi ro càng nhiều thì càng tốt. Trong đầu tư chứng khoán, ta có thể phân chia làm hai loại rủi ro chính như sau :
Một là, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được, có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro hệ thống ( như rủi ro thị trường, rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất…).
Hai là, những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một hay một số chứng khoán, gọi là rủi ro không hệ thống ( rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh…). Các yếu tố rủi ro không hệ thống thường độc lập với các yếu tố rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường nói chung. Do những rủi ro này thường ảnh hưởng đến một công ty cụ thể nên nó phải được xem xét cho từng công ty một cách riêng biệt.
Dưới đây là một số loại rủi ro mà các nhà đầu tư thường gặp :
Rủi ro hệ thống :
Rủi ro về thị trường
Cổ phiếu và trái phiếu đều chứa đựng một mức độ rủi ro thị trường nhất định. Rủi ro thị trường là rủi ro mà nhà đầu tư có thể mất một phần vốn do tính không ổn định về giá trên thị trường ( còn gọi là rủi ro hệ thống). Cổ phiếu thường bất ổn hơn trái phiếu, giá của cổ phiếu có thể tăng hay giảm đột biến tuỳ từng trường hợp nhu cầu của nhà đầu tư.
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung.
Các nhà đầu tư thường coi trái phiếu Chính phủ là không có rủi ro. Lãi suất của trái phiếu Chính phủ được xem như là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn không rủi ro. Những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất. Việc tăng lên của lãi suất chuẩn làm giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống. Tương tự, lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của các loại chứng khoán tăng lên.
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đối với giá chứng khoán, lãi suất chuẩn còn có ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu thường do rất nhiều công ty kinh doanh chủ yếu bằng vốn đi vay. Ví dụ các tổ chức tài chính tham gia vào các hoạt động cho vay khi lãi suất tăng, các công ty vay nợ nhiều sẽ phải trích từ thu nhập của mình nhiều hơn để trả lãi, dẫn đến sự sút giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu, một phần làm hoạt động của TTCK bị ngưng trệ. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất lại mang đến thu nhập cao hơn cho những người cho vay (tổ chức tài chính) do nguồn thu chính của họ là lãi thu được từ các khoản cho vay. Đối với những công ty cho vay này, thu nhập tăng lại làm cho cổ tức và giá cổ phiếu của nó tăng.
Rủi ro về lạm phát
Khi lãi suất đầu tư vào chứng khoán thấp hơn tỷ lệ lạm phát, tiền của nhà đầu tư sẽ bị mất dần giá trị theo thời gian. Ví dụ, trong điều kiện lạm phát, nếu nhà đầu tư bây giờ bỏ một số tiền X để mua Y trái phiếu, khi đáo hạn số tiền thu được sẽ không còn đủ để mua Y trái phiếu tương đương.
Mặt khác, giá cả chứng khoán được thể hiện bằng tiền nên những biến động tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán. Lạm phát làm cho sức mua tiền tệ giảm xuống, do đó làm cho giá cả tăng lên và thu nhập được thực tế của cổ tức và trái tức giảm đi, giá trị hoàn vốn của trái phiếu cũng giảm xuống.
Rủi ro về sức mua
Rủi ro này bắt nguồn từ những biến động của lạm phát, bởi lạm phát làm suy giảm độ hấp dẫn của tài sản. Trong khi đó, đối với các nhà đầu tư thì điều quan trọng nhất là lãi suất thực và giá trị thực của vốn ( lãi suất và giá trị vốn được điều chỉnh sau lạm phát). Như vậy, nhà đầu tư có nhận được giá trị tài sản thực dương hay không phục thuộc rất nhiều vào lạm phát kỳ vọng. Bởi vì, trên cơ sở của những tính toán đầu tư dựa trên các chỉ tiêu tài chính như giá trị hiện tài thuần ( NPV ), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ lệ lợi ích trên chi phí ( BCR)… đều được tính toán trên cơ sở tỷ lệ chiết khấu thực. Mà tỷ lệ này lại luôn bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Do đó việc ước lượng được rủi ro về sức mua phụ thuộc rất lớn vào khả năng dự tính lạm phát kỳ vọng.
Rủi ro lãnh thổ
Rủi ro này xuất hiện khi người cho vay cung cấp tài chính cho nước ngoài. Những rủi ro chính trong trường hợp này là việc cơ cấu lại nợ của Chính phủ nước nhận vốn vay, sự phá sản của những người vay vốn tại khu vực tư nhân. Tuy nhiên, rủi ro lãnh thổ thực sự chỉ phản ánh những biểu hiện, triệu chứng phá sản hay sai lầm của những nhà đầu tư tại nước nhận vốn. Những triệu chứng thể hiện qua sự quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến thâm hụt ngân sách hay cán cân thanh toán, khủng hoảng kinh tế giới, rủi ro chính trị tự quốc hữu hoá, sự từ chối nợ, thảm hoạ tự nhiên như nạn đói, mất mùa, chiến tranh… Trong những năm gần đây, những ngân hàng hàng đầu trên thế giới đã cố gắng đo lường rủi ro vùng lãnh thổ thông qua việc xác định một tập hợp các tiêu chí như rủi ro chính trị, rủi ro cán cân thanh toán, thảm hoạ tự nhiên, sự phụ thuộc vào một số mặt hàng xuất khẩu, và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Rủi ro tỷ giá
Bất cứ một chủ thể nào nắm giữ một tài sản nợ hay tài sản có bằng ngoại tệ đều phải đối mặt với rủi ro về tỷ giá (cả trong trường hợp tăng giá cũng như phá giá). Để tránh loại rủi ro này có thể chuyển nó cho đối tác khác gánh chịu thông qua nghiệp vụ hoán đổi tỷ giá (SWAP), nghiệp vụ này cũng có những đặc điểm tương tự như nghiệp vụ hoán đổi lãi suất. Rủi ro tỷ giá cũng có thể tránh được bằng cách chỉ cho vay tiền mà khách hàng nắm giữ. Bên cạnh đó, người đi vay cũng có thể tránh được rủi ro tỷ giá bằng cách ký hợp đồng vay có cùng loại tiền với hợp đồng xuất khẩu. Ngoài ra người bảo lãnh thường chấp nhận rủi ro tỷ giá trong thanh toán. Những người bảo lãnh như vậy thường là các Chính phủ hay các chủ thể thay mặt Chính phủ ( thường là Bộ Tài chính hay Ngân hàng Trung ương), trường hợp này thường xảy ra đối với đấu thầu xuất khẩu tín dụng.
Tuy nhiên, đối với hầu hết các nhà đầu tư tài chính thì mục tiêu quan trọng nhất là xác định được mức độ rủi ro của các hạng mục đầu tư, và như vậy việc đưa các loại rủi ro về cùng một nhóm đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status