Một số đặc điểm tương đồng trong việc lựa chọn và xây dựng đô thị - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Một số đặc điểm tương đồng trong việc lựa chọn và xây dựng đô thị



MỤC LỤC
Trang
A. KHÁI QUÁT CHUNG 1
I. Giới thiệu chung về Đông Nam Á 1
II. Khái niệm, điều kiện hình thành và chức năng của đô thị 2
1. Khái niệm đô thị 2
2. Điều kiện hình thành 2
3. Chức năng của đô thị 2
III. Sự hình thành các đô thị ở khu vực Đông Nam Á 3
B. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 5
I. Gắn liền với các quốc gia nông nghiệp và chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước 5
1. Giới thiệu chung 5
2. Một số đô thị tiêu biểu 6
2.1. Pagan 6
2.2. Angkor Thom 6
2.3. Huế 7
II. Tuân theo quan niệm phong thủy của Trung Quốc và Ấn Độ 7
1. Giới thiệu chung 7
2. Một số đô thị tiêu biểu 8
2.1. Angkor Thom - đô thị theo mô hình vũ trụ của quan niệm Ấn Độ 8
2.2. Huế - xây dưng theo quan niệm phong thủy Trung Quốc 10
a. Ba con sông: sông Hương, sông Kim Long, sông Bạch Yến bao bọc xung quanh 10
b. Hướng Đông Nam 11
c. Lăng tẩm - ví dụ điển hình về việc tuân thủ nguyên tắc phong thủy Trung Quốc 12
2.3. Thăng Long 15
a. Thế đất hài hoà 16
b. Thế đất trung tâm, vững chãi 17
KẾT LUẬN 21
THƯ MỤC THAM KHẢO 22
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iếm 10.000 ha, đó là hai đô thị lớn nhất, rộng nhất thời trung đại.
Sự hình thành các đô thị ở Đông Nam Á chủ yếu dựa vào các yếu tố văn hóa tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống. Đó là môi trường để cư dân sáng tạo nên văn minh nông nghiệp mà không phải là chăn nuôi hay trồng trọt. Yếu tố tổ chức xã hội và môi trường sống đã hình thành ba kiểu đô thị:
Các thành đô hình thành ở miền núi và cao nguyên với các vương quốc là nông nghiệp khô và khai thác lâm thổ sản nối với nhau trên những tuyến đường bộ thao cấu chỳc chựm có chức năng quân sự là chủ yếu.
Các thành thị thuộc cảnh quan đồng bằng châu thổ với các vương quốc làm lúa, kinh tế hướng nội, liên kết với nhau bởi đường sông tạo nên mạng lưới theo chùm, trong đó chức năng văn hóa đóng vai trò chủ đạo.
Cảng thị thuộc cảnh quan duyên hải và hải đảo với rất nhiều vương quốc làm nông nghiệp, có nền kinh tế hướng ngoại, được liên kết với nhau bởi chức năng kinh tế là chính.
Sự phân chia thành ba kiểu đô thị trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Dưới quyền lực chính trị, trong quá trình phát triển, ba dạng nguyên mẫu trờn cú sự tác động, tích hợp trong không gian để trở thành những thành phố, những trung tâm đa chức năng: chính trị, văn hóa, kinh tế, có sự phân bố vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau. Tổng hợp cả ba yếu tố tác động trên, sự hình thành các đô thị ở Đông Nam Á thường kết cấu theo mô hình: Đô => Thị (từ các kinh đô phát triển kết hợp với sự phát triển của buôn bán (thị) tạo thành đô thị
Nét đặc trưng của đô thị ở các quốc gia Đông Nam Á là đô thị hình thành từ các quốc gia nông nghiệp. Theo GS. Nguyễn Tất Đắc, đô thị ở các quốc gia Đông Nam Á là những trung tâm hành chính, quân sự của đế chế mà sức mạnh có được là nhờ cống vật của cỏc vựng đất đã chinh phục và sử dụng số lượng lao động do các nơi cung cấp. Việc buôn bán thực sự đã xuất hiện trong các quốc gia đế chế đó, nhưng nó không phải là nguồn chính tạo ra của cải và nguồn lực.
Các đô thị ở Đông Nam Á đã thu hút của cải vật chất từ nền văn minh nông nghiệp tại chỗ và có chức năng là trung tâm quyền lực, tôn giáo. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa thế quyền và thần quyền. Vì vậy, nó thường được xây dựng theo những mô hình có sẵn, tức là theo mô hình vũ trụ của quan niệm Ấn Độ với núi Meru ở giữa như kinh thành Angkor hay theo quan niệm phong thủy địa lý ở Trung Quốc có long chầu hổ phục của kinh thành Thăng Long hay Huế. Những đô thị này có đặc điểm là những công trình xây dựng to lớn bền vững, phục vụ chính quyền và tôn giáo.
B. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
TRONG VIỆC LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
I. Gắn liền với các quốc gia nông nghiệp và chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước
1. Giới thiệu chung
Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh nông nghiệp từ rất sớm với truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu đời. Do vây, vai trò văn hóa của cây lúa hết sức quan trọng. Cây lúa thúc đẩy quá trình đi tìm và khai thác các đồng bằng châu thổ, cây lúa nước thúc đẩy hình thành nền văn hóa nông nghiệp với đặc điểm: bám đất, tự túc, hướng nội, đóng cửa. Bên cạnh đó, cây lúa nước còn thúc đẩy quá trình hình thành các tổ chức xã hội, làng và các quốc gia nông nghiệp.
Các đô thị gắn liền với các quốc gia nông nghiệp phát triển mạnh trong thời kỳ này phải kể đến Mataram, Sailendra, Pagan, Angkor… Do sự phát triển mạnh của nông nghiệp lúa nước nên ở các thung lũng và châu thổ hình thành những cơ sở gia đình làng mạc. Những nơi tụ cư có sự tập trung về hành chính, quân sự, tôn giáo và buôn bán trở thành những đô thị nông nghiệp.
Dân cư trong đô thị là những người làm nghề nông. Họ chiếm tuyệt đại đa số cư dân, lấy việc trồng lúa nước là cơ sở sinh sống, họ vừa làm ruộng vừa làm vườn. Dân số trong đô thị thiờng luụn ổn định, khác hẳn với sự thay đổi dân cư theo mùa của dân số đô thị thương nghiệp: đông đúc vào mùa buôn bán và vắng vẻ hơn vào mựa khụng buôn bán.
Đô thị gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để phát triển kinh tế và tăng cường thế quyền, các đời vua cai trị ở các kinh đô cho xây dựng những công trình thủy lợi có giá trị cao nhằm đẩy lùi thiên tai và phát triển nông nghiệp.
2. Một số đô thị tiêu biểu
Những thành tựu về nông nghiệp đã khẳng định đặc điểm của các đô thị ở khu vực Đông Nam Á luôn gắn liên với nền nông nghiệp lúa nước.
2.1. Pagan
Thế kỷ XII là thời kỳ Pagan phát triển toàn diện cả về lãnh thổ lẫn mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Nông nghiệp Pagan phát triển với hệ thống thủy lợi như hồ nước được xây dựng với mạng lưới khá dày. Tiêu biểu nhất là hồ nước Mrakan trên núi Diuin. Ở Jawa, công trình có vai trò quan trọng và độc đáo nhất là hai hồ nước Jalatunda và Belakhan. Hồ Jalatunda được khoét sâu vào núi với diện tích 13m. 16m nước từ núi chảy ra bể nước, vào hồ phụ rồi dần đến hồ chính.
2.2. Angkor Thom
Ở Campuchia, trong thời Angkor huy hoàng, khi văn minh Khmer phát triển thì kỹ thuật nông nghiệp và cách quản trị sử dụng nước của họ ngày càng trở nên phức tạo. Tại đô thị Angkor có đến 1000 bể nước được bố trí theo sơ đồ của thành phố. Angkor là một kinh thành thủy lợi với hệ thống Baray Ấn Độ.
Dưới thời Jayavarman trị vì từ 877 - 890, quyền lực được thiết lập bằng việc tạo ra hệ thống tưới nước. Nhờ đó mà khai thác được nhiều đất đai có hiệu quả hơn và sử dụng lao động cung cấp cho việc xây dựng thành phố. Vua Jayavarman đã làm sống dậy kĩ thuật chứa nước cũ của chân nạp cổ. Ông làm hồ nhân tạo Baray hình chữ nhật (7000mì1800m). Nó giữ nước từ hai con sông. Hồ làm ở một độ cao hơn ruộng lúa xung quanh nên có thể chảy từ Baray theo mương đến ruộng.
Vùng xung quanh là các làng nằm rải rác cách nhau bởi những cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả và rừng cọ. Cỏc kờnh chảy từ Bayon qua thành phố, tưới cho đất và cung cấp đường vận chuyển giao thông cho dân chúng. Kinh thành thu của cải chủ yếu từ cư dân nông thôn ở xung quanh các làng ra cống nộp cung cấp cho các đền thờ những nhu cầu về người và của.
Angkor Thom được xây dựng hơn 40 năm (1181 – 1219), do yêu cầu phòng vệ nờn cú những sửa đổi so với quy hoạch ban đầu nhưng hệ thống thủy lợi vẫn được giữ gìn và nâng lên trình độ cao. Quy hoạch cơ bản của Angkor Thom vẫn phản ánh những yếu tố nông nghiệp tôn giáo.
2.3. Huế
Việc xây dựng kinh thành Huế theo thuật phong thủy không chỉ đảm bảo yếu tổ linh thiêng, yếu tố phong thủy mà còn hợp với truyền thống của nền văn minh nông nghiệp gắn liền với yếu tố nước. Cùng với hệ thống phòng thủ các vua nhà Nguyễn còn xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn hảo để phục vụ phát triển nông nghiệp. Việc đào sông hộ thành và của cải tạo đoạn dưới sông Kim Long, thành Ngự Hà đã tạo cho kinh thành Huế một khả năng tiờu thoỏt nước thật hoàn hảo. Bên trong kinh thành Huế có 43 hồ ao lớn nhỏ đảm nhận chức năng điều hòa lượng nước m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status