Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi



Theo Hàn Phi, pháp luật là công cụ để trị dân, ổn định xã hội, nhưng để mọi
người tuân thủ theo pháp luật thì người cầm đầu chính thể phải có “thế”. Nếu
cái danh của nhà vua bị hạ thấp và địa vị bị nguy thì người dưới nhất định
không theo pháp lệnh. Hàn Phi cho rằng, “Uy thế là cái thống trị thiên hạ, là
chỗ dựa để sai khiến quần thần. Có quyền thế thì sẽ có được sự tôn quý, còn
nếu bị mất quyền thế thì sẽ bị mất luôn quốc gia, sẽ có nguy cơ bị giết hại. Cho
nên nhà vua nhất định phải tự mình giữ lấy quyền thế, không để lơ là lọt vào
tay kẻ khác”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

* * * * *
Đề tài triết học
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG
QUAN NIỆM PHÁP TRỊ CỦA
HÀN PHI
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG QUAN NIỆM PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI
TRIỆU QUANG MINH(*)
TRẦN THỊ LAN HƯƠNG(**)
Xuất phát từ quan niệm của Hàn Phi về bản chất con người, bài viết tập trung
phân tích phương pháp giáo hoá đạo làm người của ông. Nội dung của phương
pháp giáo hoá này dựa trên cơ sở quan niệm của Hàn Phi về pháp trị với ba
phạm trù căn bản: pháp, thế và thuật. Cuối cùng, bài viết khẳng định rằng, mặc
dù còn có những hạn chế nhưng học thuyết triết học - chính trị nói chung, quan
niệm về con người nói riêng của Hàn Phi đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong
lịch sử tư tưởng Trung Quốc nói riêng, trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói
chung.
Pháp gia được biết đến với tư cách một trong bốn trường phái lớn nhất của hệ
thống tư tưởng triết học Trung Quốc thời cổ đại. Trong số các đại biểu lớn của
trường phái này, Hàn Phi được coi là người tập đại thành tư tưởng Pháp gia.
Chính vì vậy, vấn đề con người trong triết thuyết chính trị của ông là sự tập hợp
đầy đủ toàn bộ nội dung căn bản về vấn đề này của trường phái Pháp gia. Bên
cạnh đó, khi nghiên cứu vấn đề này, chúng ta có thể thấy, vượt lên hình ảnh con
người thần bí, đức độ với những tấm gương hoàn hảo của Nho gia, Hàn Phi đã
động chạm tới điểm mấu chốt nhất của giá trị Người trên cả hai khía cạnh tích
cực và tiêu cực. Có lẽ vì thế mà Pháp gia thường được đề cập tới như một thứ
công cụ để trị người hơn là dạy người và dùng người. Mặt khác, khi nghiên cứu
vấn đề con người trong tư tưởng Hàn Phi, chúng ta bắt gặp không ít vấn đề của
xã hội hiện tại, những giá trị mới trong những nội dung tưởng như đã cũ.
1. Quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi
Là học trò của Tuân Tử, Hàn Phi tán đồng quan niệm “tính con người ta vốn
ác”(1) của Tuân Tử, đồng thời có bổ sung và phát triển thêm những nội dung
mới. Những nội dung về vấn đề con người trong triết thuyết của ông khá tàn
nhẫn và thể hiện một sự công phá từ bên trong khi ông nhận ra bản chất đích
thực của con người lại thường bị che giấu bởi những giá trị không thật. Ông
chấp nhận con người với đầy đủ bản năng sinh tồn để đấu tranh cho sự tồn tại của
chính bản thân mình như một lẽ tự nhiên. Với xuất phát điểm đó, Hàn Phi đã đi
thẳng vào khía cạnh lợi ích cá nhân - chủ yếu là lợi ích về mặt vật chất, để khẳng
định cơ sở sự tồn tại của con người và bản tính vốn hám lợi, sợ hại của mọi cá
thể. Theo Hàn Phí, bản chất này được bộc lộ qua vô số các hiện tượng khác nhau,
như người đóng quan tài thì mong cho người ta chết, người làm cỗ xe thì mong
cho người ta được sang, thầy thuốc thì mong người ta bị bệnh nhiều còn trong
quan hệ vua tôi: “Làm hại đến thân mình mà có lợi cho nước, bầy tui không
làm… Tình cảm của bề tui là không thấy cái lợi ở chỗ thân mình bị thiệt hại”(2).
Cho nên, với Hàn Phi, các quan hệ giữa người với người đều bị quyết định bởi
cái lợi ích thiết thân; cái lợi ở đâu thì người ta theo đó mà làm, cái hại đến thân ở
đâu thì người ta theo đó mà tránh, mọi giá trị nhân, nghĩa đều chỉ là giả dối.
Thẳng thắn nhìn vào con người với tư cách một sinh vật mang bản chất hám lợi
và ích kỷ, Hàn Phi chấp nhận sự tồn tại một cách tự nhiên và phổ biến của dạng
người này như một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển. Theo ông, đã có
thời kỳ lịch sử con người không đặt cái lợi ích lên hàng đầu, đó là thời thượng
cổ. Lúc đó, “đàn ông không cày vì các sản phẩm của cây, cỏ đủ để ăn; đàn bà
không dệt vì da của chim muông đủ để mặc: Không phải vất vả mà việc nuôi
dưỡng có đủ, số người thì ít mà tài sản thì có thừa. Vì vậy cho nên nhân dân
không phải tranh giành. Bởi vậy không cần thưởng hậu, không phải dùng
hình phạt nặng mà nhân dân tự nhiên trị an”(3). Về sau, con người đông lên còn
của cải ít đi, nên mặc dù họ đã cố gắng, vất vả làm việc nhưng vẫn không đủ
sống. Lúc này, xã hội bắt đầu nảy sinh sự tranh giành của cải, cướp bóc lẫn
nhau, và xã hội vì thế mà loạn.
Hàn Phi đã giải thích mâu thuẫn xã hội bắt đầu từ lợi ích kinh tế trên cơ sở phân
tích sự biến đổi của điều kiện dân số, tình trạng dân cư, trình độ của công cụ lao
động… Có thể nói, khi khẳng định ảnh hưởng mang tính quyết định của yếu tố
kinh tế đối với mỗi cá nhân và từng xã hội, Hàn Phi đã động chạm đến gốc rễ
của vấn đề - cái gốc rễ mà nhiều người đương thời đã che đậy, không dám
thẳng thắn thừa nhận. Hơn thế, Hàn Phi còn nhận ra tác dụng hai chiều của yếu
tố kinh tế đối với con người. Một mặt, cái lợi là yếu tố căn bản thúc đẩy con
người hành động, tranh giành của cải và là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn;
nhưng, mặt khác, nó cũng là yếu tố liên kết con người với nhau. Theo đó, hành
động vì cái lợi là lẽ bình thường, vấn đề là cần đặt cái lợi riêng trong cái lợi
chung, không vì cái lợi riêng mà đi ngược lại cái lợi chung. Đây là tư tưởng
biện chứng khá sâu sắc của Hàn Phi. Ông đã đánh giá xã hội đương thời và phê
phán chế độ quân chủ một cách sắc bén và thẳng thắn. Trong hệ thống triết học
- chính trị của Hàn Phi, mỗi con người với tư cách cá nhân đều bị “lột trần” cái
vỏ bọc bề ngoài để hiện ra với nguyên nghĩa cá thể cần những giá trị căn bản
bên trong như nhau để tồn tại. Theo Hàn Phi, bản chất hám lợi và sợ hại ấy của
con người là cái không thể che giấu, sửa đổi, nhưng nếu biết sử dụng nó sao
cho hợp lý trong các mối quan hệ giữa người với người thì nó sẽ đem lại hiệu
quả nhất định.
2. Phương pháp giáo hoá đạo làm người của Hàn Phi
Để tìm ra những nội dung thực chất, bên trong của xã hội quân chủ và bản chất
của con người nói chung, từ đó chỉ ra đạo làm người với tư cách nguyên lý cơ
bản, Hàn Phi đã xuất phát từ các điều kiện lịch sử cụ thể, dùng chính sự trải
nghiệm của bản thân kết hợp với vốn kiến thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực
như lịch sử, văn học, chính trị… Đặc biệt, “ông là con người duy nhất của
Trung Quốc thực hiện được một sự tổng hợp ba học thuyết Nho, Lão, Pháp, ở
đó Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là cái bản thiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật
thi công của cái ngôi nhà độc đáo”(4). Tất cả những lý do trên khiến cho đạo
làm người của Hàn Phi không đi quá nhiều vào nguyên lý mà thường xuất phát
từ điều kiện xã hội và hoàn cảnh cụ thể để phân tích đúng, sai, được, mất.
Đạo làm người không được Hàn Phi trình bày với tư cách một nội dung độc lập,
mà nó biểu hiện qua những câu chuyện luận bàn về lối xử thế và cách nhìn
nhận sự vật, sự việc để hành động… Ở đó, chúng ta có thể thấy, quan niệm Đạo
của Lão Tử, Chính danh của Nho gia, nhưng dưới hình thức, cách lý giải và vận
dụng khác. Theo Hàn Phi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status