Chǎm sóc dự phòng cho người lớn - pdf 20

Download miễn phí Chǎm sóc dự phòng cho người lớn



Một phần đáng kểcủa khái niệm "khám sức khỏe thường quy" là ởviệc sàng lọc
các bệnh hiện hữunhưng chưa có triệu chứng. Đã có sẵn một loạt các test và thǎm
khám thǎm dò, nhưng ít có sựnhất trí vềviệc cần làm cho ai, theo cách nào và từ
bao lâu.
Các bảng đưa ra trong phần này được soạn theo quan điểm của các yêu cầu chính.
Chúng có thểđược áp dụng trên từng bệnh nhân có xét đến các điểm ưu tiên khác
như địa phương, khảnǎng làm các test, khảnǎng mắc bệnh của bệnh nhân. Ví dụ
như không phải tất cảmọi nam giới đều có nguy cơ mắc HIV, chỉcó



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cạnh của chǎm sóc y tế.
Chǎm sóc dự phòng (hay còn gọi là chǎm sóc "khỏe mạnh") đặt niềm tin vững
chắc vào con người (người bệnh), đòi hỏi phải nắm chắc tiền sử gia đình và bản
thân. Do đó mà thầy thuốc lâm sàng phải là người biết khai thác tiền sử và ghi lại
chính xác cấc yếu tố nguy cơ. Nhận ra các yếu tố nguy cơ và có kế hoạch giảm bớt
đồng thời theo dõi các nguy cơ này là mục đích của việc thǎm khám nhằm chǎm
sóc dự phòng.
Nhận biết các yếu tố nguy cơ và can thiệp sớm vào cách sống rõ ràng có thể tác
động đến một số bệnh thường gặp. Nếu ngừng hút thuốc lá thì nguy cơ mặc bệnh
tim, phổi sẽ giảm hẳn. Giáo dục cho bệnh nhân biết cách đề phòng chấn thương và
tham vấn cho họ tạo cách ngǎn chặn bệnh lây truyền qua đường tình dục còn quan
trọng hơn bất kỳ một biện pháp điều trị nào đối với họ.
Có nhiêu cách khuyên trong chǎm sóc dự phòng. Có những lời khuyên chung dựa
trên những dữ liệu về y tế và dịch tễ học, và cũng có những ý kiến và kình nghiệm
thuộc về cá nhân người thầy thuốc và bệnh nhân. Phàn lớn các lời khuyên trong
phần này phản ánh quan điểm của thế giới và có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên,
nói chung những lời khuyên cho việc chǎm sóc dự phòng đều dựa trên cơ sở đánh
giá những nguyên nhân hay gặp nhất gây nên tỷ lệ mắc và tử vong của người lớn
theo từng nhóm tuổi và thay đổi theo giới. Một test sàng lọc được dùng trong
chǎm sóc dự phòng chung nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trong bảng 13.1 và
nếu chính biện pháp đó là đáng tin cậy. Nói chung điều đó nghĩa là test này xác
định được hầu hết các cas (thể hiện độ nhạy cao), không có quá nhiều trường hợp
dương tính giả (độ đặc hiệu vừa phải). Điều quan trọng nhất của chǎm sóc dự
phòng là các vấn đề tiền sử và ước muốn của bệnh nhân nhằm làm giảm các nguy
cơ đã được xác định.
Các thǎm khám thực thể hàng nǎm của thầy thuốc có thể không cần thiết, đặc biệt
đối với lứa tuổi trẻ và trung niên. Việc thǎm khám cần phụ thuộc vào tuổi, giới,
các nguy cơ có liên quan đến tiền sử riêng. Tham vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân
về các cách lựa chọn một giải pháp đúng đắn. còn quan trọng hơn cả việc chẩn
đoán thực thể "thông thường" nhất. Điều này đặc biệt dúng đối với các thói quen
tình dục và các nguy cơ của các bệnh lây qua đường tình dục, thai nghén, HIV
cũng như việc phòng tránh các chấn thương.
Để tổ chức cách chǎm sóc dự phòng cho người lớn cần có một cách ghi nhớ có thể
dùng được từ RISE: R: Xác định yếu tố nguy cơ (risk factor)I: Tiêm chủng
(immunization) S: Sàng lọc (screening) E: Giáo dục (education).
Từng phần trong các lĩnh vực này là quan trọng trong việc đánh giá và chǎm sóc
dự phòng cho người lớn mạnh khỏe.
Xác định yếu tố nguy cơ
Xác định yểu tố nguy cơ bao gồm lịch sử chi tiết gia đình và bản thân.Trong việc
khai thác tiền sử bản thân cần chú ý đến thói quen và sở thích (họ làm gì để giảt
trí), tiền sử bệnh tật, tiền sử tình dục (bao gồm khuynh hướng tình dục ). Lịch sử
gia đình cần được đánh giá cả về mặt tâm thần, vấn đề uống rượu, xung đột trong
gia đình, cũng như các bệnh có tính chất gia đình. như đái tháo đường, bệnh động
mạch vành, ung thư. Một công cụ lý tưởng trong biểu đồ của phòng khám hay
bệnh viện là gen đồ (genogram). Gan đồ cho một cái nhìn ngắn gọn nhưng sâu sắc
đối với những vấn đề y học và xã hội cấu thành con người mà bạn đang thǎm
khám và ở đây, nó thường có trên biểu đồ. Như đã mô tả trong phần nói về gia
đình, gen đồ có thể là một công cụ có giá trị cho thầy thuốc và nó được thể hiện rõ
ở bệnh nhân.
Trong việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, cần chú ý đến các nguyên nhân chính
đe dọa tính mạng của bệnh nhân trước mắt và lâu dài. Chẳng hạn, một người đàn
ông 28 tuổi sẽ có nguy cơ lớn nhất theo thống kê hiện tại là chết do tai nạn ô tô, tự
tử, giết người. Xuyên suốt cuộc đời, những nguy cơ lớn của anh ta sẽ bao gồm
bệnh mạch vành, ung thư (nhất là ung thư phổi, đại tràng), đột quị và các tai nạn.
Với các chẩn đoán riêng biệt này, bạn có thể hướng đánh giá của mình qua việc sử
dụng dây thắt lưng an toàn, thuốc lá, sang chấn, rượu, hay các thuốc khác, chứng
huyết áp cao, duy trì thói quen bảo vệ sức khỏe như tập thể dục, ǎn kiêng và điểm
lại các yếu tố nguy cơ khác trong tiền sử gia đình và bản thân. Dựa trên các thông
tin này bạn có thể ưu tiên cho việc giáo dục hay làm các test sàng lọc, trong khi sử
dụng bảng 16.1 hay 16.2 sẽ giúp cho việc sàng lọc cho người lớn thuộc cả 2 giới.
Trong khai thác bệnh sử, sử dụng mẫu câu hỏi cho các bệnh nhân mới có thể là 1
cách tiết kiệm được thời gian. Mẫu này cần bao gồm cả tiền sử nghề nghiệp
(phơi nhiễm với hóa chất độc hại, tiếng ồn...), tiền sử tình dục như đã nêu trên
hay tiền sử dinh dưỡng.
VấN Đề TIÊM CHủNG
Trên thế giới người ta đã tiêm chủng các loại vacxin cơ bản. Các miễn dịch chủ
yếu ở trẻ như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hemophilus, lnfluenza, sởi, quai bị,
Rubeon, bại liệt, đã được áp dụng cho tất cả trẻ em Mỹ, trừ rất ít trường hợp. Tất
nhiên, người lớn rất ít khi cần vacxin. Ví dụ như một số lớn không rõ mình đã
được tiêm phòng uốn ván chưa và phần lớn các ca nhiễm uốn ván hiện nay đều
gặp ở người lớn chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Những tiêm chủng thường quy cần khuyên cho người lớn bao gồm bạch hầu và
uốn ván 10 nǎm 1 lần. Đối với những người có bệnh tiềm ẩn hay không có lách
thì được tiêm vacxin phòng cúm hàng nǎm và tiêm vác xin chống phế cầu
(pneumovax) 1 lần. Hai loại vắc xin này nên dùng thường quy cho người trên 65
tuổi, bệnh nhân có HLV (+) không biểu lộ triệu chứng, và cho những bệnh nhân bị
bệnh tim, phổi mãn tính. Các nhân viên y tế cần chú ý đến việc tiêm chủng hàng
nǎm phòng cúm cũng như xêri vacxin phòng viêm gan B (3 cho mỗi xêri). Những
người sống phóng đãng và những người có cách sống chứa đựng nhiều nguy cơ
(như tiêm chích ma tuý) cũng cần được tiêm phòng viêm gan B nếu chưa tiêm
phòng.
Hiện nay có những lời khuyên mới đối với vacxin sởi vì có sự bùng nổ trong một
vài nǎm gần đây, đặc biệt là ở lứa tuổi trung học. Bây giờ, người ta khuyên cần
tiêm chủng cho trẻ em chống sởi, quai bị, Rubeol vào lúc bắt đầu đi nhà trẻ và
thêm một lần nữa lúc vào trung học. Việc tiêm chủng trước khi vào trung học có
thể bỏ qua nếu bệnh nhân sinh trước nǎm 1956, có kháng thể trong máu khi xét
nghiệm, hay có ghi trong y bạ do thầy thuốc chẩn đoán là đã từng mắc sởi.
Du lịch nước ngoài: Lời khuyên về tiêm chủng
Cần có lời thông báo về việc giữ gìn sức khỏe cho khách du lịch ra nước ngoài.
Đương nhiên, nguyên nhân hay gặp nhất là chấn thương do tai nạn, nhưng cũng có
những nguyên nhân khác có thể phòng tránh được. Một số tài liệu tham khảo sẽ
gợi ý cho bạn và bệnh nhân những đề phòng cần thiết, hầu hết các cơ quan y tế địa
phương sẽ có những lời khuyê...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status