Quản trị rủi ro kinh doanh, bắt đầu từ đâu - pdf 20

Download miễn phí Quản trị rủi ro kinh doanh, bắt đầu từ đâu



Hầu hết mọi người nghĩ rằng các yếu tố rủi ro xảy ra hoàn toàn
ngẫu nhiên. Nhưng nó chỉ thật sự là ngẫu nhiên, nếu phía sau
không có sự phụ thuộc vào giá cả trong một thị trường kinh
doanh cạnh tranh. Đúng là khi nghĩ về các rủi ro, chúng ta thường
liên tưởng ngay tới vấn đề tài chính. Trên thực tế, rủi ro tài chính
là điều quan trọng, nhưng không nên để nó thu hút toàn bộ sự
quan tâm của bạn. Bạn cần chú ý tới cả những rủi ro phi tài chính
- loại rủi ro vốn không thể định giá bằng các chương trình quản lý
rủi ro dựa trên các con số hiện hữu.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Quản trị rủi ro kinh doanh,
bắt đầu từ đâu?
Khi bắt đầu nghiên cứu và phát triển một sản phẩm/dịch vụ hoàn
toàn mới, doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đương đầu với các rủi
ro về tài chính, thị trường hay về chất lượng, mẫu mã sản
phẩm.... Tuy nhiên, David Apgar, giám đốc quản lý tại Corporate
Executive Board, tin rằng những rủi ro đó - chẳng hạn như nguy
cơ khiến khách hàng xa lánh các nhãn hiệu của công ty - vẫn có
thể được quản lý một cách hiệu quả doanh nghiệp có thể tránh
được thất bại đắt giá.
Trong cuốn sách mới của ông mang tên “Risk Intelligence:
Learning to Manage What We Don't Know” (Rủi ro kinh doanh -
Cách thức quản lý những gì chúng ta không biết), Apgar nêu lên
một số hướng dẫn cho các chủ công ty, nhà thiết kế, nhà quản lý,
kỹ sư R&D, và theo ông thì cả đối với bất cứ ai quan tâm, để có
được những đánh giá chuẩn xác và kiểm soát tốt hơn các rủi ro
kinh doanh khi theo đuổi một ý tưởng mới mẻ và có tính mạo
hiểm.
Ông đã đưa ra ví dụ về chiến lược hàng tồn kho thấp của Toyota
hồi đầu những năm 1980. Chiến lược này xem ra khá liều lĩnh,
nhưng kết quả sau đó là hãng đã giảm thiểu được chi phí sản
xuất, cũng như thiết lập một quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Và
ông cũng đưa ra nhiều ví dụ súc tích khác nhau về các thất bại
khi đương đầu với rủi ro kinh doanh, chẳng hạn như phương
thức kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng quá thận trọng
của AT&T hồi đầu thập kỷ 90.
Apgar cho rằng AT&T hoàn toàn không có khả năng cung cấp
dịch vụ đó theo đúng như những gì đã tuyên bố - điều mà sau đó
đã khiến AT&T gặp phải một loạt các thất bại và không thể trở
thành nhà cung cấp hàng đầu thị trường. Trong cả hai trường
hợp, yếu tố then chốt là khả năng các công ty hiểu một cách
chính xác năng lực vốn có của mình để đương đầu với rủi ro kinh
doanh cũng như công việc chuẩn bị nhằm đối phó với những
thách thức trong trường hợp kết quả không như mong đợi.
Apgar đã có cuộc trao đổi với BusinessWeek về các biện pháp
mà doanh nghiệp có thể áp dụng để đương đầu tốt hơn với các
rủi kinh doanh và phát triển nó thành một lợi thế cạnh tranh.
B. W.: Trước tiên, ông xác định “rủi ro” như thế nào?
Apgar: Rủi ro là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể ảnh
hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta
mong đợi.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng các yếu tố rủi ro xảy ra hoàn toàn
ngẫu nhiên. Nhưng nó chỉ thật sự là ngẫu nhiên, nếu phía sau
không có sự phụ thuộc vào giá cả trong một thị trường kinh
doanh cạnh tranh. Đúng là khi nghĩ về các rủi ro, chúng ta thường
liên tưởng ngay tới vấn đề tài chính. Trên thực tế, rủi ro tài chính
là điều quan trọng, nhưng không nên để nó thu hút toàn bộ sự
quan tâm của bạn. Bạn cần chú ý tới cả những rủi ro phi tài chính
- loại rủi ro vốn không thể định giá bằng các chương trình quản lý
rủi ro dựa trên các con số hiện hữu.
tui tin rằng chúng ta có thể nhìn nhận các rủi ro phi tài chính như
những gì có thể học hỏi và thấu hiểu. Ví dụ như thời tiết chẳng
hạn. Trước kia, chúng ta không có đủ kiến thức và sự hiểu biết
để nói một cách chính xác thời tiết sẽ như thế nào. Song những
đoán của chúng ta ngày càng đạt được mức độ chính xác cao
hơn. Các nhà khoa học khí tượng thuỷ văn đang tiến hành các
chương trình tính toán phức tạp, cũng như xây dựng các dự án
đào tạo, nghiên cứu chuyên gia trong lĩnh vực này. Giờ đây,
chúng ta không còn nghĩ về thời tiết như một yếu tố hoàn toàn
ngẫu nhiên nữa.
B.W.: Và ông xác định “sự hiểu biết rủi ro” như thế nào?
Apgar: Sự hiểu biết rủi ro (Risk intelligence) là khả năng của
chúng ta trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh
tranh liên quan tới việc đánh giá một rủi ro. Sự hiểu biết đó phụ
thuộc vào các lợi thế thông tin và việc ứng dụng các lợi thế đó
như thế nào.
Qua cuốn sách của mình, tui muốn mọi người có thể thấy được
rằng họ hoàn toàn đủ khả năng đương đầu với các rủi ro, chứ
không chỉ là mơ về việc mình có thể xử lý tốt những rủi ro đó.
Mục tiêu không chỉ là việc học hỏi để tìm kiếm và lựa chọn một
sự đổi mới thích hợp nhất, mà còn là việc phân tích và đánh giá
những gì bạn thật sự có khả năng, hay không có khả năng.
Một trong những mục tiêu đó là tránh xa các thất bại. Chúng ta
học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai sót của mình. Hoạt động
đánh giá rủi ro sẽ chứng minh cho điều đó. Nhưng bên cạnh đó,
tui cũng đề nghị bạn nên quan tâm tới một mạng lưới các rủi ro
có liên hệ với nhau để chủ động đối phó với các sai sót hay thất
bại có thể được dự đoán. Hãy tự nhủ rằng bạn đang phát triển
một sản phẩm hay dịch vụ mới và bạn có thể sẽ phải đương đầu
với các rủi ro dẫn đến thất bại. Việc thừa nhận điều này, sau đó
lên kế hoạch đối phó với chúng, là điều rất quan trọng. Có thể
một trong những rủi ro có thể lường trước là vấn đề nguồn cung
ứng, vì vậy, tại tuần thứ nhất, bạn cần lên kế hoạch hành động
với nhà cung ứng trước khi rủi ro chuyển thành thất bại.
Mặc dù vậy, đôi lúc sự chuẩn bị cũng không giúp được gì bạn.
Nếu bạn e sợ về rủi ro này, hãy suy nghĩ về một cách thức
tranh thủ những khách hàng hiện có để giảm thiểu rủi ro trước khi
quá muộn. Hay ít nhất là lên một kế hoạch đối phó sớm. Bạn có
thể phát triển các chiến lược bồi thường cho rủi ro, chẳng hạn
tiến hành các cuộc điều tra xem khách hàng phản ứng như thế
nào với các chương trình bán hàng, đặc biệt trong trường hợp
sản phẩm thất bại khi tung ra thị trường, như việc giảm giá sản
phẩm cho các lần mua hàng trong tương lai nếu họ không chuyển
sang các đối thủ cạnh tranh khác.
B.W.: Trong cuốn sách, ông nêu lên ba kiểu đánh giá rủi ro khác
nhau: Trường phái ấn tượng (Impressionists), trường phái bách
khoa (Encyclopedists) và trường phái quên (Amnesiacs). Tại sao
việc nhận ra các kiểu đánh giá này lại quan trọng đối với công ty?
Apgar: tui đưa ra các kiểu đánh giá đó nhằm giúp đỡ mọi người
lưu ý khía cạnh trực giác khi phải đương đầu với các rủi ro kinh
doanh. tui muốn họ nhận ra rằng họ có thể khai thác thông tin từ
các nhân viên của mình, và các nguồn có thể còn đa dạng hơn
khi thiết kế các sản phẩm hay dịch vụ mới mang tính rủi ro, hay
khi họ mạo hiểm gia nhập một thị trường hoàn toàn mới.
Ví dụ, những người theo trường phái ấn tượng sẽ tập trung vào
các kinh nghiệm và hiểu biết thực tế và sau đó ứng dụng chúng
một cách rộng rãi - thậm chí cả trong những tình huống dường
như không mấy liên quan. Họ có thể nhìn vào doanh số bán hàng
ấn tượng của loạt truyện Harry Potter và sử dụng một hình mẫu
tương tự như vậy làm cơ sở cho kế hoạch tung ra thị trường các
sản phẩm/dịch vụ khác hẳn.
tui đưa ra cho mỗi kiểu đánh giá một khái niệm rõ ràng và sắc
nét, bởi vì nó có thể hữu ích để làm rõ kiểu đánh giá của từng
người trong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status