Nên học gì và không nên học gì từ người Nhật - pdf 20

Download miễn phí Nên học gì và không nên học gì từ người Nhật



Với phần đông người Nhật, cách sống tốt nhất là tuân thủ
theo những nguyên tắc mà xã hội đề ra.
Lọai nhân viên mà các công ty mong muốn được gọi là
Inu-ningen, dịch một cách thô tháp là lọai người trung
thành như chó (Inu: chó, ningen: người). Còn những ai mà
“bị” gọi là Neko-ningen (người có tính cách khó bảo như
mèo) thì hay phải là người thực sự độc đáo, có tài năng
xuất sắc bằng không thì sẽ bị xã hội ruồng bỏ, và có thể
đưa đến tự sát. (Nhật là một trong những nước có tỷ lệtự
sát cao nhất trên thế giới.)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nên học gì và không nên học gì từ người nhật!
Bài viết trên trang opera.com của một số lưu học sinh sống
ở Nhật.
Đối với em, một người mới chen chân lên Nhật hơn 3 tháng,
thì một số điều trong bài viết này thật quá chính xác, đúng
là khi ở VN mình chỉ được biết về đất nước và con người
Nhật bởi những ưu điểm tuyệt vời của họ, nhưng khi sống
và làm việc trong xã hội Nhật thì mới có những trải nghiệm
như trong bài viết dưới đây.
--------------------------------------
Độc giả Nguyễn Nam Di hiện là giáo viên dạy tiếng Việt
cho các học sinh ở bậc đại học của Thái Lan. Trước đó chị
đã có ba năm sống và làm việc ở Nhật Bản. Chị gửi BBC
bài viết về một số cảm nhận trong thời gian ở Nhật.
Với tui nước Nhật giống như một cô gái nhan sắc trung
bình nhưng có ý thức chăm chút bản thân và khéo che đậy
khuyết điểm. Còn Việt Nam thì như một cô gái đẹp nhưng
hơi cẩu thả và thiếu tự tin.
Ba năm sống ở Nhật cho tui sự tự tin rằng nhận xét của
mình không đến nỗi nông nổi.
Người Nhật hay nước Nhật thoạt nhìn thì rất dễ mê hay
lòng người vì vẻ đẹp thanh lịch mà họ rất có ý thức tạo ra.
Cách họ vận kimono, cách họ ăn mặc, đi đứng, chào hỏi,
đối đãi với nhau, tất cả đều tuân theo những nghi thức nhất
định.
Tiếng Nhật phản ánh điều này rất rõ.
Ví dụ, đi ra khỏi nhà thì người đi nhất định phải nói : Itte
kimasu, người ở nhà đáp trả: Itte rassai.
Rời khỏi công ty sớm hơn bạn đồng nghiệp thì phải nói:
Osakini (xin phép tui về trước); người còn ở lại làm việc sẽ
đáp trả: Otsukaresama (Anh/Chị đã vất vả nhiều.)
Vào nhà ai thì phải nói : Ojyamashimasu (Xin lỗi vì quấy
rầy);
Bắt đầu ăn cơm thì nói: Itadakimasu (Thank đã được nhận
thức ăn như thế này), v.v…
Tốt khoe ra xấu xa đậy lại
Ðiểm chung dễ nhận thấy là người Nhật ít khi nói về những
điểm không tốt ở Nhật cho người nước ngòai nghe.
Với phần đông người Nhật, cách sống tốt nhất là tuân thủ
theo những nguyên tắc mà xã hội đề ra.
Có lẽ vạch áo cho người xem lưng là điều tối kỵ với người
Nhật. (Dĩ nhiên trừ những tác phẩm văn học, nơi người dẫn
chuyện có thể ẩn náu vào không gian hư hư thực thực.)
Vì thế đối với khách du lịch nước ngòai, mọi thứ ở Nhật
đều trông có vẻ rỡ ràng, đẹp đẽ.
Năm đầu tiên khi mới đến Nhật tui cũng những tưởng như
vậy nhưng khi hiểu tiếng Nhật tốt hơn, có cơ hội thâm nhập
sâu hơn thì mới biết cuộc sống ở Nhật căng thẳng và nặng
nề.
Sự căng thẳng và nặng nề này phần lớn là do tính cách
Nhật tạo ra.
Với phần đông người Nhật, cách sống tốt nhất là tuân thủ
theo những nguyên tắc mà xã hội đề ra.
Lọai nhân viên mà các công ty mong muốn được gọi là
Inu-ningen, dịch một cách thô tháp là lọai người trung
thành như chó (Inu: chó, ningen: người). Còn những ai mà
“bị” gọi là Neko-ningen (người có tính cách khó bảo như
mèo) thì hay phải là người thực sự độc đáo, có tài năng
xuất sắc bằng không thì sẽ bị xã hội ruồng bỏ, và có thể
đưa đến tự sát. (Nhật là một trong những nước có tỷ lệ tự
sát cao nhất trên thế giới.)
Có lẽ cũng vì thế mà nhà cửa ở Nhật được xây theo một
kiểu na ná như nhau. Một trệt, một lẩu với mái ngói giả
nâu.
Nhớ dai
Quan hệ giữa người với người ở xã hội Nhật thì lại càng
phức tạp.
Ở VN, người ta có thể giận nhau, cãi nhau, thậm chí đánh
nhau nhưng ngày hôm sau lại đâu vào đấy, trong khi ở
Nhật, một lần thất thố trong quan hệ thì xem như mối quan
hệ đó vĩnh viễn bị chôn vùi, người trong cuộc sẽ không
muốn nhìn mặt nhau lần thứ hai nữa.
Một anh bạn đồng nghiệp người Nhật nói với tôi: “Người
Nhật thì không quên cái gì cả.”
Vì thế họ rất cẩn trọng trong ăn nói, đối đãi với người khác.
Luôn luôn lịch sư có thể nói là nguyên tắc số một trong
giao tiếp mang tính xã hội ở Nhật.
Thế nhưng đằng sau sự lịch sụ đó là bao ẩn ức bị đè nén.
tui thật sự bị sốc khi lần đầu hiểu được tin trên ti vi là vì
thù ghét nhau mà người ta đã nhẫn tâm đốt cháy cả chung
cư có người mà mình thù ghét đang ở; rồi thì tình trạng
Ijime, nghĩa là đứa trẻ nào không may có ngọai hình xấu
hay ốm yếu hay không hòan tòan là người Nhật (cha
hay mẹ là người nước ngòai, đặc biệt là người châu Á) sẽ
bị bạn cùng lớp thay nhau đánh đập; rồi thì mẹ giết con vì
thấy mệt mỏi khi phải chăm sóc con, rồi thì con dùng búa
giết chết cả nhà vì bị người cha la mắng, …
Những tin lọai này được phát hàng đêm trên ti vi Nhật
nhưng trong câu chuyện hàng ngày, ngay cả giữa ngừơi
Nhật với nhau, hầu như không đả động đến.
Tự hào dân tộc
Một điểm đáng học tập ở người Nhật là lòng tự hào dân tộc
của họ.
Hầu như người Nhật nào cũng chỉ ưa chuộng những sản
phẩm thuộc về nước Nhật.
tui có một anh bạn, tự xem mình là lọai chống lại xã hội,
bên lề xã hội Nhật nhưng hễ nói về món ăn thì nhất định
wasyoku- món ăn kiểu Nhật là ngon hơn cả; washitsu -
phòng theo kiểu Nhật là đẹp hơn cả, wafuku-quần áo kiểu
Nhật là thanh lịch hơn cả.
Cái sự yêu nước thấm vào tận tim óc như anh này là điều
phổ biến hầu như đối với từng người Nhật.
Ngay cả đối với nét mặt, anh nào mà mắt ti hí, mũi tẹt trông
rất Nhật, được gọi là mặt nước tương, syoyu-gao, (syoyu:
lọai nuớc chấm được chế biến kỳ công, có hàng trăm lọai
khác nhau, được dùng phổ biến ở Nhật) thì được các bà mẹ
Nhật khen ngợi hơn anh có khuôn mặt sausu-gao, lọai nước
sốt dùng cho tây – nghĩa là người có mắt sâu, mũi cao như
tây.
Một biệt tài của người Nhật theo tui là biến những cái hầu
như không có thành có thể và còn hơn có thể, trở thành
biểu tượng.
Đó là những ấn tượng chính của tui về Nhật Bản.
Xin hẹn sẽ trao đổi thêm vào lần sau.
------------------------------------------------------------------------
----------------
Nguyen Nam Di
Xin trao đổi thêm với chị Kyu Roan, Kobe. Ðồng ý là ở
đâu, nước nào cũng có các vụ án mạng xảy ra, và Nhật là
một trong những nước có cách đưa tin vừa nhanh vừa chi
tiết, cặn kẽ. Tuy nhiên điều làm tui băn khoăn là mức độ
nhẫn tâm trong các vụ án ở Nhật. Chúng tui thường nói vui
với nhau rằng: ở VN cũng có cướp bóc, giết người, cướp
của nhưng thường có lý do có thể giải thích được: chẳng
hạn cần tiền, chẳng hạn như thất tình, v.v… Còn phần lớn
các vụ án mạng ở Nhật đều xuất phát từ vấn đề tâm lý cá
nhân.
tui được một người bạn Nhật cho biết đôi khi người ta
muốn giết một ai đó chỉ để giải tỏa sự căng thẳng trong tinh
thần mà thôi. Cá nhân tui cũng là người rất khâm phục
nước Nhật, và đặc biệt là bị tính cách Nhật thu hút. tui
hòan tòan không có ý chê bai mà chỉ muốn tìm hiểu xem tại
sao lại có những hiện tượng như vậy xảy ra ở một đất nước
mà trình độ dân trí phát triển rất cao. Một cô bạn người Ðài
Loan cũng đã từng sống ở Nhật cho rằng đó là kết quả của
việc bị thống trị từ trên xu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status