Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa đến năm 2020 - pdf 20

link tải miễn phí luận văn
Long An là một trong những tỉnh đi tiên phong trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Huyện Mộc Hóa là huyện sát biên giới Campuchia, rất có tiềm năng về phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương giữa hai nước Việt Nam – Campuchia nói chung và tỉnh Long An - Campuchia nói riêng. Trước đây, Mộc Hóa từng là một huyện nghèo, đặc biệt thường xuyên hứng chịu lũ lụt đã gây ra những khó khăn không ít cho sự phát triển của huyện, tuy nhiên những năm gần đây huyện đã được công nhận đô thị loại IV cho thấy tốc độ phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, hệ thống đê điều được củng cố. Bên cạnh sự phát triển đó là kèm theo những ảnh hưởng về mặt môi trường, các tác động từ quá trình phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, canh tác nông nghiệp… đã làm ô nhiễm môi trường. Nếu với tốc độ phát triển đó mà không có một kế hoạch hay một chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể thì trong tương lai không xa những hậu quả từ lũ lụt, ô nhiễm môi trường sẽ không còn đất canh tác, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên…là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần có quy hoạch môi trường và định hướng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Hóa.

I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN
Huyện Mộc Hóa thuộc tỉnh Long An, là huyện có đường biên giới giáp với Campuchia (dài 38,797 km), thông qua cửa khẩu Bình Hiệp. Chính vì vậy, đã tạo ra những thuận lợi nhất định trong việc giao thương buôn bán giữa Campuchia và Việt Nam, thu hút sự tập trung nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Trong thời gian qua, với chiến dịch “Tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” được UBND tỉnh đề ra, Mộc Hóa cũng đang tự làm mới mình bằng việc tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trước sự phát triển kinh tế xã hội và sức hút đầu tư đó, cùng với những ưu thế sẵn có, Mộc Hóa hiện đang được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An tập trung đầu tư để phát triển thành đô thị loại IV, hiện đại và văn minh.
Thế nhưng, khi chuyển mình từ một huyện nông nghiệp sang đô thị (mở rộng các điểm dân cư và phổ cập lối sống thành thị trên lãnh thổ), nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề về môi trường. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhưng huyện hiện nay lại chưa có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được môi trường.
Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng khu vực, đồng thời điều chỉnh các hoạt động phát triển và quản lí chất thải và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để pđạt mục tiêu phát triển bền vững thì việc “Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa đến năm 2020” là điều cần thiết và cấp bách nhất hiện nay.

I.2. CƠ SỞ PHÁP LÍ THỰC HIỆN
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 về việc chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 01 năm 1998 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay tới năm 2010.
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 256/2003/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02 tháng 12 năm 2003 về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp Quốc gia về bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh.
- Chỉ thị 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Chỉ thị 36/CT.TW của Bộ Chính trị.
- Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Huyện Mộc Hóa đến năm 2010 của UBND Huyện Mộc Hóa.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Mộc Hóa đến năm 2020 của UBND Huyện Mộc Hóa.
- Một số văn bản của UBND huyện Mộc Hóa và tỉnh Long An trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

I.3. MỤC TIÊU DỰ ÁN
Mục tiêu của dự án này là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm:
- Đánh giá tổng thể hiện trạng tài nguyên, môi trường Huyện Mộc Hóa.
- Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, đầu tư và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động chuyển đổi cơ cấu nông lâm ngư nghiệp nhằm phòng ngừa ô nhiễm.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững KTXH Huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV theo hướng quy hoạch đã được xét duyệt.
- Quy hoạch môi trường chi tiết các vùng kinh tế trọng điểm Huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
- Tạo cơ sở cho việc phối hợp quản lý và giải quyết đồng bộ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
I.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án quốc tế có liên quan tại Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
- Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội.
- Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide Environmental Quality Management).
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường.
- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí.

I.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường do sự tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Hóa.
- Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên môi trường Huyện Mộc Hóa dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các vùng phụ cận.
- Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách của huyện Mộc Hóa từ nay đến năm 2020.
- Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên tại huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
- Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa đến năm 2020.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường tại các vùng trọng điểm kinh tế Huyện Mộc Hóa đến năm 2020.


H82M1f03uINSUE3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status