Sâu bệnh cây rừng đô thị phần bệnh cây - pdf 20

Download miễn phí Sâu bệnh cây rừng đô thị phần bệnh cây



Sự ức chế và khả năng kéo dài sự hoạt đông vật gây bệnh của cây chủ gọi là tính kháng bệnh, khả năng đó do đặc tính di truyền của cây quyết định, khác với khả năng kháng bệnh biểu hiện ở mức độ khác nhau đối với vật gây bệnh của các loài cây khác nhau. Dựa vào mức độ kháng bệnh người ta chia ra mấy loại: miễn dịch, kháng bệnh, chống chịu bệnh, cảm bệnh, tránh bệnh.
(1) Miễn dịch ( immune) phản ứng của cây bệnh đối với sự xâm nhiễm của vật gây bệnh làm cho cây chủ hoàn toàn không bị bệnh, hay quan sát không thể hiện triệu chứng và đặc trưng bệnh.
(2) Sự kháng bệnh ( resistant) phản ứng của cây chủ đối với sự xâm nhiễm của vật gây bệnh biểu hiện các mức độ bị bệnh khác nhau.Những loài cây bị bệnh nhẹ gọi là cây kháng bệnh.
(3) Sự chịu đựng ( tolerant) Phản ứng của cây chủ đối với vật gây bệnh biểu hiện bệnh khá nặng, nhưng tổn thất lại rất nhỏ, bề ngoài thấy cây bị bệnh, nhưng tính chịu đựng của cây khá cao, có người gọi là tính chống tổn hại hay chống chịu tổn thất.
(4) Cảm bệnh ( susceptible) Phản ứng của cây chủ đối với vật gây bệnh biểu hiện sự phát bệnh rất nặng, tổn thất lớn.
(5) Tránh bệnh ( escape) Cây chủ trong một số điều kiện nào đó tránh được sự phát bệnh hay tránh được dịch bệnh, bản thân cây chủ là cảm bệnh. Ví dụ trong thời kỳ cảm bệnh cây chủ và vật gây bệnh không cùng một thời kỳ mà tránh được dịch bệnh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a RdRp lấy ARN chuỗi dương làm mẫu tái tạo ra ARN chuỗi âm ( bước 4) ; rồi từ mẫu ARN chuỗi âm lại tái tạo ra ARN tổ gen ( bước 5) đồng thời tái tạo ra hàng loạt ARN chuỗi dương; ARN tổ gen phiên dịch 3 loại protein vỏ áo ( bước 6) ARN chuỗi dương mới cùng với vỏ áo lắp vào nhau hình thành thể hạt virus con hoàn chỉnh ( bước 7) . Thể hạt virus con không ngừng sinh sản và chuyển sang xâm nhiễm tế bào bên cạnh.(bước 8).
3.3.4. Sự lây lan và di chuyển của virus thực vật
3.3.4.1. Đặc tính chung
Virus là một sinh vật chuyên ký sinh muốn tồn tại phát triển trong tự nhien phải có vật chủ trung gian, quá trình virus thực vật từ một cây chuyển sang hay khuếch tán ra gơi lá sự lây lan ( transmission) còn quá trình từ cục bộ một cây chuyển sang cục bộ khác trong cây gọi là sự chuyển dịch hay di chuyển ( movement). cách lây lan được chia ra 2 loại lây lan có môi giới ( vector) và lây lan không môi giới. Lây lan có môi giới là nhờ hoạt động của sinh vật khác mà lây lan xâm nhiễm. Môi giới có 2 loại động vật và thực vật.
Virus thực vật trên lá thường phân bố không đều là do sự đề kháng của cây chủ.Nói chung mô phân sinh của cây sinh trưởng tốt rất ít có virus, như đầu thân , đầu rễ cũng qua mô phân sinh nuôi dưỡng mà không có virus. Hầu hết virus thực vật di chuyển rất xa thông qua tầng bần (phloem). Sau khi virus vào trong phloem di chuyển rất nhanh. Sự di chuyển đó không phải hoàn toàn bị động, nếu không có protein phiên mã virus thì sự vận chuyển đó không thể phát sinh.
cách lây lan virus thực vật thường có:
Thông qua hạt giống và vật sinh trưởng dinh dưỡng. Thực ra không phải tất cả hạt giống đều có thể lây lan. Một số loài thuộc họ đậu, họ cúc có thể lây lan qua hạt.
Thực tế là do cây bị hại hay hạt mang virus.
Một số vật liệu sinh sản dinh dưỡng ( như củ, cành ghép, cành giâm) từ cây bị bệnh luôn luôn là nguồn xâm nhiễm của virus.
Lây lan qua tiếp ghép. Khi tiếp ghép cây mang bệnh thường là nguồn lây lan bệnh. Cho nên chọn cây không bị bệnh để tiếp ghép là biện pháp đề phòng bệnh virus.
Dây tơ hồng thường làm cầu nối cho bệnh virus lây lan.
Lây lan cơ giới( nhựa cây) Thông qua các vết thương nhỏ khi vận chuyển cây con, tỉa cành, cắt cây...đều có thể làm lây lan bệnh virus.
Lây lan qua đất. Một số loài virus lây qua đất như TMV, do tính ổn định mạnh có thể sống trong đất lâu, nên có thể lây lan.
Lây lan qua côn trùng. Hầu hết các loài côn trùng miệng chích hút như rệp, ve lá, rận phấn, bọ trĩ làm môi giới lây lan
Tính chuyên hoá côn trùng lây lan: một số loài côn trùng như rệp ve lá có tính chuyên hoá mạnh. Một số loài như rệp lại có tính chuyên hoá yếu. Ve lá thường chỉ làm lây lan một loại bệnh, nhưng rệp lại có thể lầm lây lan trên 100 loại bệnh virus.
Tính thời gian của virus trong côn trùng: sau khi côn trùng hút chất độc virus có thể giữ tính độc lâu hay mau quyết định bởi tính chất virus và môi giới côn trùng. Người ta chia ra 3 loại: Không lâu ( lập tức lây lan rồi mất khả năng truyền độc) , nửa lâu ( mấy ngày đến mười mấy ngày mới mất tính độc, virus không sinh sản trong côn trùng) và lâu (mấy tháng, virus sinh sản trong cơ thể côn trùng thậm chsi đến lứa sau vẫn có thể lây lan truyền chất độc).
Thí nghiệm sự lây lan là một biện pháp tất yếu của việc giám định virus, bởi vì ta phải chứng minh sự tốn tại của virus gây bệnh phải cấy lên cây khoẻ. Đồng thời quy luật lây lan cũng là một cơ sở để tiến hành phòng trừ.Và virus được bảo tồn thế nào chúng liên quan trực tiếp với cách khuếch tán và lây lan. Cho nên muốn xác định một phương pháp phòng trừ nhất thiết phải tìm hiểu đặc điểm lây lan. Ngoài ra, trong môi giới lây lan mối quan hệ phức tạp giữa virus-môi giới-cây chủ có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu sinh vật học.
3.3.5. Phân loại virus thực vật
3.3.5.1. Những căn cứ để phân loại
Căn cứ phân loại là tính chất cơ bản nhất, quan trọng nhất của virus. Người ta căn cứ vào: (1) loại acid nucleic ( ADN hay ARN); (2) acid nucleic chuỗi đơn hay chuỗi đôi (3) Thể hạt virus có tồn tại trong màng bao proteidlipoid hay không (4) Hình thái virus (5) Tình hình chia đoạn acid nucleic tổ gen ( hiện tượng nhiều phần )
Căn cứ vào những đặc tính trên, trong báo cáo phân loại năm 2000 của uỷ ban phân loại virus quốc tế (ICTV) đã chia virus thực vật ra 15 họ, 49 chi và 24 chi chưa xác định, 900 loài. Trong đó có 4 họ thuộc virus ADN, 13 chi; 11 họ thuộc virus ARN, 60 chi. Căn cứ vào số chuỗi có: chuỗi đôi ADN, chuỗi đơn ADN, chuỗi đôi ARN, chuỗi đơn âm ARN và chuỗi đơn dương ARN.
3.3.5.2. cách phân loại
Trước đây trong hệ thống phân loại virus thực vật khái niệm về loài vẫn chưa hoàn thiện, áp dụng phương án phân loại ngành, lớp, bộ, họ, chi loài không được thành thục. Cho nên đơn vị cơ bản phân loại virus thực vật không gọi loài mà gọi thành viên (member), gần với chi gọi là nhóm (group). Năm 1995 báo cáo ICTV lần thứ 6 chia chúng ra làm 729 loài, 47 chi, 9 họ. Dưới chi ( genus) là loài ( species), bao gồm loài điển hình ( Type species) loài xác định ( Definitive species) và loài tạm định ( Tentative species).
Do tiến triển khoa học sự phát hiện các virus mới càng nhiều, tình cùng nguồn thứ tự acid nucleic phân tử, đặc tính sinh vật học của virus càng bị phát hiện dần, hệ thống phân loại càng được chú ý hơn. Ví dụ các thành viên tổ virus Y khoai tây rất nhiều ( đến khoảng 100) chỉ khác nhau về kết cấu và cách lây lan, nên tổ virus Y khoai tây nâng lên thành họ (Potyviridae). Trong họ này có 6 chi phân theo kết cấu tổ gen và môi giới lây lan.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu virus người ta còn phát hiện một số điểm tương tự, nhất là những virus có cá thể nhỏ. Cho nên cần dựa vào sự tái tạo virus nhỏ hay acid nucleic. Người ta gọi là vệ tinh virus ( satellite), những virus dựa vào đó gọi là virus bổ trợ ( helper virus). Chúng có rất ít tính cùng nguồn và ảnh hưởng đến sự sinh sản của virus; trong đó protein vỏ áo tự phiên mã gọi là virus vệ tinh, không tự phiên mã gọi là acid nucleic vệ tinh. Tuyệt đại đa số acid nucleic vệ tinh của virus thựuc vật là ARN, nên gọi là ARN vệ tinh. Một số tổ gen của ARN vệ tinh có 2 loại dạng vòng chuỗi đơn và dạng sợi chuỗi đơn, độ dài khoảng 350 nucleotid ( trước đây gọi là tựa virus ,virusoid), có hoạt tinh enzym nucleaza. Gần đây người ta phát hiện một loại acid nucleic vệ tinh là phân tử ADN dạng vòng chuỗi đơn. Còn có một số tổ gen là ARN dạng vòng chuỗi đơn, trong phân tử đó xếp đôi nhau tạo thành kết cấu chuối đôi, không có vỏ áo mà dựa vào enzym tổ hợp ARN của cây chủ để tự tái tạo một loại virus gây bệnh thực vật, người ta gọi loại này là loại giốngvirus (viroid). Trong động vật có một loại protein xâm nhiễm gọi là prion.Để tiện cho việc phan loại tất cả chúng được xếp vào virus phụ (subvirus) và những loại có kết cấu nucleprotein có thể tái tạo độc lập thành virus được gọi là virus thật ( euvirus).
Hiện nay có một đơn vị phân loại dưới loài gọi là strain, trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng là chúng có thể phân lập được, nhưng chưa rõ các đặc trưng của chúng, không thể xác đị...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status